Con giấm là gì? Công dụng và cách nuôi giấm táo, chuối, gạo

Giấm có công thức hóa học là CH3COOH. Các loại giấm như giấm táo, giấm chuối, giấm gạo. Cách làm giấm, cách nuôi giấm khi đã có con giấm.

giam-la-gi

Giấm là gì?

Giấm là từ ngữ quen thuộc thường được nhắc đến trong các cách chế biến nhiều món ăn ngon, với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp,… Giấm thường có màu trắng đục, vị thơm dịu, không chua gắt cũng không quá nồng. 

Trước đây giấm hoàn toàn được làm thủ công và được xem như là một loại gia vị dân giã truyền thống, ngày nay người ta dần dần chuyển qua sử dụng giấm công nghiệp. Vậy giấm là gì? Rất nhiều người vẫn không thể biết giấm nuôi là gì hay cách làm giấm nuôi như thế nào. Thực ra, bạn vẫn có thể tự nuôi con giấm để sử dụng dần dần mà không cần phải ra tiệm mua. Bài viết này ẩm thực vùng miền sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con giấm và cách làm giấm đơn giản ai cũng làm được!

Con giấm là gì?

Con giấm chính là những con lợi khuẩn axetic tạo thành một bề dày có màu trắng đục nổi trên mặt giấm đã lên men. Công thức hóa học của giấm bao gồm 4 – 7% là axit axetic (CH3COOH) và 93 – 96% là nước. Cùng là giấm nhưng có thể có những tên gọi khác nhau tùy vào từng nguyên liệu làm giấm với mỗi hương vị khác nhau như giấm gạo, giấm táo, giấm chuối, giấm dừa,….

Bạn có thể nuôi giấm, cho nó sinh sản và phát triển. Việc nuôi giấm thực ra cũng rất đơn giản, chúng ta có thể yên tâm về chất lượng giấm do mình tự làm ra thay vì phải đi mua.

con-giam-la-gi

Giấm là những con lợi khuẩn ở dạng lỏng

Xem thêm: 

Giấm có tác dụng gì? 

Dưới đây là một số công dụng của giấm đối với sức khỏe, sắc đẹp của người dùng:

Giấm giúp khắc phục bong gân, máu bầm

Giấm được xem như là một dược phẩm giúp khắc phục tình trạng bong gân, tụ máu bầm hiệu quả tại nhà. Nếu không may bị chấn thương gây bong gân hay tụ máu bầm bạn có thể sử dụng giấm bằng cách sau:

  • 3 ngày đầu, bạn hãy pha giấm với đá và dùng miếng gạc hoặc khăn mềm đắp hay quấn lên vị trí bị tổn thương.

  • Những ngày sau đó, có thể đun nóng giấm với nước, rồi để nguội bớt và dùng khăn hoặc miếng gạc đắp/quấn lên chỗ bầm, chỗ đau để vết thương tan máu.

Giấm kiểm soát lượng đường máu

Một số nghiên cứu cho thấy ăn giấm có thể làm giảm lượng đường máu và insulin sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó việc tiêu thụ giấm cũng có khả năng kéo dài cảm giác no, từ đó làm làm nhu cầu và lượng calo tiêu thụ, giúp hỗ trợ giảm cân.

Hỗ trợ việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác

Giấm có vai trò giúp cơ thể hấp thu canxi, vitamin C,… có trong nhiều món ăn khác như nộm, nước chấm,… Ngoài ra giấm còn có khả năng ức chế, ngăn cản sự hình thành chất nitrosamine, đây là một chất thường gây ra các bệnh ung thư. Vì vậy việc bổ sung giấm trong các món ăn hàng ngày sẽ giúp người dùng có khả năng bảo vệ tốt cho sức khỏe.

Giấm giúp bạn ngủ ngon hơn

Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn ngâm chân vào một chậu nước có pha giấm sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn hẳn.

Giấm có thể chống lão hóa da

Giấm là một thực phẩm được chị em lựa chọn để chống lão hóa da, giúp da căng sáng, mịn màng, khi được uống kết hợp với mật ong theo công thức như sau: 1 muỗng cà phê giấm + 250ml nước + 2 muỗng mật ong. Hỗn hợp nước này đồng thời sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, giải bỏ độc tố hiệu quả.

giam-co-tac-dung-gi

Giấm được sử dụng phổ biến trong đời sống

Giấm giúp giảm nám

Giấm đặc biệt có tác dụng cân bằng độ pH da giúp mờ nám sau nhiều lần áp dụng theo công thức sau: pha 1 muỗng cà phê giấm với một lượng nước vừa đủ, rồi dùng khăn mềm thấm nước và đắp lên mặt, lâu ngày các vết nám sẽ mờ dần đi.

