Giải thích: Vì sao cá chép thích nhảy lên khỏi mặt nước? | Khám phá động vật

Tại sao cá chép thích nhảy lên khỏi mặt nước?

Theo quan sát và nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy cá chép nhảy lên mặt nước có các nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do sự thay đổi môi trường dưới nước gây nên. Khi cá chép vẫn thường sống dưới nước, bỗng nhiên bị kẻ thù tấn công bất ngờ, nó muốn kịp thời trốn chạy thì phải dùng cách nhảy lên mặt nước để làm mê hoặc kẻ thù.

Nguyên nhân thứ hai là trên con đường tiến lên phía trước bỗng nhiên cá chép phát hiện ra chướng ngại vật. Để nhanh chóng vượt qua vật cản, nó liền nhảy lên mặt nước để tiếp tục vượt lên phía trước?

Nguyên nhân thứ ba là sự thay đổi về mặt sinh lí. Ví dụ như một số con cá chép cái khi tới thời kì đẻ trứng, bên trong cơ thể nó có thể sinh ra những hooc môn kích thích thần kinh, làm cho cá rơi vào trạng thái hưng phấn, vậy mà nó nhảy lên khỏi mặt nước.

Nguyên nhân thứ tư là sự thay đổi về khí hậu trên mặt nước. Nguyên nhân thứ tư là sự thay đổi về khí hậu trên mặt nước, khi sắp sửa nổi gió hay sắp sửa có mưa, khí áp trên mặt nước rất thấp, trong nước có thể sinh ra hiện tượng thiếu oxy, cá chép cần phải nhảy lên khỏi mặt nước để thở oxy, vì vậy mà có hiện tượng cá chép nhảy lên khỏi mặt nước.

Tại sao Ông Táo lại cưỡi cá chép về trời?

Giải thích về lý do cũng như ý nghĩa phóng sinh cá chép, ông Nguyễn Cung Hà Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm Lý thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết: “Các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Trong tất cả các loài sống dưới nước chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hoá thành rồng được”.

“Tương truyền rằng, cá chép khi muốn trở thành con rồng phải qua 3 kỳ thi. Mỗi kỳ thi như vậy là lên gần trời hơn một chút, phải qua những ghềnh thác cao. Bài thứ nhất là phải búng đuôi qua một cái thác cao, hiểm trở. Khi cá chép búng qua được thì đuôi thay đổi, có sức mạnh hơn. Qua bài thứ 2, sóng gió mưa vần vũ dữ dội hơn nhưng cá chép vẫn vượt qua. Lúc này, một nửa mình cá chép đã hóa rồng. Sau khi búng qua được bài thi thứ 3 thì toàn thân cá chép hóa thành rồng”.

Trao đổi thêm với PV, ông Nguyễn Hào Hùng nguyên là Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á cho hay không thể thay thế cá chép bằng con vật nào khác trong ngày cúng ông Công ông Táo: “Cá chép là phương tiện đi lại duy nhất không thể thay thế để Táo quân về trời. Do đó, không thể thay cá chép bằng con vật khác. Huống hồ cá chép đã trở thành biểu tượng của văn hóa: Cá hóa long (hóa rồng), cá vượt vũ môn (tôn vinh sự học thành đạt), thể hiện sự từ bi của người Việt (phóng sinh) đẹp như thế dễ gì thay được”.

Chính vì thế, theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp lên thiên đình. Nhiều gia đình thường lựa chọn sông, suối, hồ nước gần nhà để thả cá.

Rate this post

Viết một bình luận