MỘC NHÂN PHÁP CHO NGƯỜI LUYỆN VÕ – Tài liệu text

MỘC NHÂN PHÁP CHO NGƯỜI LUYỆN VÕ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 55 trang )

Mộc Nhân
Bản vẽ mộc nhân
Mộc nhân của cụ Diệp Vấn là theo kiểu Hong kong chính thống, nghĩa là có ba tay, một
chân và treo trên giá đóng vào tường. Theo như các cụ Yip Chun, Yip Ching và một vài học
sinh dòng Yip Man kể lại, thì lý do là ở Hongkong chủ yếu là sống ở nhà cao tầng, hoặc
trong các khu dân cư không tiện đào nền, nên làm giá theo kiểu đó.
Mộc nhân của thầy Định (nhánh cụ Phùng) chính là mộc nhân Việt nam chính thống, ba
tay, không chân, chôn dưới đất.
Về kích thước của mộc nhân, thì theo các tiền bối Vĩnh Xuân nói lại là nên làm theo kích
thước của người tập, chia làm ba phần thượng, trung và hạ, có hai tay ở ngang vai, một
tay ở phần trung, và nếu có chân thì một chân chìa ra ở khoảng đầu gối.
II) Mục đích tập mộc nhân
1) Tập khuôn tay: Tập các thế tay đỡ, đấm, chưởng, vít, tì, đẩy, giật sao cho đúng vị trí,
tầm cao và khoảng cách.
2) Tập phát lực: Tập đánh vào mộc nhân để tăng khả năng phát lực khi dùng các thế
đánh liên hoàn và phát kình xuyên thấu, tập lực cho các thế tì, miết, kéo ,đẩy, nâng.
3) Tập tiếp cận đối phương dưới các góc độ khác nhau: Phần này, các bài tập mộc
nhân Việt nam theo tôi thấy thì ít chú ý, chủ yếu đứng đối diện với mộc nhân, hoặc xoay
tại chỗ. Dòng Vĩnh Xuân Hongkong tập mộc nhân bao gồm việc đánh đối diện, xoay tại
chỗ, đổi góc tiếp cận theo hai bên phải trái, ngay cả cùng một góc tiếp cận bên phải hoặc
bên trái cũng có đổi thế xoay chân khác nhau, ví dụ như thế đổi từ Tản Đả sang Càn Trảm
Thủ.
Trong trường hợp tập tiếp cận này, chân của mộc nhân dòng Hongkong được dùng để tập
vị trí đặt chân khi tiếp cận. Người tập phải dùng chân trước của mình để chặn chân mộc
nhân, nhằm mục đích tập chặn chân đá lên của đối phương vào hạ bộ khi tiếp cận, tập tì
gối, miết chân
Tập mộc nhân theo dòng Hongkong cũng rất chú trọng tới việc hướng tay của mộc nhân ở
vị trí nào so với cơ thể mình, tập nhận xét xem giả sử cái tay mộc nhân dài ra, thì có vượt
qua khỏi kỹ thuật chặn, đõ của mình hay không.
4) Tập đá: Mộc nhân Việt nam không có chân, nên số lượng các đòn đá có thể tập với mộc
nhân tương đối hạn chế hơn so với dòng mộc nhân Hongkong. Ngoài ra, do đặc thù tập của

dòng Vĩnh Xuân Việt nam (theo tôi biết) là không di chuyển góc mà chủ yếu là đứng, xoay
tại chỗ, tiến, lùi, nên không tập các đòn đá dập xuống theo các góc khác nhau như dòng
mộc nhân Hongkong.
5) Tập Tý Ngọ tuyến (center line): Các thế tập của Vĩnh Xuân Việt nam là từ tư thế đối
diện, xoay tại chỗ, nên đương nhiên là đánh vào Tý Ngọ tuyến. Còn trong dòng Vĩnh Xuân
Hongkong, người tập thay đổi góc tiếp cận liên tục, thì việc tập các thế tay phát lực, cản
tay của mộc nhân đều nhấn mạnh việc tập luyện phát kình về hướng Tý Ngọ tuyến, chứ
không phải vào tay mộc nhân. Ví dụ như các đòn tay trong Bàng Thủ, Quán Thủ, Càn Trảm
Thủ, Vấn Thủ khi đổi góc mặc dù là va chạm với tay mộc nhân, nhưng kình phát về
hướng Tý Ngọ tuyến, chứ không phải là gạt, chém vào tay mộc nhân.
III) Kỹ thuật tập mộc nhân:
Bài tập Vĩnh Xuân Hongkong của cụ Diệp Vấn có hai phiên bản khác nhau, một bản 108
động tác và một bản 116 động tác, nhưng các động tác của hai phiên bản này hoàn toàn
tương đồng, tám động tác thêm vào của bản 116 chỉ là biến đổi chút ít của những động tác
có sẵn trong 108.
Do mộc nhân Hongkong có chân, nên việc tập chặn chân, đá chặn, đá dập tiện hơn là mộc
nhân không có chân. Trong đó có một vài kỹ thuật áp dụng vào chiến đấu rất hay như đá
ba đòn Vô Ảnh Cước liên hoàn để đá dập đầu gối, bẻ gãy cả hai chân đối phương.
Hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Việt Nam
Hệ thống ngũ hình quyền của các dòng phái Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 6
bài:
1. Ngũ hình quyền tổng hợp: bài được chia thành 5 phần tách biệt ứng với 5 con thú
thiêng, bắt đầu từ các chiêu thức tay xà, tiến tới tay long, hổ, báo và kết thúc là tay
hạc. Các thế tấn và bộ pháp trong bài hỗ trợ cho thủ pháp. Đây là bài quyền đặc biệt
phong phú về chiêu thức, động tác. Phong thái kết hợp cả nhu nhuyễn, chậm rãi đến
tốc lực, dương cương.
2. Hổ quyền: Hổ quyền thuộc mộc, chủ can, dùng để luyện gân. Bài không có đòn
chân (cước pháp). Chủ luyện đòn đấm thẳng dẫn đạo (tay hổ), đòn đánh bằng lưng
bàn tay kết hợp với bật chỏ ngang. Các đòn thế thường đi theo đường thẳng, với tốc
độ cao và uy lực cương mãnh không thích hợp cho nữ giới.

3. Báo quyền: Báo quyền hành thổ, chủ tì, luyện lực. Bài sử dụng tấn pháp linh hoạt,
nhanh nhẹn phối hợp với những đòn tấn công chớp nhoáng bằng các khớp xương giữa
của đốt ngón tay (tay báo) dùng để chặn đòn đối phương hay đánh bật vào huyệt thái
dương, thường sử dụng hai tay tấn công đồng thời kết hợp với cước pháp.
4. Long quyền: Long quyền thuộc hỏa, lấy tâm làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởi
những thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trong
những chiêu thức nhấn mạnh nguyên lý vòng tròn, các chiêu thức thường được diễn
thế lặp lại 3 lần.
5. Xà quyền: Xà quyền thuộc hành kim, chủ phế, luyện khí (tiên thiên). Rắn không
chân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Bài chủ luyện sự nhu nhuyễn, linh hoạt
của những ngón tay (tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực, thường
áp dụng những thế tấn rất thấp và có những thế đánh dạng hồi mã thương rất độc thủ.
Bài còn được luyện quỳ ngồi nằm trên mặt đất để trở thành bài Xà địa quyền.
6. Hạc quyền: Hạc quyền thuộc hành thủy, chủ thận, dùng để luyện tinh. Bài sử dụng
những đòn đánh bằng cạnh tay (tay hạc) trong những tư thế dang mở rộng cánh với
những đòn đánh chỏ kết hợp với tấn chéo, tấn một chân (hạc tấn). Nhiều môn đồ Vịnh
Xuân quyền đánh giá đây là bài quyền có phong cách hào sảng và đẹp nhất trong các
bài ngũ hình quyền.
Khí công quyền :
Bài Khí công quyền, một số dòng Vĩnh Xuân gọi là Bối khí quy chi sử dụng các
nguyên lý và chiêu thức như Ngũ cầm hí của danh y Hoa Đà, chủ luyện khí và lực, rất
thích hợp cho dưỡng sinh. Thủ pháp của bài được luyện trên bộ pháp kiềm dương tấn.
Bài phân chia rõ rệt thành nhiều phần bằng việc chuyển vị từ chính thân kiềm dương
sang trắc thân kiềm dương bên phải và bên trái.
Cước pháp:
Hệ thống đòn tay Vĩnh Xuân được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, nhưng
nhiều người không biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo. Có ý kiến
cho rằng cước pháp của Vịnh Xuân quyền chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi
bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập của dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn tại Hồng
Kông. Thực tế cước pháp Vịnh Xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu

thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và
những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ. Tuy nhiên, do nguyên tắc “túc
bất ly địa” (chân như mọc rễ vào đất) của Vịnh Xuân, cước pháp Vịnh Xuân chỉ
truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có
sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn. Vịnh Xuân quyền truyền thống không đề cao
những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung
đẳng[3]. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự
niêm thủ.
Binh khí
Lục điểm bán côn:
Bài Lục điểm bán côn sử dụng cây côn (gậy) rất dài, thường bằng cao độ của người
luyện tập cộng thêm phần cánh tay giơ cao (khoảng 2 thước rưỡi), có lẽ xuất xứ ban
đầu cây sào chống thuyền của các môn đồ Hồng thuyền. Ở Việt Nam bài côn này có
thể được tập với tề mi côn (côn ngắn đến lông ****). Theo Lương Đĩnh, bài Lục điểm
bán côn có bảy thế côn căn bản là: Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trửu, Đàn và
Bán già.
Côn pháp tuy giới hạn về chiêu thức nhưng được hỗ trợ bởi nguyên tắc “tuỳ địch chi
biến nhi biến” (tùy theo cái biến của địch mà biến đổi), “dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu”
(lấy không có chiêu thức để thắng có chiêu) và phương pháp niêm côn. Phương pháp
niêm côn tương tự như niêm thủ, hai côn giao nhau chuyển động theo khuyên côn
(xoay vòng), từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh rơi côn đối phương để tiến
nhập tấn công bụng, ngực, cổ họng hay màng tai địch thủ bằng những thế tiêu long
thương, bán già Ngoài ra, cũng thường thấy tại các võ đường Vịnh Xuân song luyện
“đao côn phối triển”, với song đao (vũ khí ngắn) và trường côn (vũ khí dài) cùng được
chiết chiêu, tập luyện, song đấu.
Bát trảm đao:
Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Song tô, Trủy thủ hay Dao
quai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Bài
sử dụng loại đao ngắn cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với
một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập

theo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thành
quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.
Bài Bát trảm đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính. Theo
Diệp Vấn, tám đoạn của bài là:
1. Đao thức
2. Lập trảm đao
3. Than trảm đao
4. Song canh đao
5. Cổn bàng đao
6. Nhất tự đao
7. Vấn đao
8. Quải đao
Tương tự côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí đối
phương để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Tương truyền, Diệp Vấn chỉ dạy bài
Bát trảm đao cho bốn đệ tử. Tuy nhiên hiện nay nhiều bài đao khác nhau mang tên
Bát trảm đao nên khó phân biết được bài nào được chân truyền từ Diệp Vấn.
Các binh khí khác
Các binh khí khác ít phổ biến hơn và chỉ đuợc tập luyện hạn chế tại một số dòng phái
gồm phi tiêu, trường kiếm, liễu diệp kiếm, tề mi côn, thậm chí có cả đao.
Hệ thống công phu
Niêm thủ
Phương pháp niêm thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ đôi tay, môn sinh nhập nội
vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình
độ hai tay đánh đỡ không cần suy nghĩ (tâm ứng thủ). Niêm thủ bao gồm trong đó cả
các động tác quay tay, các nguyên lý du đẩy và phá du đẩy cùng những thế đặc trưng
của Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ v.v. và được tập luyện cùng đồng môn trong
suốt tiến trình võ sinh theo học.
Đơn niêm thủ
Đơn niêm thủ (tập niêm thủ một tay) được dạy kết hợp cùng bài Tiểu niệm đầu và hầu
hết lấy các chiêu thức trong bài ra để song đối. Đơn niêm thủ kết hợp theo một chu kì

những thế than thủ, phục thủ, chánh chưởng, chẩm thủ, nhật tự xung quyền, bàng thủ,
và chú trọng sự chuyển biến giữa hai thế than thủ và bàng thủ.
Song niêm thủ
Song niêm thủ (dính hai tay) bắt đầu với bàng thủ và tiếp với phương pháp “nhất phục
nhị” để cuối cùng tới niêm thủ tự do, áp dụng nguyên lý “bất truy thủ”, “tá lực xảo
đả”, “tiêu đả đồng thời”, “tá lực phản đàn, khiêu kiều độ giang”, “án đầu ngật vĩ”, “lại
lưu khứ tống”, “súy thủ trực xung” v.v. Ở các chi phái Vịnh Xuân quyền Việt Nam,
song niêm thủ bắt đầu bằng những động tác quay tay và được tập ngay từ ngày đầu
tiên đến với môn phái.
Song niêm thủ bịt mắt
Là cấp độ cao nhất của linh giác để tiến tới song đấu tự do với ly thủ (rời tay), võ sinh
bịt mắt bằng dải băng đen và chỉ còn đặt niềm tin vào khả năng cảm nhận thông qua
tiếp xúc với đối phương của bản thân để tránh đòn hay phản công.
Niêm cước
Niêm cước được luyện tập nhằm phát triển khả năng cảm ứng, nghe lực và sự thăng
bằng của của chân. Hai người đứng trên một chân dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở
bằng những đòn móc chân (khấu thoái) rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái.
Niêm thân
Niêm thân (dính thân), trong các chi phái Vịnh Xuân quyền tại Việt Nam còn gọi là
Trao thân hay Tráo đổi thân, là cấp độ cao nhất của sự tiếp xúc giữa hai đối thủ nhằm
hướng đến mục tiêu phát triển sự cảm ứng nhanh nhạy của toàn bộ cơ thể trước tác
động lực từ phía đối phương. Đòn đánh của địch thủ vừa tiếp xúc với thân mình của
môn đồ Vịnh Xuân quyền, dựa trên cơ sở thụ cảm tác động lực, môn đồ Vịnh Xuân
lập tức hóa giải bằng các động tác xoay thân, triệt tiêu lực, đưa cơ thể vượt thoát ra
khỏi không gian nguy hiểm do đòn tấn công của đối phương gây ra và tạo góc độ ra
đòn thuận lợi để phản công.
Du đẩy
Đây là các bài tập thiên về dùng sức nhằm phát triển nội lực và cảm ứng lực, người
tập đứng chính thân kiềm dương hoặc trắc thân kiềm dương ***g tay vào nhau và tiến
hành tác động đến đối phương bằng các động tác ép, chặn nghịch chiều. Những bài

tập du đẩy thể hiện tính chất đối kháng lực rất nặng với phương pháp hầu như tương
phản với những nguyên tắc niêm thủ nói trên thường thiên về nhu hòa, hóa giải lực.
Du đẩy và phá du đẩy có thể còn được thực hiện với những động tác ép, điểm, chặn,
đả lên thân (vùng ngực, bụng, vai, lưng v.v.) đối phương nhằm tăng cường khả năng
cảm ứng lực và chịu lực của từng phần cơ thể.
Mộc Nhân Thung Pháp
Nếu mộc nhân thung là đặc điểm của võ thuật Trung Hoa, thì mộc nhân thung pháp
(bài tập với những kỹ pháp đánh trên mộc nhân) lại là đặc điểm riêng của một số ít ỏi
dòng phái trên lãnh thổ Trung Hoa. Huyền thoại về điều kiện phải chiến thắng 108
mộc nhân để chứng tích võ công trước khi được hạ sơn của các cao tăng Thiếu Lâm
tự rất nổi tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy dấu tích của mộc nhân tại
Tung Sơn, và mộc nhân thung pháp vẫn là đặc thù của các võ phái Thái Lý Phật, Hắc
Hổ Môn ở Hồng Kông, và Vịnh Xuân quyền[4].
Mộc nhân có cấu tạo đơn giản, là một khúc gỗ đường kính khoảng 30cm-40cm dài cỡ
1,5cm nếu đặt trên giá đỡ (loại sống, động), nếu chôn xuống đất hoặc đặt trên nền đất
(loại chết, bất động) thì phần thân ở trên mặt đất của mộc nhân có độ dài tương đương
cao độ của người luyện tập. Trên thân có bốn khúc gỗ nhỏ hơn: hai cánh tay trên nằm
ngang vai người tập và đưa chéo sang hai bên, cánh tay dưới nằm trên trung tuyến và
đưa thẳng ngang bụng. Mộc nhân có một chân bẻ cong, thiết kế nằm ở giữa và ngang
đầu gối. Thông thường loại sống được sử dụng nhiều hơn do tính linh hoạt khi chịu
lực. Thân của loại sống được treo lên bởi hai thanh ván xỏ xuyên qua trên và dưới hai
bên hông của thân. Hai miếng ván đó chịu lực trên hai cây cột trụ chôn hoặc đặt vững
trãi trên nền đất hai bên mộc nhân. Khi thân mộc nhân bị đánh, hai miếng ván nêu
trên kéo thân trở lại phái trước sau khi thân dội về phía sau và vì vậy, tạo cho thân
tính đàn hồi. Một số chi phái Vịnh Xuân, như Triệt Quyền Đạo, đã cải cách mộc nhân
theo hướng không sử dụng hai miếng ván và cột trụ nhằm tạo tính động cho mộc nhân
mà, thay vào đó, sử dụng lò xo dưới chân.
Bài Mộc Nhân Thung có thể coi là một bài quyền cao cấp của môn phái, chỉ dạy cho
các học trò cao cấp. Theo từng dòng phái, các bài Mộc Nhân Thung cũng có ít nhiều
sự khác biệt. Bài của các dòng Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 108 động tác,