Lưu giữ mùi vị và màu sắc cho món ăn

Giấm thường được các đầu bếp sử dụng vào các món ăn với mục đích giữ màu sắc và giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm khi chúng được nấu ở nhiệt độ cao.

Giấm có thể kháng khuẩn

Với thành phần chính là axit có đặc tính kháng khuẩn, giấm được ứng dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm da, nấm móng tay, nhiễm trùng tai,…

Giấm giúp giảm cân hiệu quả

Với thành phần là axit, axit amin, giấm có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy năng lượng từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

Giúp khử mùi hiệu quả

Giấm được dùng để khử mùi rất hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp khử khuẩn, vệ sinh các đồ vật trong nhà bị dính bẩn

Cách làm giấm tại nhà

Với những công dụng tuyệt vời của giấm vừa nêu ở trên, mỗi gia đình nên có nên có một hũ giấm nuôi trong nhà hay không. Hãy bỏ túi ngay 1 trong những cách nuôi giấm ngay sau đây

Cách làm giấm táo

Làm giấm táo thường được nhiều người quan tâm, bởi loại giấm không chỉ góp phần làm nguyên liệu trong chế biến thức ăn rất tốt cho sức khỏe như hệ tiêu hóa, tim mạch, đặc biệt nó còn có tác dụng trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Dưới đây là chia sẻ về cách nuôi con giấm táo đơn giản tại nhà bạn có thể tham khảo

Nguyên liệu làm giấm táo

  • Táo đỏ hoặc táo xanh: 1kg

  • Nước đun sôi để nguội: Khoảng 2,5 – 3 lít

  • Đường phèn: 1 chén

  • Hũ thủy tinh hoặc bình nhựa: 1 bình

Các bước làm giấm táo

Bước 1: Để có hũ giấm táo đậm vị, thơm ngon, chất lượng bạn cần chọn những quả táo còn tươi mới, có độ giòn, ngọt. Sau khi đã chọn được táo, hãy đem táo đi rửa sạch, rồi để ráo nước. Bạn có thể rửa táo với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch, làm như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh.

Tiếp đến, dùng dao cắt táo ra loại bỏ phần hạt, rồi thái táo thành từng miếng nhỏ.

Rửa sạch hũ thủy tinh hoặc có thể dùng hũ nhựa, rồi lau khô.

Bước 2: Bạn xếp táo đã thái nhỏ vào hũ, cứ xen kẽ 1 lớp đường rồi 1 lớp táo cho đến khi đầy hũ, bạn hãy ghi nhớ rằng lớp trên cùng phải là lớp đường nhé. Cũng không nên xếp quá đầy hũ.

Bước 3: Dùng giấm gạo đỗ ngập mặt táo xếp trong hũ là được, không cần phải đổ đầy quá. Đậy nắp hũ thật kín và cất ở một nơi ít bị ánh sáng chiếu vào, nuôi giấm táo trong khoảng 2 tháng.

Bước 4: Thỉnh thoảng bạn hãy kiểm tra hũ giấm xem có bọt bong bóng xuất hiện hay không, đó là biểu hiện của việc lên men.

cach-lam-giam-chuoi

Giấm táo với hương vị đặc trưng được nhiều người ưa chuộng

Bước 5: Sau 2 tháng ngâm giấm, nếu nhìn thấy táo đã nổi hết lên mặt nước và không còn màu tươi của táo như lúc đầu nữa thì hãy lọc lấy phần nước qua 1 cái hũ khác, bỏ đi phần táo. Sau đó, bạn cho hũ giấm táo này đặt vào góc thoáng mát để thêm 6 tuần nữa là có thể đem ra sử dụng.

Cách làm giấm chuối

Nguyên liệu làm giấm chuối

  • Chuối sứ hoặc chuối xiêm chín: 5 – 6 trái

  • Nước dừa: 1 lít

  • Nước sôi để nguội

  • Rượu trắng: 100ml

  • Hũ đựng có thể tích khoảng 10 lít: 1 hũ

Cách nuôi giấm bằng chuối

Bước 1: Trong cách làm giấm bằng chuối này chúng ta sẽ giữ nguyên quả chuối. Chuối sau khi đã lột vỏ, bạn cho vào lọ đựng cùng với nước dừa. Tiếp đến cho nước lọc vào khoảng 4/5 hũ, rồi đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát trong khoảng 2 tháng. Trong thời gian ủ bạn có thể thỉnh thoảng kiểm tra xem con giấm có đủ độ dày hay chưa, thử độ chua xem đạt chưa.

