Đương quy có tác dụng gì? Công dụng, cách ngâm rượu, giá bán đương quy

Đương quy là một vị thuốc thường góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông Y. Vậy bạn đã biết hết công dụng của nó chưa? Nếu chưa, hoặc bạn biết nhưng không biết cách dùng thì hãy đọc ngay bài viết này. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số bài thuốc phổ biến của đương quy đã được các nhà khoa học công nhận.

duong quyĐương quy

Đương quy là gì?

Đương quy là một vị thuốc quý, có tên khoa học là Angelica sinensis, hay còn được gọi với cái tên xuyên quy, vân quy và tần quy, thuộc họ nhà hoa tán.

Chúng thường được thấy trong nhiều bài thuốc Đông Y cùng với đỗ trọng, thục địa, xuyên khung, đại táo, kỷ tử,… Đây là vị thuốc có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, tốt cho người thiếu máu, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh,…

Mô tả đương quy

Cây thường mọc và phát triển ở những nơi có độ cao từ 2000m đến 3000m, khí hậu ẩm mát.

Lá đương quy dài như một cái mác, không có cuống và có nhiều răng cưa, hoa của cây có màu trắng lục và nhỏ, mọc theo tán kép gồm từ 10 đến 30 hoa. Quả của cây có mầu tím nhạt.

sam duong quySâm đương quy

Kỹ thuật trồng cây đương quy

Hiện nay, đa phần cây đương quy tại thị trường thuốc được nhập từ Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra cây đã được trồng ở một số tỉnh ở nước ta như: Sapa và Lào Cai nhưng chưa phổ biến.

Tại đất nước tỉ dân, cây được trồng nhiều ở các tỉnh như: Tứ xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây. Người ta thường gieo trồng cây vào mùa thu đến mùa đông thì người trồng bảo vệ cây bằng cách chôn cây dưới đất và sang xuân thì trồng lại. Vào mùa thu năm thứ 3 của cây thì có thể thu hoạch.

Thành phần hóa học của đương quy

Củ đương quy thường có chứa một lượng nhỏ tinh dầu, trong lượng tinh dầu ấy chứa 40% là các acid từ do như: n-butyliden phthalide, n-dodecanol, n-valerophenon-o- carboxylic acid và Ligustilide.

Ngoài ra, rễ đương quy còn chứa các hoạt chất sau: Vitamin B, Vitamin A, Vitamin B12, acid ferrulic, acid palmitic, acidfolinic và một số nhóm chất Furanocoumarin, phytosterol.

Đương quy có tác dụng gì?

Sâm đương quy thường được dùng làm chất tạo mùi nhưng ít ai biết về tác dụng của nó trong y học. Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã chỉ ra cây đương quy có thể chữa một số bệnh như:

Đương quy có tác dụng giúp trị đau bụng kinh

Cuộc nghiên cứu của hai nhà khoa học Trần Khắc Khôi và Y Bác An vào năm 1924 đã chỉ ra rằng cây có thể ức chế các cơ ở tử cung, giảm căng cơ giúp hành kinh không đau và giúp khí huyết lưu thông gián tiếp loại bỏ chứng thống kinh. Ngoài ra cây còn kích thích ruột trơn giảm thiểu sự hình thành táo bón.

Đương quy có tác dụng giúp bổ sung vitamin E

Vào năm 1941 tại trung Quốc, các nhà khoa học đã làm cuộc thí nghiệm lên những con chuột bị các chứng bệnh ở tinh hoàn do thiếu hụt vitamin E. Sau 2 tháng, cho các con chuột ăn thức ăn trộn từ 4% đến 5% đương quy thì 65% đối tượng đã bình phục.

cay duong quyCủ đương quy

Tác dụng của sâm đương quy giúp ổn định huyết áp

Một nhà nghiên cứu người Nhật đã chỉ ra tinh dầu của cây có tác dụng gây hưng phấn cho trung khu tủy sống, sau hạ huyết áp và giảm nhiệt độ cơ thể, gây tê liệt và xuất hiện co quắp, mạch đập chậm lại.

Theo Trung Hoa tạp chí các nhà khoa học đã thực hiên cuộc thí nghiệm khi tiêm tinh dầu đương quy vào mạch máu của chó, mèo và thỏ với liều lượng khác nhau dẫn đến:

Đối với liều lượng nhỏ thì huyết áp bắt đầu hạ và hô hấp bị ảnh hưởng thấp.