ngoài số ít các động tác chính thân tách bài thành 5 phần, bài bao gồm phần lớn các
động tác lặp lại ở hai bên, có 6 thế cước và 8 thế đánh gối. Bài của chi phái Quảng
Đông chia thành 2 phần với hơn 160 động tác, có 5 thế đá (Câu cước, Dịch đăng
cước, Nguyệt ảnh cước, Hổ vĩ cước) và 1 thế đánh gối (Tất chàng phúc). Bài của chi
phái Diệp Vấn tại Hồng Kông chia thành 10 đoạn với 140 động tác khi được truyền
dạy ở Phật Sơn, nhưng khi tới Hồng Kông ông rút xuống còn 108 động tác sau khi bỏ
đi một số chiêu thức quá sát thủ, vài năm sau ông lại nâng lên thành 116 động tác chia
thành 8 đoạn. Bài có bao gồm tám thế cước (Trực đăng thoái, Hoành sanh thoái, Tà đà
tất thoái, Thập tự thoái, Tiệt tảo thoái, Khấu đàn thoái, Tà đà cước thoái, Hoành đà tất
thoái). Hiện nay bài Mộc Nhân Thung của Diệp Vấn, tuy hết sức phổ biến trong nhiều
chi phái Vịnh Xuân trên toàn thế giới, đã hầu như thất truyền những tuyệt chiêu mà tổ
sư đã không truyền dạy.
Nếu mộc nhân là dụng cụ hỗ trợ để môn sinh tập lực, phát kình, tháo lỏng, du đẩy và
phá du đẩy thì bài Mộc Nhân Thung giúp môn sinh thực hiện toàn diện chiến lược
công thủ phản biến. Trừ một số ít đòn thế áp dụng khi đứng tấn chính thân kiềm
dương, hầu hết các chiêu thức của bài được triển khai khi môn sinh chiếm giữ trung
tuyến, dùng “tam giác bộ” (bộ pháp tam giác với đỉnh là vị trí của người tập lúc khởi
chiêu) di chuyển từ nội môn (phần thân nằm trong hai cánh tay trên) qua ngoại môn
(phần ngoài hai cánh tay), tưởng tượng tránh đòn của đối thủ, sau đó tấn công vào bên
hông mộc nhân.
Vĩnh Xuân Quyền Hồng Kông
Đặc điểm
Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi của nhiều
người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài ba bài quyền, một bài
côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung. Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ
dựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân
quyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệ
thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêu
thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võ
phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao),

mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi
ứng dụng thực chiến.
Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề cao hàng đầu,
vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên ngoài của động tác sẽ không bao
giờ phát triển được trong môn võ này. Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế
giới cho thấy tính chất “đại đồng tiểu dị” với những điểm giống nhau là căn bản, bao
gồm trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái niệm “xả
kỷ tòng nhân” (quên mình theo người), “thính kình” (nghe lực), “tâm ứng thủ” (khi
đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực hiện thành công); hệ thống đòn chân
không có đá xoay người hay đá bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và
mạnh như roi quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêm
thủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tập trên mộc nhân
trang.
Quyền pháp
Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứng
với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm
kiều và Tiêu chỉ. Khác với chi phái tại Hồng Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được
dạy trước bài Tầm kiều. Nhiều dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền
pháp khá khác biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnh
xuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy
chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể không có hai bài Tầm
kiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm
kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt
những năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền. Theo Đại sư Nam Anh trên
quan điểm của Vịnh Xuân quyền Việt Nam, ba bài tập thịnh hành trong hệ Vịnh Xuân
quyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều và Tiêu chỉ) thực chất
không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn trong tiến trình luyện tập của môn
sinh.
Kiều thủ – Kỹ pháp đặc trưng
Hệ thống quyền pháp của Vịnh Xuân quyền xuất phát từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh

Phúc Kiến mà kỹ pháp đặc trưng của nó là hệ thống Kiều thủ (phát âm theo âm Quảng
Đông là Kìu Sẩu) là đoạn xương cánh tay trước từ cổ tay đến cùi chỏ dịch nghĩa sang
tiếng Anh là the Bridge Hand Techniques hay the Bridge Arm Techniques.
Hầu hết các võ phái tại miền Nam Trung Hoa bắt đầu từ bờ phía Nam sông Trường
giang (Dương Tử Giang) trở xuống, tức là bao gồm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, đều có nguồn gốc từ ngôi chùa Nam Thiếu Lâm
tại tỉnh Phúc Kiến, do vậy các hệ thống kỹ thuật đòn tay đều dùng chữ Kiều và bộ tấn
dùng chữ Mã bộ ám chỉ bộ chân di chuyển và gọi tắt là Kiều Mã (Kiều phải chắc
chắn, Mã phải vững vàng) do vùng miền Nam Trung Hoa sông nước nhiều và thường
đánh nhau trên ghe, thuyền nên phải trụ bộ một chỗ đánh.
Trong Thiếu Lâm Hồng gia thường có câu : Ổn Mã Ngạnh Kiều 穩馬硬橋, Trường
Kiều Đại Mã 长橋大馬, Đoản Kiều Tiểu Mã 短橋小馬, tạm dịch là Ngựa Vững Cầu
Cứng, Ngựa Lớn Cầu Dài, Ngựa Nhỏ Cầu Ngắn, nghĩa là bộ tấn vững chãi đòn tay
rắn chắc, đòn tay dài với bộ tấn rộng thấp, đòn tay ngắn với bộ tấn nhỏ hẹp và cao
(Cao Mã).
Về chiến đấu pháp trong Thiếu Lâm Hồng gia lại có câu: Xuyên Kiều Tranh Mã Xích
Thân Trửu 穿橋爭馬尺身肘, nghĩa là chủ về lối đánh trụ bộ (một chỗ) cận chiến và
nhập nội nhiều hơn, Xuyên Kiều nghĩa là xuyên tay và len tay vượt trên tay đối
phương, Tranh Mã nghĩa là phải dùng chân nêm chặt bộ vị (thế tấn) của đối phương,
Xích Thân Trửu nghĩa là Thân và Cùi Chỏ (Trửu) phải luôn áp sát đối phương.
Trong Bạch Mi quyền lại có câu chiến đấu pháp: Hữu Kiều – Kiều thượng quá, Mậu
Kiều – tự chế Kiều – 有橋 橋上過 (过), – 瞀橋 自製橋 nghĩa là có Kiều – (Hữu Kiều)
– (gặp Kiều thủ đối phương bắc cầu) thì phải leo lên cầu mà vào nghĩa là gặp tay địch
nhân thì phải dùng tay của mình chặn ở trên mà tiến vào mình đối phương (Kiều
thượng quá), nếu không có Kiều rõ ràng (2 bên có khoảng cách chưa bên nào ra tay
trước) – (Mậu Kiều) – thì phải đưa tay bắc cầu mà vào (tự chế Kiều).
Các bộ quyền của Nam Thiếu Lâm (hay Nam Quyền) thường dùng 2 thế tấn căn bản
trong các bài quyền là Tứ Bình Bát Phân (Sei Ping Baat Fahn 四平八分) còn gọi là
Tứ Bình Mã (Sei Ping Ma 四平馬) tức là Trung Bình Tấn, và thế tấn thứ hai là Nhị
Tự Kiềm Dương Mã (Yee Gee Kim Yeung Ma – Yih Jih Kìhm Yèuhng Máh 二字鈐

– 羊馬 二字鈐陽馬) gồm Đại Kiềm Dương Mã 大鈐羊馬 và Tiểu Kiềm Dương Mã
小鈐羊馬.
Trong Nam Quyền (Hồng Gia Quyền, Bạch Mi Quyền, Vịnh Xuân Quyền) thường
dùng chữ Kiều Mã 橋馬 để nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiều Thủ và Mã Bộ khi
giao thủ với đối phương không cho đối phương Niêm Kiều, Triệt Kiều, Phá Mã.
3 bài đầu tiên (Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ) là những giai trình luyện tập các
động tác Kiều thủ căn bản để tiến vào bài Mộc Nhân Trang thi triển hiệu quả các động
tác Kiều thủ.
Hệ thống quyền pháp
Về căn bản, Vịnh Xuân có 4 bài quyền cốt lõi
3 bài quyền đầu tiên: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ (Phiêu Chỉ) là những bước
căn bản chuẩn bị cho bài Mộc Nhân Trang.
Bài Tiểu Niệm Đầu đưa ra các thế tay (Kiều thủ) căn bản và khái niệm Trung Tâm
Tuyến cho nên cũng được coi là bài tập cho môn sinh phép phòng thủ căn bản.
Bài Tầm Kiều đưa ra các thế tay phản công và các đòn chân (Thoái pháp, Cước pháp)
và cách thức di chuyển bộ vị khi giao chiến.
Bài Tiêu Chỉ là kỹ thuật nâng cao và chỉ được truyền dạy cho đệ tử trong môn để làm
nền tảng cho bài Mộc Nhân Trang.
Ngoài 4 bài quyền, còn có phép luyện tay nghe lực (thính kình) đối phương tựa như
phép Thôi Thủ trong Thái Cực quyền, phương pháp này trong các chi lưu Vịnh Xuân
Việt Nam thường gọi là Niêm Thủ nhưng hầu hết các chi lưu Vịnh Xuân trên thế giới
và tại Trung Quốc, Hong Kong gọi là Li Thủ. Li Thủ gồm có Đơn Li Thủ và Song Li
Thủ.
Tiểu niệm đầu (Siu Nim Tao 小念頭 )
Khác với các võ phái dựa trên cơ sở căn bản là phải luyện tập vững vàng mã bộ (tấn
pháp) và ngoại lực trước khi bắt đầu được truyền dạy những bài quyền đầu tiên, ngay
từ những ngày đầu nhập môn Vịnh Xuân quyền, môn đồ đã được truyền dạy Tiểu
niệm đầu. Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý,
Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ pháp đặc trưng của Vịnh
Xuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục

thủ, phách thủ, đấm tam tinh v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài là
Kiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chính diện, chính
thân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã. Việc làm quen tấn pháp
này với sự kết hợp thủ pháp (các chiêu thức của bài đều xuất phát từ trung tuyến), cho
phép môn sinh rút ngắn được thời gian luyện tập bởi ngay từ những ngày đầu đến với
môn phái đã được rèn luyện không chỉ mã bộ mà cả các chiêu thức nền tảng.
Tầm kiều (Chum Kiu 尋橋 )
Như tên gọi của bài, tầm kiều (tìm cầu) chỉ rõ mục đích bài là tìm cây cầu nối giữa
công và thủ, hoặc, tiếp được tay đối phương để từ đó phát hiện sơ hở tấn công. Bài
chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã đặc biệt của môn phái với thế tấn
trắc thân kiềm dương. Lúc tiến theo thế “đạp bộ” hay còn gọi là “leo núi”, chân trước
bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn
công, thế “chuyển mã” dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không.
Đây là lý thuyết “dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ”, “dùng eo xoay phá giải
đòn công của địch”. Bài có ba thế cước: đề thoái, trực đăng thoái và trắc sanh thoái,
dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả
kích đối thủ. Những đòn tay mới được giới thiệu trong bài là chánh thân vấn thủ, phê
tranh, xuyên kiều, trắc thân án thủ, trừu chàng quyền, đàn kiều xung quyền.
Tiêu chỉ (Biu Tze 標指 )
Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây là cấp độ tột
cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa dẫn đạo linh hoạt thay vì
một nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bài áp dụng nguyên lý “dĩ công vi thủ” (lấy
công làm thủ) và “dĩ đả vi tiêu” (lấy đánh làm hóa giải), “dùng eo phát lực” và “lực
quán chỉ”. Những kĩ thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ,
khuyên cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái
Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai
thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung
từ chi phái Quảng Đông, cho bài một sắc thái đặc biệt linh hoạt.
Mộc Nhân Trang Quyền Pháp (Muk Yan Chon Kuen Faat 木人桩 拳 法)
Ở Việt Nam, đa số các chi lưu Vịnh Xuân đều dịch tên bài quyền này là Mộc Nhân

Thung (木人舂). Thật ra tên gọi đúng phải là Mộc Nhân Trang (木人桩), phát
âm theo tiếng Quảng Đông là Mụk Yàn Chón, Trang có nghĩa là bày ra, sắp xếp ra mà
ý nghĩa của Mộc Nhân là bày sắp ra các Chi (tay chân) trên dưới để tiện cho việc
luyện tập, trong khi Thung có nghĩa là cọc gỗ hay trụ gỗ được chôn xuống đất.
Mộc Nhân Thung (木人舂) cũng có tác dụng như Mộc Nhân Trang (木人桩)
dùng để luyện tập quyền cước (các món binh khí của tay chân mà võ thuật Trung Hoa
gọi là các Thủ Hình), nhưng Mộc Nhân Thung thì không có các phần tay chân (Chi)
lắp vào mà đó chỉ là các trụ gỗ chôn xuống đất có bó rơm trên 3 vùng Thượng (trên) –
Trung (giữa) – Hạ (dưới) được dùng để luyện tay chân va chạm công phá mà các võ
phái miền Nam Trung Hoa và các chi lưu Karate tại Okinawa và Nhật Bản xuất phát
từ các võ phái miền Nam Trung Hoa rất ưa chuộng trong các bài tập hàng ngày.
Nếu Mộc Nhân Thung là đặc điểm của võ thuật Trung Hoa tập luyện đánh tay trên
các trụ gỗ (Thung) như các trường phái Karate tại Okinawa, thì Mộc Nhân Trang
pháp (bài tập với những kỹ pháp đánh trên Mộc Nhân) lại là đặc điểm riêng của một
số ít ỏi dòng phái trên lãnh thổ Trung Hoa. Huyền thoại về điều kiện phải chiến thắng
108 mộc nhân để chứng tích võ công trước khi được hạ sơn của các cao tăng Thiếu
Lâm tự rất nổi tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy dấu tích của mộc nhân
tại Tung Sơn, và mộc nhân trang pháp vẫn là đặc thù của các võ phái Thái Lý Phật,
Hắc Hổ Môn ở Hồng Kông, và Vịnh Xuân quyền[4].
Nếu mộc nhân là dụng cụ hỗ trợ để môn sinh tập lực, phát kình, tháo lỏng, du đẩy và
phá du đẩy thì bài Mộc Nhân Thung giúp môn sinh thực hiện toàn diện chiến lược
công thủ phản biến. Trừ một số ít đòn thế áp dụng khi đứng tấn chính thân kiềm
dương, hầu hết các chiêu thức của bài được triển khai khi môn sinh chiếm giữ trung
tuyến, dùng “tam giác bộ” (bộ pháp tam giác với đỉnh là vị trí của người tập lúc khởi
chiêu) di chuyển từ nội môn (phần thân nằm trong hai cánh tay trên) qua ngoại môn
(phần ngoài hai cánh tay), tưởng tượng tránh đòn của đối thủ, sau đó tấn công vào bên
hông mộc nhân.
Cái chết của Lý Tiểu Long người Trung quốc – quốc tịch Mỹ – một ngôi sao sáng
đóng phim về võ hiệp đã làm chấn động giới võ thuật và điện ảnh toàn thế giới vì trí
thông minh và thiên tài võ thuật của Lý đã khiến người ta bái phục. Cái chết này