Bước 3: Sau 2 tháng giấm đã đạt độ chua như ý, bạn chắt phần nước qua hũ thủy tinh khác để sử dụng và có thể tiếp tục ủ giấm trong hũ có chứa con giấm và xác chuối. Tiếp tục cách nuôi giấm khi đã có con giấm bằng cách cho nước đường vào hũ với mức độ nước như cũ, theo tỉ lệ nước và đường là 6:1. Với các lần ủ tiếp theo, thời gian ủ sẽ rút ngắn lại, vì thế nên hãy lưu ý kiểm tra giấm đủ độ chua để chiết ra nhé.

cach-lam-giam-chuoi

Giấm chuối nguyên quả đã lên men

Cách làm giấm gạo

Nguyên liệu làm giấm gạo

  • Gạo: 1kg

  • Men  bia: 500gr

  • Đường trắng: 400gr

  • Trứng gà: 2 quả

  • Vải mỏng: 1 tấm

  • Hũ nhựa hoặc thủy tinh: 1 hũ

Cách nuôi giấm gạo

Bước 1: Rửa sạch và lau khô hũ thủy tinh hay hũ nhựa. Vo gạo và nấu cơm như bình thường, khi cơm chín lấy ra để nguội cơm, rồi cho nước sôi nguội vào ủ trong khoảng 4 giờ. Hoặc có thể ngâm cơm trong tủ lạnh qua 1 đêm là tốt nhất. Đập trứng gà tách lấy 2 lòng trắng.

Bước 2: Sau khi đã ngâm cơm đủ thời gian, bạn cho cơm vào lớp vải mỏng vắt lấy phần nước cơm. Sau đó cho đường vào phần nước cơm theo tỉ lệ 4 nước cơm và 2,5 đường, rồi khuấy đều để đường tan.

Bước 3: Nấu qua hỗn hợp nước cơm và đường trong khoảng 20’ rồi để nguội. Tiếp đến, cho cho men bia vào theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp. Sau đó cho đặt hũ thủy tinh ở vị trí thoáng mát và ủ trong khoảng 1 tuần thì sẽ lên men giấm.

cach-lam-giam-gao

Giấm gạo là loại giấm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt

Bước 5: Sau khi đã lên men giấm, bạn lấy phần nước ra và cho lòng trắng trứng vào nấu sôi lên theo tỉ lệ 40 ly giấm:2 lòng trắng trứng. Sau đó cho vào cái lọ để sử dụng dần dần.

Cách làm giấm gạo từ rượu

Nguyên liệu làm giấm ăn từ rượu

  • Rượu vang đỏ hoặc rượu vang nho: 1 lít

  • Giấm nuôi: 1 ly

  • Hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa: 1 hũ

Cách làm giấm bằng rượu

Bước 1: Rửa sạch và lau khô hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa để đựng. Trộn đều hỗn hợp giấm nuôi với rượu vào hũ, rồi đậy nắp. Tránh đổ đầy hũ, chỉ đổ khoảng 3/4 hũ là được. Đặt hũ giấm nơi thoáng mát trong thời gian 1 tháng. Nếu bạn áp dụng cách nuôi giấm bằng rượu trắng thf thời gian ủ sẽ phải khoảng 4 – 6 tháng.

Bước 2: Sau 1 tháng bạn hãy cho giấm ra một cái hũ khác để sử dụng. Để làm tiếp mẻ giấm tiếp theo bạn chỉ việc cho thêm rượu vào con giấm có trong hũ, đây là cách nuôi con giấm đơn giản nhất để bạn có thêm một nguyên liệu góp phần trong việc chế biến các món ăn ngon với hương vị thơm ngon đặc trưng từ giấm rượu vang.

cach-lam-giam-gao-tu-ruou

Giấm rượu vang một loại giấm quý

Kết bài

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về con giấm là gì, và nuôi giấm táo, chuối, gạo. Ẩm thực vùng miền rất vui khi được chia sẻ với bạn đọc về quy trình làm giấm tại nhà!

Rate this post

Viết một bình luận