Đối với liều lượng trung bình hô hấp ảnh hưởng cao và huyết áp hạ xuống mức nguy hiểm.

Đối với liều lớn các nhà khoa học thấy hô hấp ảnh hưởng rõ rệt và huyết áp hạ rất nhanh.

Do đó, đây là loại sâm tốt cho người cao huyết áp nếu sử dụng với liều lượng khoa học, vừa phải.

Tác dụng của đương quy làm đẹp da

Ngoài tác dụng bổ huyết, đương quy còn có công dụng hoạt huyết rất tốt do chứa rất nhiều vitamin, nhất là vitamin B12 và vitamin E. 

Chiết xuất từ đương quy giúp nuôi dưỡng làn da sạch sâu, trắng sáng, loại bỏ vết thâm, nám, tàn nhang trên da, giúp da bạn luôn khỏe khoắn, rạng rỡ không tì vết.

Đây chính là bí quyết làm đẹp tuyệt vời đối với chị em, bạn chỉ cần làm theo cách sau:

Đương quy, bạch cập, bạch chỉ, hoài sơn, hạnh nhân tán bột mịn. Sau đó pha thêm một vài giọt tinh dầu hoa hồng. Dùng hỗn hợp đắp mặt sẽ thấy da tươi trẻ, hồng hào như da em bé.

Bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Theo Đông Y, đương quy có vị ngọt và cay, tính ôn hòa, gồm 3 kinh là tâm, tỳ và can. Thích hợp cho các bài thuốc sau đây:

Bài thuốc từ đương quy chữa rối loạn kinh nguyệt

Bài thuốc tứ vật thang:

Dùng thục địa 15g, đương quy 15g, xuyên khung 10g và cuối cùng là 7g bạch thược. Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc với 600ml nước, khi cạn còn 1/3 thì dừng.

Ngày uống 3 lần, trị thiếu máu, cơ thể suy nhược. Người phụ nữ sinh xong mắc nhiều bệnh nên sử dụng chung với đậu đen, ích mẫu và bồ hoàng.

Bài thuốc từ đương quy chữa thiếu máu sau sinh

Để làm bài thuốc chữa thiết máu và bổ huyết sau khi sinh ta cần 6g đương quy, sinh khương và đại táo mỗi vị 5g, 45g đường phèn và 9g thược dược mang tất cả các vị trên sắc với 600ml nước, khi cạn còn 200ml thì dừng. Ngày dùng 3 lần.

Bài thuốc từ đương quy chữa mất ngủ, đau đầu

Để làm bài thuốc này ta cần: 99g đương quy, 59g ngũ vị, viễn chí, dởm tinh, long cốt, thiên trúc hoàng, hổ phách, chu sa mỗi vị 39g, ngũ vị, táo nhân, ích trí nhân và bá tử nhân 59g, khởi tử, nhục thung dung và hồ đào nhục 79g.

Mang tất cả vị thuốc tán bột sau đó trộn với mật ong và làm thành viên hoàn, mỗi viên 4g. Ngày dùng 2 lần mỗi lần 1 viên. Bài thuốc này được sử dụng ở bệnh viện Bạch Mai và cho kết quả rất tốt.

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể từ đương quy

Dùng 30g hoàng kỳ và 15g đương quy, sắc với nước uống hằng ngày. Hoặc có thể dùng bạch linh, nhân sâm, bạch thược, bạch truật, thục địa và đương quy mỗi vị 10g, xuyên khung 7g và cam thảo 6g. Tán thành bột và trộn với mật ong vò thành viên để uống.

Bài thuốc an thai cho mẹ bầu từ đương quy

Dùng đương quy và xuyên khung mỗi vị 10g, 20g trạch tả, 150 phục linh và 50g thược dược và 15g bạch truật. Tán thành bột mịn và cho vào lọ bảo quản. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần lấy 1 thìa cà phê với rượu.

Cách dùng đương quy

Có rất nhiều cách dùng đương quy khác nhau như ngâm rượu, ngâm mật ong, nấu nước, pha trà,… Dù sử dụng dưới hình thức nào cũng đều đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

Cách dùng đương quy nấu nước uống

Chuẩn bị:

Đương quy khô 100g.