giống như một quả tinh cầu hào quang sán lạn đột nhiên nổ tung trong không gian
người ta thấy một luồng sáng dữ dội bùng lên trong chớp nhoáng rồi lập tức theo tiếng
nổ tiêu tan đi, nhưng ấn tượng huy hoàng vẫn còn vĩnh viễn lưu lại trong thế gian,
nhất là trong giới điện ảnh và võ thuật vì hai giới này đã mất một vị anh tài mà mọi
người đều luyến tiếc.
Qua việc thu lượm được ở sách báo Hương Cảng, Lý Tiểu Long lúc bắt đầu học võ là
học phái Vịnh Xuân. Rồi sau có học nhiều các môn phái võ học khác, cho nên mới đạt
đến trình độ tinh thâm như vậy và mới nổi tiếng trên thế giới là một võ sư đại tài. Ở
đây không bàn đến tài hoa trời phú cho tinh thần học hỏi không ngừng của Lý, nhưng
phải nói rằng thành tựu đạt được của Lý Tiểu Long đã để lại trong giới võ thuật Trung
quốc một trang sử huy hoàng.
Ngoài việc nhỏ lệ đồng tình thương người đã khuất, tiện bút viết bàn về quyền nghệ,
kiếm pháp và Lục điểm bán côn của phái Vịnh Xuân để các bạn ở Hương Cảng cách
xa Việt Nam hiểu thêm về quyền thuật của phái Vịnh Xuân mà ít người biết tới. Có
biết đâu ở Việt Nam nhiều nhà chính khách cũng là những đồ đệ của phái này. Ở miền
bắc Việt Nam phái này lưu truyền từ lâu. Còn tại miền Nam, mới có độ hơn mười
năm do tôn sư Nguyễn Tế Công di tản đem vào, nhưng ít người được chân truyền.
Tác giả học được là do tôn sư truyền lại trong thời gian di tản vào Nam. Nhưng tôn sư
vào được ít năm thì mất, hưởng thọ 84 tuổi, cho nên thời gian học thì ngắn, kỹ thuật
tiếp thu được còn thô thiển. Nhưng cũng may là ân sư trong lúc còn sống giảng dạy
không tiếc sức cho nên cũng tiếp thu được không ít các điều hay lạ. Tác giả (LVK)
trong năm 1966 đã từng giới thiệu tóm tắt trong 8 kỳ ở báo tiếng Hoa Viễn đông nhật
báo về quyền thuật phái Vịnh Xuân. Nhưng thời kỳ đó chưa được nhiều người chú ý.
Nhân dịp cái chết của Lý Tiểu Long – một môn đồ của phái Vịnh Xuân – làm cho tác
giả cảm hứng lại đem những điều hiểu biết của mình bổ xung vào những điểm đã viết
trước đây. Quyền thuật của phái Vịnh Xuân nguồn gốc của nó thuộc phái “Quyền
thuật nội gia Thiếu Lâm“. Nhưng các sách nổi tiếng trong nước chỉ biết nói đến ba
môn nội gia là Thái cực, Hình ý và Bát quái, không biết rằng phái Vịnh Xuân cũng là
quyền thuật nội gia của môn phái Thiếu Lâm.
Phái này lấy Tam Tinh, Ngũ Hình làm cương lĩnh, lấy Thất Đáo, Bát Môn làm

phương pháp, tay nắm thành hình chữ nhật, đấm thì đấm thẳng. Các loại quyền phổ
thông khác thì nắm tay hình quả trứng, khi đấm ra thì đấm vòng hai bên ngược hẳn
nhau. Ngay cả thế tấn cũng khác, từ đầu đến cuối chỉ dùng thế Kiềm dương di chân
trụ. Bài tập vỡ lòng lúc đầu cũng tập trên thế “đứng chân trụ giữ thế Kiềm dương” thì
thân thể giữ nguyên không di chuyển, hai chân bám chân bám chặt đất , đầu gối hơi
khuỵu – gọi là kiềm dương – nghĩa là che hạ bộ, toàn thân hơi ngả về sau. Thế lúc
đứng yên và lúc di chuyển là một, đây là phép đánh, phép lập thân, tập chân của
quyền Vịnh Xuân. Nếu đem cách này biểu diễn cho mọi người xem thì không hấp dẫn
như các loại quyền khác có tính hoạt bát và mỹ quan. Quá trình tập luyện của phái
này là bắt đầu bằng bài tập vỡ lòng, các phái khác cho là chẳng có gì là lạ, là hay cả.
Thực vậy, bài tập vỡ lòng này không có gì là ghê gớm cả. Chẳng qua chỉ là bài tập
nhập môn về cách đứng tấn và cách che bộ hạ. Đặc điểm của nó là không tập tấn riêng
mà kết hợp tập tấn và tập tay đồng thời với nhau để khỏi phí thời gian. Khi đã thuần
thục rồi thì tiếp tục tập “tiêu đả”, nghĩa là vừa tiêu đòn vừa đánh. Cách tập phải hai
người cùng tập hay là phải tập với thầy. Đấy là cách tập thực chiến khi hai người tay
không đánh nhau. Việc luyện tập này phải nghiêm túc. Khi ra đòn tay hoặc chân
nguyên tắc là phait tập đi tập lại nhiều lần cho đến khi thành phản xạ vô điều kiện
(tâm ứng thủ) mới thôi. Nghĩa là đến khi nào phát quyền phải trúng đích, tiêu quyền
không hụt đòn, rồi mới tiếp tục chuyển sang hai tay chạm nhau để tập “Linh giác” mà
thường gọi là “Niêm thủ” tức là thực chiến khi hai tay tiếp xúc nhau. Tập Linh giác
phải tập đến khi nào không cần mở mắt mà vẫn biết sự biến hoá tay chân của địch và
sức mạnh hay yếu. Đấy là dùng cái mềm hoá cái cứng, dùng cái cứng phá cái mềm.
Hai cái này chế ngự nhau hoặc hai cái hoá giải nhau. Từ tập “Tiêu đả” đến “Niêm thủ”
có 8 phép tập tay là:
Xuyên – đấm chọc
Thân – đỡ ngửa bàn tay (gạt rộng ra)
Tiêu – phóng tay chọc
Phục – đỡ sấp bàn tay
Kinh – lấy cùi chỏ đỡ
Bàng – gạt cổ tay

Tháp – dập đánh
Trầm – đỡ xiết bằng cổ tay
Tám phép này đã nói rõ ở bài viết trước không nói thêm. Nay chỉ nói về “Lục điểm
bán côn”, gọi là bán côn vì độ dài của côn này là do nửa độ dài của hai loại côn cộng
lại hình thành. Trong chế độ cổ, dùng côn cho bộ binh thì dùng loại côn ngắn cho dễ
vận dụng. Lọai này dài 4,8m (thước Trung quốc) .Loại côn này dùng cho kị binh . Độ
dài của nó gấp đôi loại côn ngắn tức là 9,6m .Nếu có thêm một mũi nhọn nữa thì
thành trường thương. Phép đánh côn ngắn và côn dài khác nhau . Đánh côn dài thì
người sử dụng côn phải có cánh tay mạnh hơn người mới có thể gạt đâm được. Khi
công kích dùng khoảng cách xa và chủ yếu là hướng về phía trước đâm giết. Còn
đánh côn ngắn khi vận dụng phải linh hoạt, trên bổ dưới hất, đánh ngang phải trái cho
nên chân tay phải nhanh nhẹn, lấy việc đánh dọc đánh ngang, bổ trên hất dưới làm
chủ yếu. Cho nên côn dài thích hợp cho kỵ binh. Côn ngắn thích hợp cho bộ binh
dùng cận chiến trên mặt phẳng. Mỗi loại đều có ưu điểm nhược điểm của nó. Cho nên
“Lục điểm bán côn” lấy cái ưu điểm của hai loại cộng lại, lấy chiều dài của côn dài rút
đi 2,4m và thêm vào chiều dài của côn ngắn 2,4m, tức là chiều dài của “Lục điểm bán
côn” là 7,2m.
Phép đánh lấy côn ngắn 3 điểm:
Toả hầu (khoá hầu)
Trung bình (trung bình)
Dịch tự (rút đầu mối)
Phép đánh lấy côn dài 3 điểm:
Cái côn (côn che đầu)
Hạ khiêu (hất dưới)
Hoành đả (đánh ngang)
Cộng hai cái thành 6 điểm, cho nên vì thế gọi là “Lục điểm bán côn”. So với loại côn
“Cửu long bán đảo” của Hương Cảng cũng thế, nhưng côn của Hương Cảng có thêm
nửa điểm, chứ không 9 con rồng thêm nửa con rồng.
Bài ca về côn như sau:
Côn pháp tinh thông lục điểm cường

Hoành phi trung lộ nhập trùng dương
Khuyên trầm dịch tự xuyên trừu đãng
Thượng hạ phiên phi thế hiển dương
Dịch:
Côn pháp tinh thông sáu điểm cường
Phất đường giữa để đâm côn vào giữa
Xoay vòng thấp rút côn lắc lư rồi chọc
Lật, bay, trên, dưới, thế rất hùng mạnh
Kiếm của Vịnh Xuân thì thân nhẹ và dài. Phép tập có 6 pháp là: Khuyên – Trầm – Trật
– Thích – Phất – Lắc. Bộ pháp là bước phẳng và bước leo núi nghiêng người tiến lên.
Lùi và tiến hơi nhảy nhẹ nhàng, luôn giữ cho linh hoạt. Không động thì thôi, nhưng
khi động thì như chim bay, cá nhảy, tìm cơ hội mà tinh luyện, kiếm cũng như quyền
phải biết phối hợp cứng mềm.
Bài ca về kiếm như sau:
Bạch xà thổ tín, ngư bộ biền thu
Khuyên trầm phản thủ, tước dược chi đầu
Thanh đình điểm thuỷ, ưng lạc ngư phủ
Hoành khiên thập tự, bàn phúc xuyên trừu
Thuỳ phong xạ đấu, lôi hồn điện tẩu
Trảo tiến chảo thoái, quang nhược long du
Hùng yên viên bộ, hớt tả hớt hữu
Kiếm cập, lý cập, quán dịch yết hầu
Dịch:
Sau khi phụt đâm, nghiêng mình thu bước về
Lật tay xoay tròn như chim nhảy đầu cành
Như chuồn chuồn quệt nước, như chim sa cá nhảy
Nhảy ngang chữ thập, lại xoay đâm rồi rút
Hạ mũi xuống đâm nhanh như tên, sấm chớp
Liệu tiến liệu thoái như rồng lượn chơi
Lúc trái lúc phải, bước nhanh như vượn, lưng như gấu

Kiếm đến chân đến chọc đúng yết hầu
Khi lương sư dạy cho học kiếm thấy khó khăn hơn học quyền vì bộ pháp và thân hình
có những chỗ khác nhau, giữ cho khí bên trong được đầy đủ lại càng khó .Nắm kiếm
mà tiến phải luyện thế nào cho mềm dẻo như sợi mây. Cổ tay và khớp tay phải dẻo,
nếu cứng dùng kiếm không linh.
Bắt đầu là học lục pháp : Khuyên – Trầm – Trật – Thích – Phất – Lắc
Sau khi tinh thông lục pháp mới thực tập biến đổi. Sau nhiều lần luyện tập mới thu
được những kinh nghiệm thực tế. Khi thật thuần thục thì sinh xảo diệu. Có thầy chỉ
đạo kết hợp với bản thân kiên trì tu dưỡng thì mới đạt được kết quả cao.
Tập đao ở Vịnh Xuân có song đao, đơn khiên đao và đao cán dài. Đao chẳng qua là
hai tay nối dài ra mà thôi cho nên phép tập tay và thân hình cũng không khác gì
quyền, duy có đơn khiên đao phải có sức đều của lưng tay để một mặt dùng khiên,
một mặt dùng tay hai bên thay đổi che, đánh. Dùng khiên che đòn đánh của vũ khí
địch và tiến đánh bằng đao phía bên của địch. Còn dùng đao cán dài thì hai tay nắm
chặt cán đao (đao và cán ngang nhau) quay qua vai phía bên phải chém. Khi chiến đấu
dùng sức toàn thân chém phía trái địch, chém đao cán dài rất khó trúng. Trúng phải
thì bên trái trúng đao, trúng trái thì phải trúng, nhảy hậu sợ không kịp trừ phi có khí
giới đỡ mới được. Những kiểu chém vát rất mạnh. Hai tay đỡ bi chấn động, trả đòn lại
không phải dễ, cho nên phép chém chếch là phép chém chủ yếu của đao pháp. Ngoài
ra như thế trung bình, thế cuốn phong, thế co bật, mỗi thế khi chiến đấu có khác, khó
mà mô tả hết.
Bài ca về Đao :
Đoạn 1:
Song đao khởi thế, tả hữu tà phi
Liên chi khảm trúc, đao phá phúc?
Biên thân liêu trảm, quy dịa yên?
Ngọc hoàn phản – huân địch – trảm
Đoạn 2:
Đao giữ binh trường, phi xích dự
Đao phong đối chuẩn hạ tà phi

Trưu dằn đồng kích liên can sạt
Thuận thế trung bình thích hướng tâm
NGŨ HÌNH CA QUYẾT CỦA VỊNH XUÂN PHÁI
Long Hình Ca Quyết
Long thái thượng hạ khúc
Khí hùng kiêm lực túc
Lai khứ tiềm kỳ hình
Cương kiện trực thôi khô
Nhận thử mệnh long hình
Tạm dịch
Hình rồng trên dưới uốn cong
Khí hùng thế mạnh sức thêm lạ thường
Đi, lại tiềm ẩn hành tung
Ý đồ do bạn khiến dùng trong tay
Rắn danh, đánh vỡ muôn loài
Thế nên được gọi là bài “Hình long”
Xà Hình Ca Quyết
Xà hình thủ pháp điêu
Thân thúc thiện triền miên
Tiết loạn khuỷu vi khúc
Biên chỉ hướng dịch tiền
Kỳ như năng trị cương
Nhân thử viết xà hình
Tạm dịch
Hình xà nhanh nhẹn đôi tay
Loè ra, thụt lại, cuộn hoài chẳng ra
Xếp bằng năm ngón đánh qua kẻ thù
Trị “cương” ắt giữ thế “nhu”
Hình xà nhờ vậy dẹp thù thảnh thơi
Hổ Hình Ca Quyết

Hổ hình tòng biên bộc
Cầm nà, câu, đàn, giác
Lực phát dũng như tiền
Kiên, yêu thương hạ lạc
Kỳ dũng khả khắc ngoan
Nhân thủ mệnh hổ hình
Tạm dịch:
Hổ hình rình rập bên hông
Rành đòn : đục, búng, móc, thông cầm nà
Lực thời thần tốc phát ra
Vai, hông cựa quậy thủ là dưới trên
Bởi hình bài được mang tên
Ngoan, hung muốn diệt chớ quên bài này
Báo Hình Ca Quyết
Báo hình ấn nhi hung,
Khí tế toan kì trung
Đầu, khuỷu kiêm tranh, tất
Dung hội học là xong
Cơ trí phục cường quật
Nhân thủ mệnh báo hình
Tạm dịch:
Hình beo kín đáo mà hung,
Đường đi, thế bước tập trung trong bài
Gối, đầu, gót cẳng, chỏ tay
Dung hoà “tịnh” hạc, “nhu” xà, “cương” long
Mưu trí chứa sẵn trong lòng
Thẳng tay áp đảo cường ngông, liệt cuồng
Hạc Hình Ca Quyết
Hạc hình truỵ khuỷu tranh,
Ngưng thần động lý phiên,

