Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Logistics? – VILAS

Logistics là một lĩnh vực kinh doanh có đóng góp rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Với một loạt các hiệp định thương mại như TPP, FTA,.., Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Vì thế, triển vọng phát triển của ngành này là rất lớn, mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên. Vậy để hiểu đúng khái niệm và tầm quan trọng của Logistics cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành này, mời các bạn đọc qua bài viết bên dưới cùng VILAS nhé!

Logistics là gì? 

Theo định nghĩa mới nhất về Logistics của Council of Supply Chain Management Professionals (CSCMP): Logistics là một phần của Chuỗi cung ứng với nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, đồng thời nắm bắt các thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự linh hoạt của Logistics góp phần quan trọng cho việc đưa hàng hóa đi toàn cầu.

 

Logistics thực chất giữ vai trò chiến lược trong việc tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt Logistics, doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, từ đó tăng tính cạnh tranh thông qua các lợi thế giao hàng nhanh. Cũng vì lý do đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, đều đẩy mạnh đầu tư vào Chuỗi cung ứng và Logistics.

 

Logistics là gìLogistics là gì

 

Tầm quan trọng của Logistics đối với doanh nghiệp 

Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Có rất nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ vào chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại, có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics. Ví dụ như: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…

 

Xem bài viết Quản lý Chuỗi Cung ứng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của SCM

 

 

Ngoài ra, logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ vào hoạt động logistics, các doanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Đồng thời có thể chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với mức chi phí thấp nhất. 

 

 

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics là gì?

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp logistics đều có quy mô vừa và nhỏ với 89% là doanh nghiệp của Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Phần thống kê trên đã chứng minh rằng nguồn nhân lực đang khan hiếm về mặt số lượng và cả chất lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Đây chính là một cơ hội cực kỳ lớn cho các bạn trẻ có niềm đam mê với Logistics, các bạn hãy không ngừng học hỏi và phát triển bản thân thì không chỉ tìm việc mà khả năng thăng tiến phát triển trong ngành luôn luôn rộng mở.

Vậy học ngành Logistics có những cơ hội nghề nghiệp gì?

Bạn có thể lựa chọn những vị trí sau để bắt đầu sự nghiệp ngành Logistics:

  • Nhân viên kinh doanh Logistics
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên cảng
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên hiện trường logistics
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên xuất nhập khẩu

VILAS gợi ý lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:

  • Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Incoterms 2010, cập nhật điểm mới Incoterms 2020
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, D/A, D/P, L/C)
  • Kiến thức chung về vận tải biển
  • Container và các phương thức gửi hàng bằng container
  • Quy trình xử lý một lô hàng xuất đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường biển (Booking, B/L)
  • Quy trình xử lý một lô hàng nhập đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường biển (MNF, AN, DO)
  • Kiến thức chung về vận tải hàng không
  • Quy trình xử lý một lô hàng xuất đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường hàng không (Booking, AWB)
  • Quy trình xử lý một lô hàng nhập đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường hàng không (AN, DO)
  • Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Thủ tục hải quan điện tử
  • Tờ khai hải quan loại hình xuất kinh doanh, nhập kinh doanh
  • Kiến thức cơ bản về kho hàng (Warehousing)
  • Các nguyên tắc tổ chức và quản lý kho hàng
  • Các nghiệp vụ quản lý kho (xuất nhập hàng, bảo quản, kiểm kê)
  • Distribution Center và các loại kho đặc biệt khác

Logistics – Xu hướng của toàn cầu

Logistics nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung là một trong những ngành đang dần trở thành xu hướng toàn cầu. Việc nắm bắt và trau dồi các kiến thức về chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ là một chiếc vé giúp bạn vững bước trên con đường sự nghiệp của mình nhất là trong bối cảnh sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang hướng đến Việt Nam như hiện nay. Vì vậy chúng ta hãy chủ động trau dồi thêm các kiến thức và nắm bắt xu hướng Logistics & chuỗi cung ứng ngay từ hôm nay vì thành công của tương lai bắt đầu bằng sự cố gắng của hiện tại.

 

 

  • Vững kiến thức về hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới.
  • Giỏi chuyên môn: thủ tục hải quan, thuế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu,…
  • Ứng dụng ngay các nghiệp vụ Giao nhận Vận tải Quốc tế (vận tải đường biển, đường hàng không, vận tải đa phương thức)

Rate this post

Viết một bình luận