Nước lọc.

Cách nấu:

Rửa sạch củ sâm, thái thành từng lát mỏng.

Cho nước vào nồi nấu, đợi sâm ra hết chất thì chắt lấy nước cốt uống. Có thể cho thêm đường để dễ uống hơn.

Cách pha trà đương quy cũng tương tự, thái lát mỏng, hãm trong nước sôi, chờ 15-20 phút là có thể uống. Có thể cho thêm đường, mật ong tùy ý.

Cách dùng đương quy ngâm mật ong

Chuẩn bị:

3 củ đương quy.

Mật ong rừng.

Cách ngâm:

Sâm rửa sạch, thái lát, để vào một cái tô, cho mật ong vào ngập, đem chưng cách thủy 15 phút.

Sau đó lấy ra, cho vào lọ thủy tinh ủ, khoảng 10-15 ngày là có thể sử dụng. Khi dùng ăn luôn cả cái.

Sâm đương quy ngâm rượu (đương quy tửu)

Đương quy ngâm rượu là bài thuốc bổ máu, trị đau xương khớp nổi tiếng được lưu truyền trong dân gian. Có thể ngâm sâm tươi hoặc sâm khô đều được. Cách ngâm như sau:

Cách ngâm rượu đương quy tươi

Chuẩn bị:

1 kg đương quy tươi.

5 lít rượu nếp.

Bình ngâm rượu.

Cách ngâm rượu:

Đương quy tươi rửa sạch, dùng bàn chải chà sạch đất cát bám trên rễ, không cắt bỏ rễ con. Phơi trong nắng nhẹ cho ráo nước.

Xếp ngay ngắn vào bình, đổ rượu vào ngâm. Đối với sâm tươi, ngâm 2 tháng là có thể uống được.

Cách ngâm rượu đương quy khô

Chuẩn bị:

1 kg đương quy khô.

7 lít rượu nếp.

Bình ngâm rượu.

Cách làm:

Đương quy khô rửa qua với nước, để ráo, cho vào bình, đổ rượu vào ngâm.

Đối với sâm khô có thể ủ lâu hơn một chút, từ 4-5 tháng có thể sử dụng được.

Mỗi ngày uống 1-2 ly nhỏ sau bữa ăn giúp bồi bổ cơ thể, bổ sung khí huyết, giảm đau nhức các khớp. Thích hợp dùng cho người thiếu máu, suy nhược cơ thể,…

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc đương quy

·       Không nên lạm dụng và sử dụng quá liều có thể gây chết người.

·       Người bị viêm đại tràng, phân lỏng không được dùng.

·       Dùng đúng liều lượng đã chỉ định.

·       Tùy cơ địa mỗi người mà thuốc phát huy tác dụng khác nhau.

duong quy tuuLưu ý khi sử dụng vị thuốc đương quy

Giá bán đương quy

Tại Thảo dược An Quốc Thái, giá bán đương quy là: 430.000đ/kg.

Đây là mức giá hợp lý và rẻ nhất thị trường (giá bán chưa bao gồm phí vận chuyển).

Nếu chưa biết đương quy mua ở đâu giá rẻ mà chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo địa chỉ uy tín như Thảo dược An Quốc Thái.

Đương quy là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng. Vì vậy nhu cầu sử dụng vị thuốc này ngày càng tăng cao. Để tránh trường hợp mua phải cây đương quy kém chất lượng, chúng tôi khuyên bạn nên mua tại nhà thuốc y học cổ truyền An Quốc Thái. Đây là địa chỉ bán vị thuốc đương quy uy tín lâu năm của cả nước.

Nếu có nhu cầu mua đương quy, vui lòng liên hệ:

Thảo dược An Quốc Thái

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.

Liên hệ: 0902743250 (Mobi) – 0961744414 (Viettel).

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết: “Đương quy có tác dụng gì? Công dụng, cách ngâm rượu, giá bán đương quy”, hy vọng nó đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về vị thuốc quý giá này.

Nếu thấy hay, hãy chia sẻ bài viết rộng rãi hơn nữa nhé!

Xem thêm: Dây thìa canh có tác dụng gì? Bán ở đâu tốt? Giá bao nhiêu 1 kg?

Rate this post

Viết một bình luận