Quyên, trầm, hượt, thoát, lâu,
Tiến, thối hổ liên hoàn,
Kỳ tịnh năng chế động,
Nhân thử viết hạc hình.
Tạm dịch :
Hạc hình, chỏ, gót hạ trần
Tập trung ý trí, ắt cầm chốt then
Tiến, lui trong thế đã quen
Khoanh, trầm, trượt, sút, chảy xen nhau dùng
Tịnh, yên ngự chế động hung,
Hạc hình là thế: lạ lùng nhưng hay.
Như mọi phương pháp tập thở, điều đầu tiên là phải tập điều thân. Điều thân là
luyện tư thế tập thở. Chúng ta đã biết có nhiều tư thế tập thở như đứng, ngồi,
nằm Với Vĩnh Xuân Nội gia, chúng tôi đặt trọng tâm vào tư thế ngồi để luyện
thở. Trong đó chú trọng đến ngồi bán già và kiết già. Ngồi bán già chỉ là giai
đọan ban đầu, khi người tập chưa ngồi được kiết già. Kiết già là tư thế ngồi tập
luyện thở tốt nhất. Đây là cách thức ngồi của Phật, của nhà Phật để tập thở và
luyện thiền. Cách ngồi này tạo ra một tư thế vững vàng, bình ổn và tạo ra khả
năng hấp thụ khí của trời đất cao nhất, hiệu quả nhất. Ngoài mồm và mũi là hai
cửa ngõ ra vào của khí (2 trung tâm thu khí), người tập thở còn hấp thu khí trời
đất qua các trung tâm khác là: huyệt Bách hội (trên đỉnh đầu), hai lòng bàn tay
(huyệt Lao cung), hai lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền) và huyệt Hội âm (gần
hậu môn). Trong tư thế kiết già, tay có thể được đặt theo 2 cách: i – có thể theo
cách hai tay đan các ngón vào nhau sao cho 2 đầu ngón cái chạm nhau, lòng bàn
tay đặt ngửa trên hai gót chân, trước bụng dưới; Hoặc, ii – theo cách hai tay để
ngửa trên hai đầu gối, đầu ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, tạo thành một vòng
tròn, các ngón khác duỗi tự nhiên. Tư thế này còn được gọi là thế ngồi “Ngũ Tâm
Hướng Thiên” vì khi luyện trong tư thế này, khí của trời không chỉ qua miệng và
mũi, mà còn được hấp thu qua 5/6 trung tâm thu khí khác (qua đỉnh đầu, 2 lòng
bàn tay, 2 lòng bàn chân). Và lúc này, huyệt Hội âm tiếp giáp đất, cũng thu khi

của đất (Lúc đứng, khí của đất được thu qua 2 lòng bàn chân). Trong tư thế này,
chúng ta phải thả lỏng được tòan thân, không để một bộ phận nào, một điểm nào
trên cơ thể bị co cứng, có thế mới hấp thu khí vào trong người tốt nhất. Do vậy,
thế ngồi kiết già là thế để tập luyện thở tốt nhất, hiệu quả cao nhất.
Khi đã ngồi bình ổn, ta tiến hành tập thở. Việc tập ngồi kiết già và tập thở nên
tiến hành đồng thời, không nhất thiết phải ngồi tốt rồi mới tập thở. Phương pháp
thở cơ bản ban đầu của Vĩnh Xuân Nội gia là thở hai hơi (hai kỳ): ta hít khí nhẹ
nhàng qua mũi (lúc này miệng khẽ ngậm), đưa khí vòng qua cổ xuống thẳng bụng
dưới tại Đan điền (điểm bên trong bụng, cách dưới rốn khoảng 2 cm), lúc này
bụng dưới từ từ phồng ra. Sau đó từ Đan điền, ta lại đưa khí ngược lên trên (theo
con đướng khí đã vào) và qua mũi ra ngoài (thở ra), lúc này bụng dưới từ từ xẹp
lại. Sau đó lại hít vào thở ra như đã làm. Điều quan trọng trong tập thở là phải
đạt được thở ÊM, NHẸ, ĐỀU (thời gian hít vào bằng thời gian thở ra), và xuống tới
ĐAN ĐIỀN. Việc tưởng như đơn giản, song để đạt được các yêu cầu như vậy trong
quá trình tập thở, đối với chúng tôi, đây là một công phu. Để đạt được những kết
quả qua tập thở, điều tốt nhất là kiên trì tập theo đúng những điều đã trình bày ở
trên. Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý các bạn là, sau khi tập thở xong,
bạn không được đứng dậy ngay vì điều đó không tốt cho cơ thể, mà phải đảo lại tư
thế ngồi: tức đảo chân trên dưới. Nếu lúc thở bạn đưa chân phải lên trước (trong
thế kiết già), thì sau khi thở xong, bạn đưa chân trái lên trước. Giữ tư thế mới đảo
đó, bạn tĩnh tâm độ 5 phút, sau đó đứng dậy hoạt động bình thường (Đây được gọi
là thời gian “xả thiền”)
Phép Chi Sao của Vịnh Xuân Phái
Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết về “Phép dính tay (Chisao) của môn Vịnh Xuân
Thiếu Lâm Phật Sơn”, do Lý Tiểu Long viết, được đăng trên tại Tạp chí võ thuật
“Black Belt”, năm 1969. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm đoạn video
clip Lý Tiểu Long tập niêm thủ với tài tử điện ảnh người Mỹ James Coburn.
http://www.youtube.com/watch?v=jJMW9wvCr8Q
“Chi sao”:thuật dính tay là phương pháp độc đáo để tập luyện của phái Vịnh Xuân,
môn võ Nam phái, do ông Diệp Vấn là Chưởng môn. Sự thực có nhiều cách để tập

đánh tay “chi sao”. Có cách để lấy kỹ thuật sắc bén, có cách để lấy thủ pháp đúng của
môn Vịnh Xuân. Có người coi “chi sao” như một cách luyện cho sức khỏe, có người
học để lấy bén nhậy (linh tay) về xúc giác (linh giác). “Chi sao” là tất cả cái đó và hơn
thế nữa. Đây là ý riêng của tôi hiểu về “chi sao”.
Trong những năm tôi dạy “chi sao”, tôi coi nó như là một cách tập về vừa thế, vừa
thân, nhấn mạnh về khí liên tục (Constant energy flow). Khí liên tục không được nói
tới trong phép “chi sao” của Vịnh Xuân. Tôi phải nhấn mạnh ở đây là vì tôi dạy dùng
khí liên tục là để giúp cho có hiệu lực hơn là ứng dụng được, không phải coi như một
sức huyền bí bên trong nào đó như nhiều ông thày muốn cho trò tưởng.
Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng “A” có một dòng nước trắng chảy
ra từ cánh tay, trong khi “B” có một dòng nước đen cũng chảy ra hòa với dòng nước
của “A”. Hễ cả “A” và “B” cùng cho dòng nước chảy ra, khi hai dòng đó không lấn
vào nhau. Với khí liên tục đó, tất cả các động tác đều thấm nhuần những động tác tâm
lý. Nếu có ai ép vào cánh tay một người có khí đó, người ấy sẽ cảm thấy một luồng
khí bắt vào. Không phải là một sức dật lên để chống lại, mà cảm giác ấn vào một
dòng nước phun mạnh. Cánh tay ấy nó sung sức, sống động, có ý hướng và đều đặn,
nói cách khác, rất thích nghi cho việc phải làm. Nhìn hình “A”, nếu dòng nước đen
ngòm một sát na thì dòng nước trắng sẽ lấn được ngay. Tựa như luồng khí này chảy
tới một tảng đá và lùa vào các khe, các góc của nó.
http://www.youtube.com/watch?v=Mq5hRpc6aZg
Trong võ Vịnh Xuân, có tập một tay và hai tay bằng cách xoắn tay nhịp nhàng ấy,
người tập luyện lấy khí lực. Người tập phải giữ cho liên tục và tràn vào mọi khe hở có
thể được trong lúc xoay chuyển. Càng tập lâu thì lực càng tinh vi và càng len vào các
khe nhỏ được. Muốn tập “chi sao” phải có một ông thầy lành nghề, dần dắt từng bước
vào tiếp cho người học trò cái khí lực thích nghi, giống như một cái máy phát điện
vào bình điện. Với người mới tập “chi sao” có thể thành một trận đấu giật giật, vật lên
vật xuống, đánh sang tả sang hữu. Tay như thế không những trở ngại cho sự hiểu biết,
mà còn đưa đến chỗ bị phản công ngay nếu gặp đối thủ sắc sảo. Khí lực đưa ở tay ra
“đúng” thì giống như nước chảy qua một ống nước. Nếu nước cứ tắt lại mở, lại tắt lại
mở (gián đoạn) thì các ống nước sẽ giật. Từ cái thế “chi sao” người tập cố đánh trúng

nhau. Với dồn khí, kẻ đó sẽ “hóa giải” sức đối phương, giống như một con thuyền dập
dềnh lướt sóng, để mượn sức địch mà bổ sung cho đòn trả. Quan niệm như thế thì hai
tay người thực sự là hai phần nửa của một thế.
Trừ trường hợp các thế một tay, tất cả các thế “chi sao” khác đều theo phép khuỷu tay
ở trong. Thế này quan trọng trong quyền Vịnh Xuân vì nó như một cái đệm, hoặc là
một sức phụ, để gạt, nếu cổ tay không kịp nhận ra đối phương tăng thêm thành công
lực. “ Khuỷu tay ở trong” là nhãn hiệu của môn Vịnh Xuân. Khuỷu tay là điểm bất
động không phải là điểm chết. Trong khi cẳng tay và bàn tay thì mềm dẻo khi thay đổi
thế khác. Vì thế, hai tay trong phép “chi sao” phải mềm nhưng không lún, mạnh mẽ
cương quyết không cứng rắn.
Người ta có thể xếp Vịnh Xuân vào loai nhu quyền, tuy tôi không tin như vậy. Dù
sao, so với các nhu quyền khác thì Vịnh Xuân tích kiệm động tác hơn. Tất cả các thủ
pháp dùng trong “chi sao” làm cho nó có rất nhiều cách dùng. Lúc tấn công, Vịnh
Xuân dùng sức thắng đánh về phía trước. Lúc thủ, Vịnh Xuân dùng đòn gạt cong và
cũng dùng đòn thẳng để lấn. Người đánh quyền Vịnh Xuân giữ hạnh tâm để cho đối
phương chuyển xung quanh. Người ấy cũng được tập tránh các động tác thừa, chỉ
đánh thẳng từ giữa ra và vừa đủ từ ngoài vào với trung tâm giữ kín bằng khuỷu tay.
Cách tập tay của Vịnh Xuân với luyện khí, cũng góp vào luyện tập toàn thể cho võ sĩ,
nhưng không nên coi là toàn bị, mà chỉ là phương tiện đi đến mục đích. Có người tập
tưởng lầm rằng đánh tay “chi sao” là một phương pháp đánh. Không phải vậy đó chỉ
là môt cách tập dẫn dắt tới một lối riêng, nghĩa là tới các chiêu thức đúng của Vịnh
Xuân. Sự nghiên cứu đường và góc nhọn và nhất là sự luyện dùng đòn khí công.
Tác giả: Lý Tiểu Long (Bruce Lee)
Người dịch: Giáo sư Trần Văn Từ
Người hiệu đính: Võ sư Hồ Hải Long
Tự luyện tập Vịnh Xuân Quyền căn bản
I.Giới thiệu sơ lược:
Vịnh Xuân quyền ( Wing Chun, ving tsun, Wing Tsun, Wing Chun kuen,
Wingchun-kuen) còn được biết đến dưới tên gọi là Vĩnh Xuân quyền,
Vịnh Xuân Công Phu hay Vịnh Xuân phái, là một môn võ thuật có nguồn

gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bên cạnh thiểu
số cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầu
hết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh Xuân quyền từ phong trào Phản
Thanh phục Minh cách đây chừng 2 thế kỷ. Môn phái đã du nhập đến
các quốc gia lân cận và phương Tây trong thời hiện đại, sau khi sự
thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp
phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới, đưa Vịnh Xuân
quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành
một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê
luyện tập nhất, với hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thế
giới.
II.Đặc điểm quyền pháp:
Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi
của nhiều người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài
ba bài quyền, một bài côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung.
Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bài
quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân quyền không
nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một
hệ thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy
ước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng
thủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối
phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là những
nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi
ứng dụng thực chiến.
Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề
cao hàng đầu, vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên
ngoài của động tác sẽ không bao giờ phát triển được trong môn võ này.
Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế giới cho thấy tính chất
“đại đồng tiểu dị” với những điểm giống nhau là căn bản, bao gồm
trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái

niệm “xả kỷ tòng nhân” (quên mình theo người), “thính kình” (nghe
lực), “tâm ứng thủ” (khi đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực
hiện thành công); hệ thống đòn chân không có đá xoay người hay đá
bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và mạnh như roi
quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêm
thủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tập
trên mộc nhân trang.
Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba
bài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp
gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ. Khác với chi phái tại Hồng
Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều. Nhiều
dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền pháp khá khác
biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnh
xuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công,
Bối khí quy chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có
thể không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rời
với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền
dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt những năm tháng
môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền. Theo Đại sư Nam Anh trên quan
điểm của Vịnh Xuân quyền Việt Nam, ba bài tập thịnh hành trong hệ
Vịnh Xuân quyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều
và Tiêu chỉ) thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai
đoạn trong tiến trình luyện tập của môn sinh.
III.Một số thuật ngữ trong Vịnh Xuân Quyền:
-Nhị Tự Kiềm Dương Mã/Yee Chi Kim Yeung Ma: Thế tấn cơ bản, hai bàn
chân song song hình chữ nhị.
-Tiểu niệm đầu/(Siu Nim Tao) Litle Idea Form: Bài Quyền cơ bản của
một số phái Vịnh Xuân.
-Thủ Đầu Quyền /Basic hand techniques: Bài Quyền cơ bản của Vĩnh
Xuân Việt nam.

-Tầm Kiều/Chum Kiu – Seeking Bridge: Bài Quyền trung cấp của một số
phái Vịnh Xuân.
-Tiêu Chỉ /Biu tze – Darting Finger: Bài Quyền trung cao cấp của một số
phái Vịnh Xuân.
-Mộc Nhân Thung/Muk Yan Chong – Wooden Dummy: Bài Quyền cao
cấp của một số phái Vịnh Xuân.
-Li Thủ /Chi Sau, Chi sao – Sticky Hand: cách tập “Linh giác”.
-Than Thủ/Tan Sau, Palm-up Hand: Thế tay mở của Vịnh Xuân.
-Bàng Thủ /Bong sau, Wing – Arm : Thế tay bên của Vịnh Xuân.
-Phục Thủ/ Fook sau, Bridge-on Arm: Thế tay ẩn của Vịnh Xuân.
-Canh Thủ/Garn Sau: Thế tay trong một số chi phái Vịnh Xuân.
-Cổn Thủ/ Kwun-sau, Rotating Arm : Thế tay trong một số chi phái Vịnh
Xuân.
-Trẩm thủ/Jum sau : Thế tay trong một số chi phái Vịnh Xuân.
-Bát Trảm Đao/Bart Cham Dao – Eight Cutting Knive: Song Đao, Hồ Điệp
Đao trong Vịnh Xuân.
-Lục Điểm Bán Côn/Luk Dim Boon Kwun – Six and half point pole: Côn
pháp Vĩnh Xuân.
-Sáo lộ /Tao lu: Tập hợp các bài luyện tập theo giáo trình.
-Tản Thức/ San sik: Tập hợp các bài luyện tập thêm.
-Ngũ Hình Quyền /Five Animal Forms: 5 bài quyền trung cấp của Vĩnh
Xuân.
IV.Cách tập luyện một số bài quyền cơ bản:
1.Tiểu niệm đầu (Sil Lim Tao):
Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu
hình ý, Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ
pháp đặc trưng của Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự
xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục thủ, phách thủ, đấm tam tinh
còn gọi là tam xung chùy là thực hiện đấm liên tiếp 3 cái trong một
nhịp tấn công v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài là

Kiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chính
diện, chính thân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã.
Lời thiệu:Theo Diệp Vấn(tự nhận là Vịnh xuân gốc – Original Wing
chun):
1.Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
2.Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền
3.Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)
4.Than thủ – bán khuyên thủ – hộ thủ – phục thủ
5.Trắc chưởng – chánh chưởng – than thủ – khuyên thủ thâu quyền
6.Tả hữu án thủ – hậu án thủ – tiền án thủ
7.Lan thủ – phất thủ – lan thủ – song chẩm thủ – tiêu chỉ thủ
8.Trường kiều án thủ – song đề thủ – thâu quyền
9.Trắc chưởng – hoành chưởng thâu quyền
10.Than thủ – chẩm thủ – quát thủ
11.Lao thủ – hạ lộ hoành chưởng – thâu quyền
12.Bàng thủ – than thủ – ấn chưởng – thâu quyền
13.Thoát thủ – liên hoàn xung quyền – thâu cước
Bài quyền tổng quát: http://q.gs/1cMLz
Video hướng dẫn từng đông tác bài quyền của Master Wong:
http://q.gs/1c8Pl
(Sau khi nhấp vào link chờ 5s sau đó nhấn vô chữ Ad skip để tải)
Các bài tập thêm: A: http://q.gs/1cMG2
B: -Bàng thủ (Bong sau):
-Cách đấm Vịnh Xuân: http://q.gs/1cMWb
2.Tầm Kiều (Chum Kiu):
Lời thiệu :
1.Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
2.Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền
3.Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền
4.Xuyên kiều – chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)

