Mâm ngũ quả, nét đặc trưng chẳng thể thiếu ngày Trung Thu

Mâm ngũ quả, nét đặc trưng chẳng thể thiếu ngày Trung Thu

Ngoài mâm ngũ quả đặt bàn thờ dâng cúng tổ tiên, ngày Tết Trung thu còn có mâm ngũ quả dành cho trẻ em chơi phá cỗ. Cùng tìm hiểu về mâm ngũ quả trong ngày tết Trung thu dưới đây nhé.

Tết trung thu được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm, hay còn gọi là tết đoàn viên, bên cạnh các loại bánh trung thu để cúng ông bà thì mâm ngũ quả cũng không thể thiếu, mang 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa sâu xa, là niềm tin, niềm hy vọng của người bày biện dâng cúng, mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng đến trên gia đình, làng quê…Hãy theo dõi thuyết minh về mâm ngũ quả để hiểu hơn về ý nghĩa của chúng trong ngày lễ tết Trung thu nhé!

1 Ý nghĩa mâm ngủ quả ngày tết Trung thu

Mâm ngũ quả ra đời tượng trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả với mong muốn sự đủ đầy, bình an.

Từ “quả” trong mâm ngủ quả cũng mang ý nghĩa về sự sung túc, ngoài ra còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, sinh sôi nay nở.

Từ xưa, mâm ngũ quả là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết ở nước ta. Tết Trung thu cũng vậy, cũng có mâm ngũ quả nhưng mỗi miền sẽ có ỹ nghĩa khác nhau:

Ở miền Bắc

Mâm ngũ quả thường là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, nảy chuối được đặt ở giữa sau đó đặt các trái còn lại lên trên, có thể thay bưởi bằng quả phật thủ.

Ngày nay nhiều người còn lựa chọn nhiều loại trái cây có nhiều màu sắc khắc nhau nhưng đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Bạn đang tìm những lời chúc ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân vào dịp trung thu này, hãy tham khảo tổng hợp 50+ lời chúc trung thu bạn bè, người thân nhé!

Ở miền Trung

Mâm ngũ quả đơn giản hơn, thường là các loại trái cây như đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… tuỳ vào sự sáng tạo của mỗi người mà sắp xếp. Thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.

Mâm ngũ quả ở miền Trung

Ở miền Nam

Người dân miền Nam coi trọng phong tục cúng kiếng hơn, chính vì vậy mâm ngũ quả cũng được chuẩn bị cầu kỳ hơn, thường là các trái đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài” thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình

Mâm ngũ quả ở miền Nam

2Các loại mâm ngũ quả vào ngày tết Trung thu

Ngũ quả – Mâm cỗ cầu may

Mâm ngũ quả truyền thống được bày biện với 5 loại quả, mang ý nghĩa ngũ phúc lâm môn, cầu “Phúc, quý, thọ, khang, ninh”.

Mâm ngũ quả ngày Tết trung thu được bày biện với các lại trái cây mùa thu, chủ đạo thường gồm chuối, bưởi, hồng, lựu, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh mang tính dương, có quả chín mang tính âm, là sự kết hợp âm dương thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ.

Mâm ngũ quả tết Trung thu

Nải chuối chín thơm lừng, quả hồng đỏ mang hy vọng, quả na với nhiều hạt mắt mang ước nguyện sinh sôi nảy lộc, quả bưởi tượng trưng cho sự mát lành tốt đẹp và quả lựu là sự ngọt ngào may mắn.

Nếp sống hiện đại đầy đủ, người ta bày mâm ngũ quả với không chỉ 5 loại quả chủ đạo trên mà còn thêm vào các loại trái cây vùng miền khác cho mâm quả thêm sinh động, nhưng vẫn theo tâm hướng cầu may lành, và dù cho trưng bày bao nhiêu, mâm cỗ vẫn được gọi là mâm ngũ quả với ý nghĩa vốn có của nó.

Mâm ngũ quả cho trẻ con chơi phá cỗ

Mang niềm hy vọng may mắn và bình an đến với lễ hội trăng rằm cho các bé, các gia đình ngoài trưng mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên, còn bày biện mâm cỗ ngũ quả sao cho sinh động và bắt mắt nhất để trẻ con chơi phá cỗ.

Mâm ngũ quả cho trẻ con chơi phá cỗ

Truyền rằng thời xa xưa, khi dân làng đang tụ họp đón Tết trông trăng thì có con sư tử tới quấy phá dân làng, có ông cầm gậy đánh đuổi được con sư tử, dân làng làm mâm cỗ ăn mừng, là sự tích cho mâm cỗ ngày Trung thu tại các gia đình.

Không chỉ hương vị trái cây đa dạng, màu sắc sặc sỡ, mà còn là cách bày biện thông minh để mâm ngũ quả phá cỗ hút mắt trẻ ngay khi vừa tiếp cận.

Trẻ hào hứng tận hưởng từng hương vị đậm đà của trái cây miền quê trên mâm ngũ quả, cùng với các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, mang theo đó là mong ước cầu may lành cho mọi người, cho thế hệ tương lai của gia đình, xã hội.

Hi vọng qua thuyết minh về mâm ngũ quả mà Bách hóa XANH chia sẻ ở trên thì bạn đã hiểu về những ý nghĩa mà ông cha ta muốn gửi gắm. Ngày hội trăng rằm không chỉ là thời điểm để gia đình sum họp, các bé vui chơi, mà còn là không gian tuyệt vời để các thế hệ chia sẻ cho nhau những ý nghĩa cao đẹp của phong tục, văn hóa dân gian, và rồi duy trì và phát huy giá trị, ý nghĩa của nó cho mãi về sau.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Rate this post

Viết một bình luận