5.Song phục thủ – phách thủ – chánh chưởng cập hộ thủ
6.Chuyển thân lan thủ – giao thoa than thủ – cập chuyển thân bàng thủ
7.Lan thủ xung quyền – phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ
thâu quyền
8.Cầm lan – trắc thân lan thủ khởi đề thoái
9.Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ – cập trắc thân giao thoa than thủ
tam thức
10.Trừu chàng quyền – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền
11.Trực đăng thoái – đạp bộ đê bàng thủ – cập song than thủ – chánh
thân song vấn thủ
12.Song trất thủ – song ấn chưởng – thâu quyền
13.Chuyển thân trắc sanh thoái – trắc thân án thủ – đàn kiều xung
quyền (3 lần)
14.Liên hoàn xung quyền – khuyên thủ thâu thức
Video hướng dẫn:http://q.gs/1c8nx
3.Tiêu chỉ:
Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây
là cấp độ tột cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa
dẫn đạo linh hoạt thay vì một nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bài
áp dụng nguyên lý “dĩ công vi thủ” (lấy công làm thủ) và “dĩ đả vi tiêu”
(lấy đánh làm hóa giải), “dùng eo phát lực” và “lực quán chỉ”. Những kĩ
thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ, khuyên
cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ,
chi phái Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau
Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu
(chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung từ chi phái Quảng Đông, cho bài
một sắc thái đặc biệt linh hoạt.
Lời thiệu gốc:
1.Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
2. Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền

3. Nhật tự xung quyền (tiêu chỉ thủ) – khuyên cát thủ thâu quyền
4. Chuyển thân quải tranh (tam thức) – tiêu chỉ thủ thâu quyền
5. Khẩu bộ – chuyển thân quải tranh – tiêu chỉ thủ – thượng lộ sạn thủ
6. Phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền
7.Chuyển thân quải tranh – tiêu chỉ thủ – hạ lộ sạn thủ
8.Phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền
9.Chuyển thân thượng hạ canh thủ (tam thức) – phục thủ – thoát thủ –
khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)
10.Trắc thân vấn thủ (tam thức) – chẩm thủ – chuyển thân phục thủ –
thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)
11.Tiêu chỉ thủ (tứ thức) – chuyển thân thượng lộ sạn thủ – phất thủ –
phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)
12.Cầm nã thủ – trừu chàng quyền – ấn chưởng thâu quyền
13.Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ (tam thức)
14.Liên hoàn xung quyền – khuyên thủ thâu quyền
http://q.gs/1cM0g

dòng Vĩnh Xuân Việt nam (theo tôi biết) là không di chuyển góc mà chủ yếu là đứng, xoaytại chỗ, tiến, lùi, nên không tập các đòn đá dập xuống theo các góc khác nhau như dòngmộc nhân Hongkong.5) Tập Tý Ngọ tuyến (center line): Các thế tập của Vĩnh Xuân Việt nam là từ tư thế đốidiện, xoay tại chỗ, nên đương nhiên là đánh vào Tý Ngọ tuyến. Còn trong dòng Vĩnh XuânHongkong, người tập thay đổi góc tiếp cận liên tục, thì việc tập các thế tay phát lực, cảntay của mộc nhân đều nhấn mạnh việc tập luyện phát kình về hướng Tý Ngọ tuyến, chứkhông phải vào tay mộc nhân. Ví dụ như các đòn tay trong Bàng Thủ, Quán Thủ, Càn TrảmThủ, Vấn Thủ khi đổi góc mặc dù là va chạm với tay mộc nhân, nhưng kình phát vềhướng Tý Ngọ tuyến, chứ không phải là gạt, chém vào tay mộc nhân.III) Kỹ thuật tập mộc nhân:Bài tập Vĩnh Xuân Hongkong của cụ Diệp Vấn có hai phiên bản khác nhau, một bản 108động tác và một bản 116 động tác, nhưng các động tác của hai phiên bản này hoàn toàntương đồng, tám động tác thêm vào của bản 116 chỉ là biến đổi chút ít của những động táccó sẵn trong 108.Do mộc nhân Hongkong có chân, nên việc tập chặn chân, đá chặn, đá dập tiện hơn là mộcnhân không có chân. Trong đó có một vài kỹ thuật áp dụng vào chiến đấu rất hay như đába đòn Vô Ảnh Cước liên hoàn để đá dập đầu gối, bẻ gãy cả hai chân đối phương.Hệ thống quyền thuật Vĩnh Xuân Việt NamHệ thống ngũ hình quyền của các dòng phái Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 6bài:1. Ngũ hình quyền tổng hợp: bài được chia thành 5 phần tách biệt ứng với 5 con thúthiêng, bắt đầu từ các chiêu thức tay xà, tiến tới tay long, hổ, báo và kết thúc là tayhạc. Các thế tấn và bộ pháp trong bài hỗ trợ cho thủ pháp. Đây là bài quyền đặc biệtphong phú về chiêu thức, động tác. Phong thái kết hợp cả nhu nhuyễn, chậm rãi đếntốc lực, dương cương.2. Hổ quyền: Hổ quyền thuộc mộc, chủ can, dùng để luyện gân. Bài không có đònchân (cước pháp). Chủ luyện đòn đấm thẳng dẫn đạo (tay hổ), đòn đánh bằng lưngbàn tay kết hợp với bật chỏ ngang. Các đòn thế thường đi theo đường thẳng, với tốcđộ cao và uy lực cương mãnh không thích hợp cho nữ giới.3. Báo quyền: Báo quyền hành thổ, chủ tì, luyện lực. Bài sử dụng tấn pháp linh hoạt,nhanh nhẹn phối hợp với những đòn tấn công chớp nhoáng bằng các khớp xương giữacủa đốt ngón tay (tay báo) dùng để chặn đòn đối phương hay đánh bật vào huyệt tháidương, thường sử dụng hai tay tấn công đồng thời kết hợp với cước pháp.4. Long quyền: Long quyền thuộc hỏa, lấy tâm làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởinhững thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trongnhững chiêu thức nhấn mạnh nguyên lý vòng tròn, các chiêu thức thường được diễnthế lặp lại 3 lần.5. Xà quyền: Xà quyền thuộc hành kim, chủ phế, luyện khí (tiên thiên). Rắn khôngchân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Bài chủ luyện sự nhu nhuyễn, linh hoạtcủa những ngón tay (tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực, thườngáp dụng những thế tấn rất thấp và có những thế đánh dạng hồi mã thương rất độc thủ.Bài còn được luyện quỳ ngồi nằm trên mặt đất để trở thành bài Xà địa quyền.6. Hạc quyền: Hạc quyền thuộc hành thủy, chủ thận, dùng để luyện tinh. Bài sử dụngnhững đòn đánh bằng cạnh tay (tay hạc) trong những tư thế dang mở rộng cánh vớinhững đòn đánh chỏ kết hợp với tấn chéo, tấn một chân (hạc tấn). Nhiều môn đồ VịnhXuân quyền đánh giá đây là bài quyền có phong cách hào sảng và đẹp nhất trong cácbài ngũ hình quyền.Khí công quyền :Bài Khí công quyền, một số dòng Vĩnh Xuân gọi là Bối khí quy chi sử dụng cácnguyên lý và chiêu thức như Ngũ cầm hí của danh y Hoa Đà, chủ luyện khí và lực, rấtthích hợp cho dưỡng sinh. Thủ pháp của bài được luyện trên bộ pháp kiềm dương tấn.Bài phân chia rõ rệt thành nhiều phần bằng việc chuyển vị từ chính thân kiềm dươngsang trắc thân kiềm dương bên phải và bên trái.Cước pháp:Hệ thống đòn tay Vĩnh Xuân được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, nhưngnhiều người không biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo. Có ý kiếncho rằng cước pháp của Vịnh Xuân quyền chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗibên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập của dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn tại HồngKông. Thực tế cước pháp Vịnh Xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêuthức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp vànhững chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ. Tuy nhiên, do nguyên tắc “túcbất ly địa” (chân như mọc rễ vào đất) của Vịnh Xuân, cước pháp Vịnh Xuân chỉtruyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và cósự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn. Vịnh Xuân quyền truyền thống không đề caonhững đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trungđẳng[3]. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tựniêm thủ.Binh khíLục điểm bán côn:Bài Lục điểm bán côn sử dụng cây côn (gậy) rất dài, thường bằng cao độ của ngườiluyện tập cộng thêm phần cánh tay giơ cao (khoảng 2 thước rưỡi), có lẽ xuất xứ banđầu cây sào chống thuyền của các môn đồ Hồng thuyền. Ở Việt Nam bài côn này cóthể được tập với tề mi côn (côn ngắn đến lông ****). Theo Lương Đĩnh, bài Lục điểmbán côn có bảy thế côn căn bản là: Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trửu, Đàn vàBán già.Côn pháp tuy giới hạn về chiêu thức nhưng được hỗ trợ bởi nguyên tắc “tuỳ địch chibiến nhi biến” (tùy theo cái biến của địch mà biến đổi), “dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu”(lấy không có chiêu thức để thắng có chiêu) và phương pháp niêm côn. Phương phápniêm côn tương tự như niêm thủ, hai côn giao nhau chuyển động theo khuyên côn(xoay vòng), từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh rơi côn đối phương để tiếnnhập tấn công bụng, ngực, cổ họng hay màng tai địch thủ bằng những thế tiêu longthương, bán già Ngoài ra, cũng thường thấy tại các võ đường Vịnh Xuân song luyện”đao côn phối triển”, với song đao (vũ khí ngắn) và trường côn (vũ khí dài) cùng đượcchiết chiêu, tập luyện, song đấu.Bát trảm đao:Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Song tô, Trủy thủ hay Daoquai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Bàisử dụng loại đao ngắn cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng vớimột bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chậptheo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thànhquai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.Bài Bát trảm đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính. TheoDiệp Vấn, tám đoạn của bài là:1. Đao thức2. Lập trảm đao3. Than trảm đao4. Song canh đao5. Cổn bàng đao6. Nhất tự đao7. Vấn đao8. Quải đaoTương tự côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí đốiphương để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Tương truyền, Diệp Vấn chỉ dạy bàiBát trảm đao cho bốn đệ tử. Tuy nhiên hiện nay nhiều bài đao khác nhau mang tênBát trảm đao nên khó phân biết được bài nào được chân truyền từ Diệp Vấn.Các binh khí khácCác binh khí khác ít phổ biến hơn và chỉ đuợc tập luyện hạn chế tại một số dòng pháigồm phi tiêu, trường kiếm, liễu diệp kiếm, tề mi côn, thậm chí có cả đao.Hệ thống công phuNiêm thủPhương pháp niêm thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ đôi tay, môn sinh nhập nộivừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trìnhđộ hai tay đánh đỡ không cần suy nghĩ (tâm ứng thủ). Niêm thủ bao gồm trong đó cảcác động tác quay tay, các nguyên lý du đẩy và phá du đẩy cùng những thế đặc trưngcủa Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ v.v. và được tập luyện cùng đồng môn trongsuốt tiến trình võ sinh theo học.Đơn niêm thủĐơn niêm thủ (tập niêm thủ một tay) được dạy kết hợp cùng bài Tiểu niệm đầu và hầuhết lấy các chiêu thức trong bài ra để song đối. Đơn niêm thủ kết hợp theo một chu kìnhững thế than thủ, phục thủ, chánh chưởng, chẩm thủ, nhật tự xung quyền, bàng thủ,và chú trọng sự chuyển biến giữa hai thế than thủ và bàng thủ.Song niêm thủSong niêm thủ (dính hai tay) bắt đầu với bàng thủ và tiếp với phương pháp “nhất phụcnhị” để cuối cùng tới niêm thủ tự do, áp dụng nguyên lý “bất truy thủ”, “tá lực xảođả”, “tiêu đả đồng thời”, “tá lực phản đàn, khiêu kiều độ giang”, “án đầu ngật vĩ”, “lạilưu khứ tống”, “súy thủ trực xung” v.v. Ở các chi phái Vịnh Xuân quyền Việt Nam,song niêm thủ bắt đầu bằng những động tác quay tay và được tập ngay từ ngày đầutiên đến với môn phái.Song niêm thủ bịt mắtLà cấp độ cao nhất của linh giác để tiến tới song đấu tự do với ly thủ (rời tay), võ sinhbịt mắt bằng dải băng đen và chỉ còn đặt niềm tin vào khả năng cảm nhận thông quatiếp xúc với đối phương của bản thân để tránh đòn hay phản công.Niêm cướcNiêm cước được luyện tập nhằm phát triển khả năng cảm ứng, nghe lực và sự thăngbằng của của chân. Hai người đứng trên một chân dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hởbằng những đòn móc chân (khấu thoái) rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái.Niêm thânNiêm thân (dính thân), trong các chi phái Vịnh Xuân quyền tại Việt Nam còn gọi làTrao thân hay Tráo đổi thân, là cấp độ cao nhất của sự tiếp xúc giữa hai đối thủ nhằmhướng đến mục tiêu phát triển sự cảm ứng nhanh nhạy của toàn bộ cơ thể trước tácđộng lực từ phía đối phương. Đòn đánh của địch thủ vừa tiếp xúc với thân mình củamôn đồ Vịnh Xuân quyền, dựa trên cơ sở thụ cảm tác động lực, môn đồ Vịnh Xuânlập tức hóa giải bằng các động tác xoay thân, triệt tiêu lực, đưa cơ thể vượt thoát rakhỏi không gian nguy hiểm do đòn tấn công của đối phương gây ra và tạo góc độ rađòn thuận lợi để phản công.Du đẩyĐây là các bài tập thiên về dùng sức nhằm phát triển nội lực và cảm ứng lực, ngườitập đứng chính thân kiềm dương hoặc trắc thân kiềm dương ***g tay vào nhau và tiếnhành tác động đến đối phương bằng các động tác ép, chặn nghịch chiều. Những bàitập du đẩy thể hiện tính chất đối kháng lực rất nặng với phương pháp hầu như tươngphản với những nguyên tắc niêm thủ nói trên thường thiên về nhu hòa, hóa giải lực.Du đẩy và phá du đẩy có thể còn được thực hiện với những động tác ép, điểm, chặn,đả lên thân (vùng ngực, bụng, vai, lưng v.v.) đối phương nhằm tăng cường khả năngcảm ứng lực và chịu lực của từng phần cơ thể.Mộc Nhân Thung PhápNếu mộc nhân thung là đặc điểm của võ thuật Trung Hoa, thì mộc nhân thung pháp(bài tập với những kỹ pháp đánh trên mộc nhân) lại là đặc điểm riêng của một số ít ỏidòng phái trên lãnh thổ Trung Hoa. Huyền thoại về điều kiện phải chiến thắng 108mộc nhân để chứng tích võ công trước khi được hạ sơn của các cao tăng Thiếu Lâmtự rất nổi tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy dấu tích của mộc nhân tạiTung Sơn, và mộc nhân thung pháp vẫn là đặc thù của các võ phái Thái Lý Phật, HắcHổ Môn ở Hồng Kông, và Vịnh Xuân quyền[4].Mộc nhân có cấu tạo đơn giản, là một khúc gỗ đường kính khoảng 30cm-40cm dài cỡ1,5cm nếu đặt trên giá đỡ (loại sống, động), nếu chôn xuống đất hoặc đặt trên nền đất(loại chết, bất động) thì phần thân ở trên mặt đất của mộc nhân có độ dài tương đươngcao độ của người luyện tập. Trên thân có bốn khúc gỗ nhỏ hơn: hai cánh tay trên nằmngang vai người tập và đưa chéo sang hai bên, cánh tay dưới nằm trên trung tuyến vàđưa thẳng ngang bụng. Mộc nhân có một chân bẻ cong, thiết kế nằm ở giữa và ngangđầu gối. Thông thường loại sống được sử dụng nhiều hơn do tính linh hoạt khi chịulực. Thân của loại sống được treo lên bởi hai thanh ván xỏ xuyên qua trên và dưới haibên hông của thân. Hai miếng ván đó chịu lực trên hai cây cột trụ chôn hoặc đặt vữngtrãi trên nền đất hai bên mộc nhân. Khi thân mộc nhân bị đánh, hai miếng ván nêutrên kéo thân trở lại phái trước sau khi thân dội về phía sau và vì vậy, tạo cho thântính đàn hồi. Một số chi phái Vịnh Xuân, như Triệt Quyền Đạo, đã cải cách mộc nhântheo hướng không sử dụng hai miếng ván và cột trụ nhằm tạo tính động cho mộc nhânmà, thay vào đó, sử dụng lò xo dưới chân.Bài Mộc Nhân Thung có thể coi là một bài quyền cao cấp của môn phái, chỉ dạy chocác học trò cao cấp. Theo từng dòng phái, các bài Mộc Nhân Thung cũng có ít nhiềusự khác biệt. Bài của các dòng Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 108 động tác,ngoài số ít các động tác chính thân tách bài thành 5 phần, bài bao gồm phần lớn cácđộng tác lặp lại ở hai bên, có 6 thế cước và 8 thế đánh gối. Bài của chi phái QuảngĐông chia thành 2 phần với hơn 160 động tác, có 5 thế đá (Câu cước, Dịch đăngcước, Nguyệt ảnh cước, Hổ vĩ cước) và 1 thế đánh gối (Tất chàng phúc). Bài của chiphái Diệp Vấn tại Hồng Kông chia thành 10 đoạn với 140 động tác khi được truyềndạy ở Phật Sơn, nhưng khi tới Hồng Kông ông rút xuống còn 108 động tác sau khi bỏđi một số chiêu thức quá sát thủ, vài năm sau ông lại nâng lên thành 116 động tác chiathành 8 đoạn. Bài có bao gồm tám thế cước (Trực đăng thoái, Hoành sanh thoái, Tà đàtất thoái, Thập tự thoái, Tiệt tảo thoái, Khấu đàn thoái, Tà đà cước thoái, Hoành đà tấtthoái). Hiện nay bài Mộc Nhân Thung của Diệp Vấn, tuy hết sức phổ biến trong nhiềuchi phái Vịnh Xuân trên toàn thế giới, đã hầu như thất truyền những tuyệt chiêu mà tổsư đã không truyền dạy.Nếu mộc nhân là dụng cụ hỗ trợ để môn sinh tập lực, phát kình, tháo lỏng, du đẩy vàphá du đẩy thì bài Mộc Nhân Thung giúp môn sinh thực hiện toàn diện chiến lượccông thủ phản biến. Trừ một số ít đòn thế áp dụng khi đứng tấn chính thân kiềmdương, hầu hết các chiêu thức của bài được triển khai khi môn sinh chiếm giữ trungtuyến, dùng “tam giác bộ” (bộ pháp tam giác với đỉnh là vị trí của người tập lúc khởichiêu) di chuyển từ nội môn (phần thân nằm trong hai cánh tay trên) qua ngoại môn(phần ngoài hai cánh tay), tưởng tượng tránh đòn của đối thủ, sau đó tấn công vào bênhông mộc nhân.Vĩnh Xuân Quyền Hồng KôngĐặc điểmBàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi của nhiềungười, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài ba bài quyền, một bàicôn, một bài đao và một bài mộc nhân thung. Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉdựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuânquyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệthống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêuthức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võphái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao),mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khiứng dụng thực chiến.Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề cao hàng đầu,vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên ngoài của động tác sẽ không baogiờ phát triển được trong môn võ này. Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thếgiới cho thấy tính chất “đại đồng tiểu dị” với những điểm giống nhau là căn bản, baogồm trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái niệm “xảkỷ tòng nhân” (quên mình theo người), “thính kình” (nghe lực), “tâm ứng thủ” (khiđầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực hiện thành công); hệ thống đòn chânkhông có đá xoay người hay đá bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh vàmạnh như roi quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêmthủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tập trên mộc nhântrang.Quyền phápHệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứngvới trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầmkiều và Tiêu chỉ. Khác với chi phái tại Hồng Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ đượcdạy trước bài Tầm kiều. Nhiều dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyềnpháp khá khác biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnhxuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quychi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể không có hai bài Tầmkiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầmkiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốtnhững năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền. Theo Đại sư Nam Anh trênquan điểm của Vịnh Xuân quyền Việt Nam, ba bài tập thịnh hành trong hệ Vịnh Xuânquyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều và Tiêu chỉ) thực chấtkhông thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn trong tiến trình luyện tập của mônsinh.Kiều thủ – Kỹ pháp đặc trưngHệ thống quyền pháp của Vịnh Xuân quyền xuất phát từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnhPhúc Kiến mà kỹ pháp đặc trưng của nó là hệ thống Kiều thủ (phát âm theo âm QuảngĐông là Kìu Sẩu) là đoạn xương cánh tay trước từ cổ tay đến cùi chỏ dịch nghĩa sangtiếng Anh là the Bridge Hand Techniques hay the Bridge Arm Techniques.Hầu hết các võ phái tại miền Nam Trung Hoa bắt đầu từ bờ phía Nam sông Trườnggiang (Dương Tử Giang) trở xuống, tức là bao gồm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông,Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, đều có nguồn gốc từ ngôi chùa Nam Thiếu Lâmtại tỉnh Phúc Kiến, do vậy các hệ thống kỹ thuật đòn tay đều dùng chữ Kiều và bộ tấndùng chữ Mã bộ ám chỉ bộ chân di chuyển và gọi tắt là Kiều Mã (Kiều phải chắcchắn, Mã phải vững vàng) do vùng miền Nam Trung Hoa sông nước nhiều và thườngđánh nhau trên ghe, thuyền nên phải trụ bộ một chỗ đánh.Trong Thiếu Lâm Hồng gia thường có câu : Ổn Mã Ngạnh Kiều 穩馬硬橋, TrườngKiều Đại Mã 长橋大馬, Đoản Kiều Tiểu Mã 短橋小馬, tạm dịch là Ngựa Vững CầuCứng, Ngựa Lớn Cầu Dài, Ngựa Nhỏ Cầu Ngắn, nghĩa là bộ tấn vững chãi đòn tayrắn chắc, đòn tay dài với bộ tấn rộng thấp, đòn tay ngắn với bộ tấn nhỏ hẹp và cao(Cao Mã).Về chiến đấu pháp trong Thiếu Lâm Hồng gia lại có câu: Xuyên Kiều Tranh Mã XíchThân Trửu 穿橋爭馬尺身肘, nghĩa là chủ về lối đánh trụ bộ (một chỗ) cận chiến vànhập nội nhiều hơn, Xuyên Kiều nghĩa là xuyên tay và len tay vượt trên tay đốiphương, Tranh Mã nghĩa là phải dùng chân nêm chặt bộ vị (thế tấn) của đối phương,Xích Thân Trửu nghĩa là Thân và Cùi Chỏ (Trửu) phải luôn áp sát đối phương.Trong Bạch Mi quyền lại có câu chiến đấu pháp: Hữu Kiều – Kiều thượng quá, MậuKiều – tự chế Kiều – 有橋 橋上過 (过), – 瞀橋 自製橋 nghĩa là có Kiều – (Hữu Kiều)- (gặp Kiều thủ đối phương bắc cầu) thì phải leo lên cầu mà vào nghĩa là gặp tay địchnhân thì phải dùng tay của mình chặn ở trên mà tiến vào mình đối phương (Kiềuthượng quá), nếu không có Kiều rõ ràng (2 bên có khoảng cách chưa bên nào ra taytrước) – (Mậu Kiều) – thì phải đưa tay bắc cầu mà vào (tự chế Kiều).Các bộ quyền của Nam Thiếu Lâm (hay Nam Quyền) thường dùng 2 thế tấn căn bảntrong các bài quyền là Tứ Bình Bát Phân (Sei Ping Baat Fahn 四平八分) còn gọi làTứ Bình Mã (Sei Ping Ma 四平馬) tức là Trung Bình Tấn, và thế tấn thứ hai là NhịTự Kiềm Dương Mã (Yee Gee Kim Yeung Ma – Yih Jih Kìhm Yèuhng Máh 二字鈐– 羊馬 二字鈐陽馬) gồm Đại Kiềm Dương Mã 大鈐羊馬 và Tiểu Kiềm Dương Mã小鈐羊馬.Trong Nam Quyền (Hồng Gia Quyền, Bạch Mi Quyền, Vịnh Xuân Quyền) thườngdùng chữ Kiều Mã 橋馬 để nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiều Thủ và Mã Bộ khigiao thủ với đối phương không cho đối phương Niêm Kiều, Triệt Kiều, Phá Mã.3 bài đầu tiên (Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ) là những giai trình luyện tập cácđộng tác Kiều thủ căn bản để tiến vào bài Mộc Nhân Trang thi triển hiệu quả các độngtác Kiều thủ.Hệ thống quyền phápVề căn bản, Vịnh Xuân có 4 bài quyền cốt lõi3 bài quyền đầu tiên: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ (Phiêu Chỉ) là những bướccăn bản chuẩn bị cho bài Mộc Nhân Trang.Bài Tiểu Niệm Đầu đưa ra các thế tay (Kiều thủ) căn bản và khái niệm Trung TâmTuyến cho nên cũng được coi là bài tập cho môn sinh phép phòng thủ căn bản.Bài Tầm Kiều đưa ra các thế tay phản công và các đòn chân (Thoái pháp, Cước pháp)và cách thức di chuyển bộ vị khi giao chiến.Bài Tiêu Chỉ là kỹ thuật nâng cao và chỉ được truyền dạy cho đệ tử trong môn để làmnền tảng cho bài Mộc Nhân Trang.Ngoài 4 bài quyền, còn có phép luyện tay nghe lực (thính kình) đối phương tựa nhưphép Thôi Thủ trong Thái Cực quyền, phương pháp này trong các chi lưu Vịnh XuânViệt Nam thường gọi là Niêm Thủ nhưng hầu hết các chi lưu Vịnh Xuân trên thế giớivà tại Trung Quốc, Hong Kong gọi là Li Thủ. Li Thủ gồm có Đơn Li Thủ và Song LiThủ.Tiểu niệm đầu (Siu Nim Tao 小念頭 )Khác với các võ phái dựa trên cơ sở căn bản là phải luyện tập vững vàng mã bộ (tấnpháp) và ngoại lực trước khi bắt đầu được truyền dạy những bài quyền đầu tiên, ngaytừ những ngày đầu nhập môn Vịnh Xuân quyền, môn đồ đã được truyền dạy Tiểuniệm đầu. Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý,Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ pháp đặc trưng của VịnhXuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phụcthủ, phách thủ, đấm tam tinh v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài làKiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chính diện, chínhthân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã. Việc làm quen tấn phápnày với sự kết hợp thủ pháp (các chiêu thức của bài đều xuất phát từ trung tuyến), chophép môn sinh rút ngắn được thời gian luyện tập bởi ngay từ những ngày đầu đến vớimôn phái đã được rèn luyện không chỉ mã bộ mà cả các chiêu thức nền tảng.Tầm kiều (Chum Kiu 尋橋 )Như tên gọi của bài, tầm kiều (tìm cầu) chỉ rõ mục đích bài là tìm cây cầu nối giữacông và thủ, hoặc, tiếp được tay đối phương để từ đó phát hiện sơ hở tấn công. Bàichú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã đặc biệt của môn phái với thế tấntrắc thân kiềm dương. Lúc tiến theo thế “đạp bộ” hay còn gọi là “leo núi”, chân trướcbước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấncông, thế “chuyển mã” dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không.Đây là lý thuyết “dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ”, “dùng eo xoay phá giảiđòn công của địch”. Bài có ba thế cước: đề thoái, trực đăng thoái và trắc sanh thoái,dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đảkích đối thủ. Những đòn tay mới được giới thiệu trong bài là chánh thân vấn thủ, phêtranh, xuyên kiều, trắc thân án thủ, trừu chàng quyền, đàn kiều xung quyền.Tiêu chỉ (Biu Tze 標指 )Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây là cấp độ tộtcùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa dẫn đạo linh hoạt thay vìmột nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bài áp dụng nguyên lý “dĩ công vi thủ” (lấycông làm thủ) và “dĩ đả vi tiêu” (lấy đánh làm hóa giải), “dùng eo phát lực” và “lựcquán chỉ”. Những kĩ thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ,khuyên cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi pháiHồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm haithế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sungtừ chi phái Quảng Đông, cho bài một sắc thái đặc biệt linh hoạt.Mộc Nhân Trang Quyền Pháp (Muk Yan Chon Kuen Faat 木人桩 拳 法)Ở Việt Nam, đa số các chi lưu Vịnh Xuân đều dịch tên bài quyền này là Mộc NhânThung (木人舂). Thật ra tên gọi đúng phải là Mộc Nhân Trang (木人桩), phátâm theo tiếng Quảng Đông là Mụk Yàn Chón, Trang có nghĩa là bày ra, sắp xếp ra màý nghĩa của Mộc Nhân là bày sắp ra các Chi (tay chân) trên dưới để tiện cho việcluyện tập, trong khi Thung có nghĩa là cọc gỗ hay trụ gỗ được chôn xuống đất.Mộc Nhân Thung (木人舂) cũng có tác dụng như Mộc Nhân Trang (木人桩)dùng để luyện tập quyền cước (các món binh khí của tay chân mà võ thuật Trung Hoagọi là các Thủ Hình), nhưng Mộc Nhân Thung thì không có các phần tay chân (Chi)lắp vào mà đó chỉ là các trụ gỗ chôn xuống đất có bó rơm trên 3 vùng Thượng (trên) -Trung (giữa) – Hạ (dưới) được dùng để luyện tay chân va chạm công phá mà các võphái miền Nam Trung Hoa và các chi lưu Karate tại Okinawa và Nhật Bản xuất pháttừ các võ phái miền Nam Trung Hoa rất ưa chuộng trong các bài tập hàng ngày.Nếu Mộc Nhân Thung là đặc điểm của võ thuật Trung Hoa tập luyện đánh tay trêncác trụ gỗ (Thung) như các trường phái Karate tại Okinawa, thì Mộc Nhân Trangpháp (bài tập với những kỹ pháp đánh trên Mộc Nhân) lại là đặc điểm riêng của mộtsố ít ỏi dòng phái trên lãnh thổ Trung Hoa. Huyền thoại về điều kiện phải chiến thắng108 mộc nhân để chứng tích võ công trước khi được hạ sơn của các cao tăng ThiếuLâm tự rất nổi tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy dấu tích của mộc nhântại Tung Sơn, và mộc nhân trang pháp vẫn là đặc thù của các võ phái Thái Lý Phật,Hắc Hổ Môn ở Hồng Kông, và Vịnh Xuân quyền[4].Nếu mộc nhân là dụng cụ hỗ trợ để môn sinh tập lực, phát kình, tháo lỏng, du đẩy vàphá du đẩy thì bài Mộc Nhân Thung giúp môn sinh thực hiện toàn diện chiến lượccông thủ phản biến. Trừ một số ít đòn thế áp dụng khi đứng tấn chính thân kiềmdương, hầu hết các chiêu thức của bài được triển khai khi môn sinh chiếm giữ trungtuyến, dùng “tam giác bộ” (bộ pháp tam giác với đỉnh là vị trí của người tập lúc khởichiêu) di chuyển từ nội môn (phần thân nằm trong hai cánh tay trên) qua ngoại môn(phần ngoài hai cánh tay), tưởng tượng tránh đòn của đối thủ, sau đó tấn công vào bênhông mộc nhân.Cái chết của Lý Tiểu Long người Trung quốc – quốc tịch Mỹ – một ngôi sao sángđóng phim về võ hiệp đã làm chấn động giới võ thuật và điện ảnh toàn thế giới vì tríthông minh và thiên tài võ thuật của Lý đã khiến người ta bái phục. Cái chết nàygiống như một quả tinh cầu hào quang sán lạn đột nhiên nổ tung trong không gianngười ta thấy một luồng sáng dữ dội bùng lên trong chớp nhoáng rồi lập tức theo tiếngnổ tiêu tan đi, nhưng ấn tượng huy hoàng vẫn còn vĩnh viễn lưu lại trong thế gian,nhất là trong giới điện ảnh và võ thuật vì hai giới này đã mất một vị anh tài mà mọingười đều luyến tiếc.Qua việc thu lượm được ở sách báo Hương Cảng, Lý Tiểu Long lúc bắt đầu học võ làhọc phái Vịnh Xuân. Rồi sau có học nhiều các môn phái võ học khác, cho nên mới đạtđến trình độ tinh thâm như vậy và mới nổi tiếng trên thế giới là một võ sư đại tài. Ởđây không bàn đến tài hoa trời phú cho tinh thần học hỏi không ngừng của Lý, nhưngphải nói rằng thành tựu đạt được của Lý Tiểu Long đã để lại trong giới võ thuật Trungquốc một trang sử huy hoàng.Ngoài việc nhỏ lệ đồng tình thương người đã khuất, tiện bút viết bàn về quyền nghệ,kiếm pháp và Lục điểm bán côn của phái Vịnh Xuân để các bạn ở Hương Cảng cáchxa Việt Nam hiểu thêm về quyền thuật của phái Vịnh Xuân mà ít người biết tới. Cóbiết đâu ở Việt Nam nhiều nhà chính khách cũng là những đồ đệ của phái này. Ở miềnbắc Việt Nam phái này lưu truyền từ lâu. Còn tại miền Nam, mới có độ hơn mườinăm do tôn sư Nguyễn Tế Công di tản đem vào, nhưng ít người được chân truyền.Tác giả học được là do tôn sư truyền lại trong thời gian di tản vào Nam. Nhưng tôn sưvào được ít năm thì mất, hưởng thọ 84 tuổi, cho nên thời gian học thì ngắn, kỹ thuậttiếp thu được còn thô thiển. Nhưng cũng may là ân sư trong lúc còn sống giảng dạykhông tiếc sức cho nên cũng tiếp thu được không ít các điều hay lạ. Tác giả (LVK)trong năm 1966 đã từng giới thiệu tóm tắt trong 8 kỳ ở báo tiếng Hoa Viễn đông nhậtbáo về quyền thuật phái Vịnh Xuân. Nhưng thời kỳ đó chưa được nhiều người chú ý.Nhân dịp cái chết của Lý Tiểu Long – một môn đồ của phái Vịnh Xuân – làm cho tácgiả cảm hứng lại đem những điều hiểu biết của mình bổ xung vào những điểm đã viếttrước đây. Quyền thuật của phái Vịnh Xuân nguồn gốc của nó thuộc phái “Quyềnthuật nội gia Thiếu Lâm“. Nhưng các sách nổi tiếng trong nước chỉ biết nói đến bamôn nội gia là Thái cực, Hình ý và Bát quái, không biết rằng phái Vịnh Xuân cũng làquyền thuật nội gia của môn phái Thiếu Lâm.Phái này lấy Tam Tinh, Ngũ Hình làm cương lĩnh, lấy Thất Đáo, Bát Môn làmphương pháp, tay nắm thành hình chữ nhật, đấm thì đấm thẳng. Các loại quyền phổthông khác thì nắm tay hình quả trứng, khi đấm ra thì đấm vòng hai bên ngược hẳnnhau. Ngay cả thế tấn cũng khác, từ đầu đến cuối chỉ dùng thế Kiềm dương di chântrụ. Bài tập vỡ lòng lúc đầu cũng tập trên thế “đứng chân trụ giữ thế Kiềm dương” thìthân thể giữ nguyên không di chuyển, hai chân bám chân bám chặt đất , đầu gối hơikhuỵu – gọi là kiềm dương – nghĩa là che hạ bộ, toàn thân hơi ngả về sau. Thế lúcđứng yên và lúc di chuyển là một, đây là phép đánh, phép lập thân, tập chân củaquyền Vịnh Xuân. Nếu đem cách này biểu diễn cho mọi người xem thì không hấp dẫnnhư các loại quyền khác có tính hoạt bát và mỹ quan. Quá trình tập luyện của pháinày là bắt đầu bằng bài tập vỡ lòng, các phái khác cho là chẳng có gì là lạ, là hay cả.Thực vậy, bài tập vỡ lòng này không có gì là ghê gớm cả. Chẳng qua chỉ là bài tậpnhập môn về cách đứng tấn và cách che bộ hạ. Đặc điểm của nó là không tập tấn riêngmà kết hợp tập tấn và tập tay đồng thời với nhau để khỏi phí thời gian. Khi đã thuầnthục rồi thì tiếp tục tập “tiêu đả”, nghĩa là vừa tiêu đòn vừa đánh. Cách tập phải haingười cùng tập hay là phải tập với thầy. Đấy là cách tập thực chiến khi hai người taykhông đánh nhau. Việc luyện tập này phải nghiêm túc. Khi ra đòn tay hoặc chânnguyên tắc là phait tập đi tập lại nhiều lần cho đến khi thành phản xạ vô điều kiện(tâm ứng thủ) mới thôi. Nghĩa là đến khi nào phát quyền phải trúng đích, tiêu quyềnkhông hụt đòn, rồi mới tiếp tục chuyển sang hai tay chạm nhau để tập “Linh giác” màthường gọi là “Niêm thủ” tức là thực chiến khi hai tay tiếp xúc nhau. Tập Linh giácphải tập đến khi nào không cần mở mắt mà vẫn biết sự biến hoá tay chân của địch vàsức mạnh hay yếu. Đấy là dùng cái mềm hoá cái cứng, dùng cái cứng phá cái mềm.Hai cái này chế ngự nhau hoặc hai cái hoá giải nhau. Từ tập “Tiêu đả” đến “Niêm thủ”có 8 phép tập tay là:Xuyên – đấm chọcThân – đỡ ngửa bàn tay (gạt rộng ra)Tiêu – phóng tay chọcPhục – đỡ sấp bàn tayKinh – lấy cùi chỏ đỡBàng – gạt cổ tayTháp – dập đánhTrầm – đỡ xiết bằng cổ tayTám phép này đã nói rõ ở bài viết trước không nói thêm. Nay chỉ nói về “Lục điểmbán côn”, gọi là bán côn vì độ dài của côn này là do nửa độ dài của hai loại côn cộnglại hình thành. Trong chế độ cổ, dùng côn cho bộ binh thì dùng loại côn ngắn cho dễvận dụng. Lọai này dài 4,8m (thước Trung quốc) .Loại côn này dùng cho kị binh . Độdài của nó gấp đôi loại côn ngắn tức là 9,6m .Nếu có thêm một mũi nhọn nữa thìthành trường thương. Phép đánh côn ngắn và côn dài khác nhau . Đánh côn dài thìngười sử dụng côn phải có cánh tay mạnh hơn người mới có thể gạt đâm được. Khicông kích dùng khoảng cách xa và chủ yếu là hướng về phía trước đâm giết. Cònđánh côn ngắn khi vận dụng phải linh hoạt, trên bổ dưới hất, đánh ngang phải trái chonên chân tay phải nhanh nhẹn, lấy việc đánh dọc đánh ngang, bổ trên hất dưới làmchủ yếu. Cho nên côn dài thích hợp cho kỵ binh. Côn ngắn thích hợp cho bộ binhdùng cận chiến trên mặt phẳng. Mỗi loại đều có ưu điểm nhược điểm của nó. Cho nên”Lục điểm bán côn” lấy cái ưu điểm của hai loại cộng lại, lấy chiều dài của côn dài rútđi 2,4m và thêm vào chiều dài của côn ngắn 2,4m, tức là chiều dài của “Lục điểm báncôn” là 7,2m.Phép đánh lấy côn ngắn 3 điểm:Toả hầu (khoá hầu)Trung bình (trung bình)Dịch tự (rút đầu mối)Phép đánh lấy côn dài 3 điểm:Cái côn (côn che đầu)Hạ khiêu (hất dưới)Hoành đả (đánh ngang)Cộng hai cái thành 6 điểm, cho nên vì thế gọi là “Lục điểm bán côn”. So với loại côn”Cửu long bán đảo” của Hương Cảng cũng thế, nhưng côn của Hương Cảng có thêmnửa điểm, chứ không 9 con rồng thêm nửa con rồng.Bài ca về côn như sau:Côn pháp tinh thông lục điểm cườngHoành phi trung lộ nhập trùng dươngKhuyên trầm dịch tự xuyên trừu đãngThượng hạ phiên phi thế hiển dươngDịch:Côn pháp tinh thông sáu điểm cườngPhất đường giữa để đâm côn vào giữaXoay vòng thấp rút côn lắc lư rồi chọcLật, bay, trên, dưới, thế rất hùng mạnhKiếm của Vịnh Xuân thì thân nhẹ và dài. Phép tập có 6 pháp là: Khuyên – Trầm – Trật- Thích – Phất – Lắc. Bộ pháp là bước phẳng và bước leo núi nghiêng người tiến lên.Lùi và tiến hơi nhảy nhẹ nhàng, luôn giữ cho linh hoạt. Không động thì thôi, nhưngkhi động thì như chim bay, cá nhảy, tìm cơ hội mà tinh luyện, kiếm cũng như quyềnphải biết phối hợp cứng mềm.Bài ca về kiếm như sau:Bạch xà thổ tín, ngư bộ biền thuKhuyên trầm phản thủ, tước dược chi đầuThanh đình điểm thuỷ, ưng lạc ngư phủHoành khiên thập tự, bàn phúc xuyên trừuThuỳ phong xạ đấu, lôi hồn điện tẩuTrảo tiến chảo thoái, quang nhược long duHùng yên viên bộ, hớt tả hớt hữuKiếm cập, lý cập, quán dịch yết hầuDịch:Sau khi phụt đâm, nghiêng mình thu bước vềLật tay xoay tròn như chim nhảy đầu cànhNhư chuồn chuồn quệt nước, như chim sa cá nhảyNhảy ngang chữ thập, lại xoay đâm rồi rútHạ mũi xuống đâm nhanh như tên, sấm chớpLiệu tiến liệu thoái như rồng lượn chơiLúc trái lúc phải, bước nhanh như vượn, lưng như gấuKiếm đến chân đến chọc đúng yết hầuKhi lương sư dạy cho học kiếm thấy khó khăn hơn học quyền vì bộ pháp và thân hìnhcó những chỗ khác nhau, giữ cho khí bên trong được đầy đủ lại càng khó .Nắm kiếmmà tiến phải luyện thế nào cho mềm dẻo như sợi mây. Cổ tay và khớp tay phải dẻo,nếu cứng dùng kiếm không linh.Bắt đầu là học lục pháp : Khuyên – Trầm – Trật – Thích – Phất – LắcSau khi tinh thông lục pháp mới thực tập biến đổi. Sau nhiều lần luyện tập mới thuđược những kinh nghiệm thực tế. Khi thật thuần thục thì sinh xảo diệu. Có thầy chỉđạo kết hợp với bản thân kiên trì tu dưỡng thì mới đạt được kết quả cao.Tập đao ở Vịnh Xuân có song đao, đơn khiên đao và đao cán dài. Đao chẳng qua làhai tay nối dài ra mà thôi cho nên phép tập tay và thân hình cũng không khác gìquyền, duy có đơn khiên đao phải có sức đều của lưng tay để một mặt dùng khiên,một mặt dùng tay hai bên thay đổi che, đánh. Dùng khiên che đòn đánh của vũ khíđịch và tiến đánh bằng đao phía bên của địch. Còn dùng đao cán dài thì hai tay nắmchặt cán đao (đao và cán ngang nhau) quay qua vai phía bên phải chém. Khi chiến đấudùng sức toàn thân chém phía trái địch, chém đao cán dài rất khó trúng. Trúng phảithì bên trái trúng đao, trúng trái thì phải trúng, nhảy hậu sợ không kịp trừ phi có khígiới đỡ mới được. Những kiểu chém vát rất mạnh. Hai tay đỡ bi chấn động, trả đòn lạikhông phải dễ, cho nên phép chém chếch là phép chém chủ yếu của đao pháp. Ngoàira như thế trung bình, thế cuốn phong, thế co bật, mỗi thế khi chiến đấu có khác, khómà mô tả hết.Bài ca về Đao :Đoạn 1:Song đao khởi thế, tả hữu tà phiLiên chi khảm trúc, đao phá phúc?Biên thân liêu trảm, quy dịa yên?Ngọc hoàn phản – huân địch – trảmĐoạn 2:Đao giữ binh trường, phi xích dựĐao phong đối chuẩn hạ tà phiTrưu dằn đồng kích liên can sạtThuận thế trung bình thích hướng tâmNGŨ HÌNH CA QUYẾT CỦA VỊNH XUÂN PHÁILong Hình Ca QuyếtLong thái thượng hạ khúcKhí hùng kiêm lực túcLai khứ tiềm kỳ hìnhCương kiện trực thôi khôNhận thử mệnh long hìnhTạm dịchHình rồng trên dưới uốn congKhí hùng thế mạnh sức thêm lạ thườngĐi, lại tiềm ẩn hành tungÝ đồ do bạn khiến dùng trong tayRắn danh, đánh vỡ muôn loàiThế nên được gọi là bài “Hình long”Xà Hình Ca QuyếtXà hình thủ pháp điêuThân thúc thiện triền miênTiết loạn khuỷu vi khúcBiên chỉ hướng dịch tiềnKỳ như năng trị cươngNhân thử viết xà hìnhTạm dịchHình xà nhanh nhẹn đôi tayLoè ra, thụt lại, cuộn hoài chẳng raXếp bằng năm ngón đánh qua kẻ thùTrị “cương” ắt giữ thế “nhu”Hình xà nhờ vậy dẹp thù thảnh thơiHổ Hình Ca QuyếtHổ hình tòng biên bộcCầm nà, câu, đàn, giácLực phát dũng như tiềnKiên, yêu thương hạ lạcKỳ dũng khả khắc ngoanNhân thủ mệnh hổ hìnhTạm dịch:Hổ hình rình rập bên hôngRành đòn : đục, búng, móc, thông cầm nàLực thời thần tốc phát raVai, hông cựa quậy thủ là dưới trênBởi hình bài được mang tênNgoan, hung muốn diệt chớ quên bài nàyBáo Hình Ca QuyếtBáo hình ấn nhi hung,Khí tế toan kì trungĐầu, khuỷu kiêm tranh, tấtDung hội học là xongCơ trí phục cường quậtNhân thủ mệnh báo hìnhTạm dịch:Hình beo kín đáo mà hung,Đường đi, thế bước tập trung trong bàiGối, đầu, gót cẳng, chỏ tayDung hoà “tịnh” hạc, “nhu” xà, “cương” longMưu trí chứa sẵn trong lòngThẳng tay áp đảo cường ngông, liệt cuồngHạc Hình Ca QuyếtHạc hình truỵ khuỷu tranh,Ngưng thần động lý phiên,Quyên, trầm, hượt, thoát, lâu,Tiến, thối hổ liên hoàn,Kỳ tịnh năng chế động,Nhân thử viết hạc hình.Tạm dịch :Hạc hình, chỏ, gót hạ trầnTập trung ý trí, ắt cầm chốt thenTiến, lui trong thế đã quenKhoanh, trầm, trượt, sút, chảy xen nhau dùngTịnh, yên ngự chế động hung,Hạc hình là thế: lạ lùng nhưng hay.Như mọi phương pháp tập thở, điều đầu tiên là phải tập điều thân. Điều thân làluyện tư thế tập thở. Chúng ta đã biết có nhiều tư thế tập thở như đứng, ngồi,nằm Với Vĩnh Xuân Nội gia, chúng tôi đặt trọng tâm vào tư thế ngồi để luyệnthở. Trong đó chú trọng đến ngồi bán già và kiết già. Ngồi bán già chỉ là giaiđọan ban đầu, khi người tập chưa ngồi được kiết già. Kiết già là tư thế ngồi tậpluyện thở tốt nhất. Đây là cách thức ngồi của Phật, của nhà Phật để tập thở vàluyện thiền. Cách ngồi này tạo ra một tư thế vững vàng, bình ổn và tạo ra khảnăng hấp thụ khí của trời đất cao nhất, hiệu quả nhất. Ngoài mồm và mũi là haicửa ngõ ra vào của khí (2 trung tâm thu khí), người tập thở còn hấp thu khí trờiđất qua các trung tâm khác là: huyệt Bách hội (trên đỉnh đầu), hai lòng bàn tay(huyệt Lao cung), hai lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền) và huyệt Hội âm (gầnhậu môn). Trong tư thế kiết già, tay có thể được đặt theo 2 cách: i – có thể theocách hai tay đan các ngón vào nhau sao cho 2 đầu ngón cái chạm nhau, lòng bàntay đặt ngửa trên hai gót chân, trước bụng dưới; Hoặc, ii – theo cách hai tay đểngửa trên hai đầu gối, đầu ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, tạo thành một vòngtròn, các ngón khác duỗi tự nhiên. Tư thế này còn được gọi là thế ngồi “Ngũ TâmHướng Thiên” vì khi luyện trong tư thế này, khí của trời không chỉ qua miệng vàmũi, mà còn được hấp thu qua 5/6 trung tâm thu khí khác (qua đỉnh đầu, 2 lòngbàn tay, 2 lòng bàn chân). Và lúc này, huyệt Hội âm tiếp giáp đất, cũng thu khicủa đất (Lúc đứng, khí của đất được thu qua 2 lòng bàn chân). Trong tư thế này,chúng ta phải thả lỏng được tòan thân, không để một bộ phận nào, một điểm nàotrên cơ thể bị co cứng, có thế mới hấp thu khí vào trong người tốt nhất. Do vậy,thế ngồi kiết già là thế để tập luyện thở tốt nhất, hiệu quả cao nhất.Khi đã ngồi bình ổn, ta tiến hành tập thở. Việc tập ngồi kiết già và tập thở nêntiến hành đồng thời, không nhất thiết phải ngồi tốt rồi mới tập thở. Phương phápthở cơ bản ban đầu của Vĩnh Xuân Nội gia là thở hai hơi (hai kỳ): ta hít khí nhẹnhàng qua mũi (lúc này miệng khẽ ngậm), đưa khí vòng qua cổ xuống thẳng bụngdưới tại Đan điền (điểm bên trong bụng, cách dưới rốn khoảng 2 cm), lúc nàybụng dưới từ từ phồng ra. Sau đó từ Đan điền, ta lại đưa khí ngược lên trên (theocon đướng khí đã vào) và qua mũi ra ngoài (thở ra), lúc này bụng dưới từ từ xẹplại. Sau đó lại hít vào thở ra như đã làm. Điều quan trọng trong tập thở là phảiđạt được thở ÊM, NHẸ, ĐỀU (thời gian hít vào bằng thời gian thở ra), và xuống tớiĐAN ĐIỀN. Việc tưởng như đơn giản, song để đạt được các yêu cầu như vậy trongquá trình tập thở, đối với chúng tôi, đây là một công phu. Để đạt được những kếtquả qua tập thở, điều tốt nhất là kiên trì tập theo đúng những điều đã trình bày ởtrên. Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý các bạn là, sau khi tập thở xong,bạn không được đứng dậy ngay vì điều đó không tốt cho cơ thể, mà phải đảo lại tưthế ngồi: tức đảo chân trên dưới. Nếu lúc thở bạn đưa chân phải lên trước (trongthế kiết già), thì sau khi thở xong, bạn đưa chân trái lên trước. Giữ tư thế mới đảođó, bạn tĩnh tâm độ 5 phút, sau đó đứng dậy hoạt động bình thường (Đây được gọilà thời gian “xả thiền”)Phép Chi Sao của Vịnh Xuân PháiXin giới thiệu với bạn đọc bài viết về “Phép dính tay (Chisao) của môn Vịnh XuânThiếu Lâm Phật Sơn”, do Lý Tiểu Long viết, được đăng trên tại Tạp chí võ thuật“Black Belt”, năm 1969. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm đoạn videoclip Lý Tiểu Long tập niêm thủ với tài tử điện ảnh người Mỹ James Coburn.http://www.youtube.com/watch?v=jJMW9wvCr8Q“Chi sao”:thuật dính tay là phương pháp độc đáo để tập luyện của phái Vịnh Xuân,môn võ Nam phái, do ông Diệp Vấn là Chưởng môn. Sự thực có nhiều cách để tậpđánh tay “chi sao”. Có cách để lấy kỹ thuật sắc bén, có cách để lấy thủ pháp đúng củamôn Vịnh Xuân. Có người coi “chi sao” như một cách luyện cho sức khỏe, có ngườihọc để lấy bén nhậy (linh tay) về xúc giác (linh giác). “Chi sao” là tất cả cái đó và hơnthế nữa. Đây là ý riêng của tôi hiểu về “chi sao”.Trong những năm tôi dạy “chi sao”, tôi coi nó như là một cách tập về vừa thế, vừathân, nhấn mạnh về khí liên tục (Constant energy flow). Khí liên tục không được nóitới trong phép “chi sao” của Vịnh Xuân. Tôi phải nhấn mạnh ở đây là vì tôi dạy dùngkhí liên tục là để giúp cho có hiệu lực hơn là ứng dụng được, không phải coi như mộtsức huyền bí bên trong nào đó như nhiều ông thày muốn cho trò tưởng.Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng “A” có một dòng nước trắng chảyra từ cánh tay, trong khi “B” có một dòng nước đen cũng chảy ra hòa với dòng nướccủa “A”. Hễ cả “A” và “B” cùng cho dòng nước chảy ra, khi hai dòng đó không lấnvào nhau. Với khí liên tục đó, tất cả các động tác đều thấm nhuần những động tác tâmlý. Nếu có ai ép vào cánh tay một người có khí đó, người ấy sẽ cảm thấy một luồngkhí bắt vào. Không phải là một sức dật lên để chống lại, mà cảm giác ấn vào mộtdòng nước phun mạnh. Cánh tay ấy nó sung sức, sống động, có ý hướng và đều đặn,nói cách khác, rất thích nghi cho việc phải làm. Nhìn hình “A”, nếu dòng nước đenngòm một sát na thì dòng nước trắng sẽ lấn được ngay. Tựa như luồng khí này chảytới một tảng đá và lùa vào các khe, các góc của nó.http://www.youtube.com/watch?v=Mq5hRpc6aZgTrong võ Vịnh Xuân, có tập một tay và hai tay bằng cách xoắn tay nhịp nhàng ấy,người tập luyện lấy khí lực. Người tập phải giữ cho liên tục và tràn vào mọi khe hở cóthể được trong lúc xoay chuyển. Càng tập lâu thì lực càng tinh vi và càng len vào cáckhe nhỏ được. Muốn tập “chi sao” phải có một ông thầy lành nghề, dần dắt từng bướcvào tiếp cho người học trò cái khí lực thích nghi, giống như một cái máy phát điệnvào bình điện. Với người mới tập “chi sao” có thể thành một trận đấu giật giật, vật lênvật xuống, đánh sang tả sang hữu. Tay như thế không những trở ngại cho sự hiểu biết,mà còn đưa đến chỗ bị phản công ngay nếu gặp đối thủ sắc sảo. Khí lực đưa ở tay ra“đúng” thì giống như nước chảy qua một ống nước. Nếu nước cứ tắt lại mở, lại tắt lạimở (gián đoạn) thì các ống nước sẽ giật. Từ cái thế “chi sao” người tập cố đánh trúngnhau. Với dồn khí, kẻ đó sẽ “hóa giải” sức đối phương, giống như một con thuyền dậpdềnh lướt sóng, để mượn sức địch mà bổ sung cho đòn trả. Quan niệm như thế thì haitay người thực sự là hai phần nửa của một thế.Trừ trường hợp các thế một tay, tất cả các thế “chi sao” khác đều theo phép khuỷu tayở trong. Thế này quan trọng trong quyền Vịnh Xuân vì nó như một cái đệm, hoặc làmột sức phụ, để gạt, nếu cổ tay không kịp nhận ra đối phương tăng thêm thành cônglực. “ Khuỷu tay ở trong” là nhãn hiệu của môn Vịnh Xuân. Khuỷu tay là điểm bấtđộng không phải là điểm chết. Trong khi cẳng tay và bàn tay thì mềm dẻo khi thay đổithế khác. Vì thế, hai tay trong phép “chi sao” phải mềm nhưng không lún, mạnh mẽcương quyết không cứng rắn.Người ta có thể xếp Vịnh Xuân vào loai nhu quyền, tuy tôi không tin như vậy. Dùsao, so với các nhu quyền khác thì Vịnh Xuân tích kiệm động tác hơn. Tất cả các thủpháp dùng trong “chi sao” làm cho nó có rất nhiều cách dùng. Lúc tấn công, VịnhXuân dùng sức thắng đánh về phía trước. Lúc thủ, Vịnh Xuân dùng đòn gạt cong vàcũng dùng đòn thẳng để lấn. Người đánh quyền Vịnh Xuân giữ hạnh tâm để cho đốiphương chuyển xung quanh. Người ấy cũng được tập tránh các động tác thừa, chỉđánh thẳng từ giữa ra và vừa đủ từ ngoài vào với trung tâm giữ kín bằng khuỷu tay.Cách tập tay của Vịnh Xuân với luyện khí, cũng góp vào luyện tập toàn thể cho võ sĩ,nhưng không nên coi là toàn bị, mà chỉ là phương tiện đi đến mục đích. Có người tậptưởng lầm rằng đánh tay “chi sao” là một phương pháp đánh. Không phải vậy đó chỉlà môt cách tập dẫn dắt tới một lối riêng, nghĩa là tới các chiêu thức đúng của VịnhXuân. Sự nghiên cứu đường và góc nhọn và nhất là sự luyện dùng đòn khí công.Tác giả: Lý Tiểu Long (Bruce Lee)Người dịch: Giáo sư Trần Văn TừNgười hiệu đính: Võ sư Hồ Hải LongTự luyện tập Vịnh Xuân Quyền căn bảnI.Giới thiệu sơ lược:Vịnh Xuân quyền ( Wing Chun, ving tsun, Wing Tsun, Wing Chun kuen,Wingchun-kuen) còn được biết đến dưới tên gọi là Vĩnh Xuân quyền,Vịnh Xuân Công Phu hay Vịnh Xuân phái, là một môn võ thuật có nguồngốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bên cạnh thiểusố cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầuhết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh Xuân quyền từ phong trào PhảnThanh phục Minh cách đây chừng 2 thế kỷ. Môn phái đã du nhập đếncác quốc gia lân cận và phương Tây trong thời hiện đại, sau khi sựthành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúpphát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới, đưa Vịnh Xuânquyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thànhmột trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mêluyện tập nhất, với hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thếgiới.II.Đặc điểm quyền pháp:Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổicủa nhiều người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vàiba bài quyền, một bài côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung.Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bàiquyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân quyền khôngnhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành mộthệ thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quyước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòngthủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đốiphương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là nhữngnguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khiứng dụng thực chiến.Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đềcao hàng đầu, vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bênngoài của động tác sẽ không bao giờ phát triển được trong môn võ này.Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế giới cho thấy tính chất”đại đồng tiểu dị” với những điểm giống nhau là căn bản, bao gồmtrong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; kháiniệm “xả kỷ tòng nhân” (quên mình theo người), “thính kình” (nghelực), “tâm ứng thủ” (khi đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thựchiện thành công); hệ thống đòn chân không có đá xoay người hay đábay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và mạnh như roiquất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêmthủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tậptrên mộc nhân trang.Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với babài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấpgồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ. Khác với chi phái tại HồngKông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều. Nhiềudòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền pháp khá khácbiệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnhxuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công,Bối khí quy chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và cóthể không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rờivới những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyềndạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt những năm thángmôn sinh đến với Vịnh Xuân quyền. Theo Đại sư Nam Anh trên quanđiểm của Vịnh Xuân quyền Việt Nam, ba bài tập thịnh hành trong hệVịnh Xuân quyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiềuvà Tiêu chỉ) thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giaiđoạn trong tiến trình luyện tập của môn sinh.III.Một số thuật ngữ trong Vịnh Xuân Quyền:-Nhị Tự Kiềm Dương Mã/Yee Chi Kim Yeung Ma: Thế tấn cơ bản, hai bànchân song song hình chữ nhị.-Tiểu niệm đầu/(Siu Nim Tao) Litle Idea Form: Bài Quyền cơ bản củamột số phái Vịnh Xuân.-Thủ Đầu Quyền /Basic hand techniques: Bài Quyền cơ bản của VĩnhXuân Việt nam.-Tầm Kiều/Chum Kiu – Seeking Bridge: Bài Quyền trung cấp của một sốphái Vịnh Xuân.-Tiêu Chỉ /Biu tze – Darting Finger: Bài Quyền trung cao cấp của một sốphái Vịnh Xuân.-Mộc Nhân Thung/Muk Yan Chong – Wooden Dummy: Bài Quyền caocấp của một số phái Vịnh Xuân.-Li Thủ /Chi Sau, Chi sao – Sticky Hand: cách tập “Linh giác”.-Than Thủ/Tan Sau, Palm-up Hand: Thế tay mở của Vịnh Xuân.-Bàng Thủ /Bong sau, Wing – Arm : Thế tay bên của Vịnh Xuân.-Phục Thủ/ Fook sau, Bridge-on Arm: Thế tay ẩn của Vịnh Xuân.-Canh Thủ/Garn Sau: Thế tay trong một số chi phái Vịnh Xuân.-Cổn Thủ/ Kwun-sau, Rotating Arm : Thế tay trong một số chi phái VịnhXuân.-Trẩm thủ/Jum sau : Thế tay trong một số chi phái Vịnh Xuân.-Bát Trảm Đao/Bart Cham Dao – Eight Cutting Knive: Song Đao, Hồ ĐiệpĐao trong Vịnh Xuân.-Lục Điểm Bán Côn/Luk Dim Boon Kwun – Six and half point pole: Cônpháp Vĩnh Xuân.-Sáo lộ /Tao lu: Tập hợp các bài luyện tập theo giáo trình.-Tản Thức/ San sik: Tập hợp các bài luyện tập thêm.-Ngũ Hình Quyền /Five Animal Forms: 5 bài quyền trung cấp của VĩnhXuân.IV.Cách tập luyện một số bài quyền cơ bản:1.Tiểu niệm đầu (Sil Lim Tao):Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểuhình ý, Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủpháp đặc trưng của Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tựxung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục thủ, phách thủ, đấm tam tinhcòn gọi là tam xung chùy là thực hiện đấm liên tiếp 3 cái trong mộtnhịp tấn công v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài làKiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chínhdiện, chính thân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã.Lời thiệu:Theo Diệp Vấn(tự nhận là Vịnh xuân gốc – Original Wingchun):1.Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã2.Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền3.Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)4.Than thủ – bán khuyên thủ – hộ thủ – phục thủ5.Trắc chưởng – chánh chưởng – than thủ – khuyên thủ thâu quyền6.Tả hữu án thủ – hậu án thủ – tiền án thủ7.Lan thủ – phất thủ – lan thủ – song chẩm thủ – tiêu chỉ thủ8.Trường kiều án thủ – song đề thủ – thâu quyền9.Trắc chưởng – hoành chưởng thâu quyền10.Than thủ – chẩm thủ – quát thủ11.Lao thủ – hạ lộ hoành chưởng – thâu quyền12.Bàng thủ – than thủ – ấn chưởng – thâu quyền13.Thoát thủ – liên hoàn xung quyền – thâu cướcBài quyền tổng quát: http://q.gs/1cMLzVideo hướng dẫn từng đông tác bài quyền của Master Wong:http://q.gs/1c8Pl(Sau khi nhấp vào link chờ 5s sau đó nhấn vô chữ Ad skip để tải)Các bài tập thêm: A: http://q.gs/1cMG2B: -Bàng thủ (Bong sau):-Cách đấm Vịnh Xuân: http://q.gs/1cMWb2.Tầm Kiều (Chum Kiu):Lời thiệu :1.Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã2.Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền3.Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền4.Xuyên kiều – chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)5.Song phục thủ – phách thủ – chánh chưởng cập hộ thủ6.Chuyển thân lan thủ – giao thoa than thủ – cập chuyển thân bàng thủ7.Lan thủ xung quyền – phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủthâu quyền8.Cầm lan – trắc thân lan thủ khởi đề thoái9.Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ – cập trắc thân giao thoa than thủtam thức10.Trừu chàng quyền – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền11.Trực đăng thoái – đạp bộ đê bàng thủ – cập song than thủ – chánhthân song vấn thủ12.Song trất thủ – song ấn chưởng – thâu quyền13.Chuyển thân trắc sanh thoái – trắc thân án thủ – đàn kiều xungquyền (3 lần)14.Liên hoàn xung quyền – khuyên thủ thâu thứcVideo hướng dẫn:http://q.gs/1c8nx3.Tiêu chỉ:Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đâylà cấp độ tột cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉadẫn đạo linh hoạt thay vì một nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bàiáp dụng nguyên lý “dĩ công vi thủ” (lấy công làm thủ) và “dĩ đả vi tiêu”(lấy đánh làm hóa giải), “dùng eo phát lực” và “lực quán chỉ”. Những kĩthuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ, khuyêncát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ,chi phái Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sauDiệp Chuẩn thêm hai thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu(chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung từ chi phái Quảng Đông, cho bàimột sắc thái đặc biệt linh hoạt.Lời thiệu gốc:1.Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã2. Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền3. Nhật tự xung quyền (tiêu chỉ thủ) – khuyên cát thủ thâu quyền4. Chuyển thân quải tranh (tam thức) – tiêu chỉ thủ thâu quyền5. Khẩu bộ – chuyển thân quải tranh – tiêu chỉ thủ – thượng lộ sạn thủ6. Phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền7.Chuyển thân quải tranh – tiêu chỉ thủ – hạ lộ sạn thủ8.Phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền9.Chuyển thân thượng hạ canh thủ (tam thức) – phục thủ – thoát thủ -khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)10.Trắc thân vấn thủ (tam thức) – chẩm thủ – chuyển thân phục thủ -thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)11.Tiêu chỉ thủ (tứ thức) – chuyển thân thượng lộ sạn thủ – phất thủ -phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)12.Cầm nã thủ – trừu chàng quyền – ấn chưởng thâu quyền13.Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ (tam thức)14.Liên hoàn xung quyền – khuyên thủ thâu quyềnhttp://q.gs/1cM0g

Rate this post

Viết một bình luận