Rừng nguyên sinh là gì? Khám phá 8 khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam

Rừng nguyên sinh là gì?

Rừng nguyên sinh là rừng trong quá trình phát sinh chưa bị tác động của con người. Rừng nguyên sinh có thể là bao gồm rộng hơn của khái niệm rừng nguyên thủy mà ở giới hạn hẹp hơn về thời gian nguồn gốc thì rừng nguyên thủy chính là những khu rừng được hình thành có lịch sử cổ đại lâu đời mà chưa từng bị tác động khai phá của con người.

Rừng bị biến đổi chịu tác động từ con người được gọi là rừng thứ sinh, đã trải qua những đợt đốn chặt, phá rừng, cháy rừng, dù đã phục hưng phần nào trên giai đoạn của diễn thế sinh thái phục hồi non trẻ.

Một số loài động và thực vật chỉ thích hợp với môi trường sống đặc biệt của rừng nguyên

Ý nghĩa của rừng nguyên sinh

Rừng nguyên sinh chứa đựng các hệ sinh thái căn bản cốt lõi lâu dài của hệ thực vật trên cạn, nó góp phần bảo tồn và duy trì cân bằng sinh thái lâu năm, giữ nước, điều hòa khí hậu, làm sạch không khí. Rừng nguyên sinh chứa các hệ sinh thái tổng hợp bao gồm nhiều mạng lưới chuỗi thức ăn và tác động tương tác của nhiều loài hoang dã. Rừng nguyên sinh có ý nghĩa quan trọng phục vụ nghiên cứu bảo tồn sinh học và hệ sinh thái.

Những khu rừng nguyên sinh ở Việt Nam

Nếu bạn muốn thám hiểm rừng nguyên sinh ngay tại Việt Nam, đừng quên những khu rừng sau đây nhé

Rừng Nam Cát Tiên

Rừng Nam Cát Tiên thuộc 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, nằm trong diện bảo tồn với nhiều thảm thực vật đa dạng, nhiều cây quý và chim muông nằm trong sách Đỏ. Đây được xem là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn dành cho du khách trong và ngoài nước.


Một góc rừng Nam Cát Tiên

Theo thống kê, toàn bộ rừng Nam Cát Tiên có khoảng 40 loài nằm trong sách Đỏ thế giới, đặc biệt là loài tê giác, 50% diện tích rừng xanh, 40% là rừng tre và 10% còn lại là nông trại, trên 62 loại lan quý hiếm được phát hiện tại đây. Đến rừng Nam Cát Tiên du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ mà còn được trải nghiệm hành trình khám phá Bàu Sấu – vùng đất ngập mặn lớn nhất nhì nước ta.

 Rừng Quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Trong đó, rừng Cúc Phương thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình được đánh giá là khu rừng đẹp nhất, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km. Cúc Phương là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam.



Rừng Cúc Phương

Đến rừng Cúc Phương, du khách sẽ có cơ hội thấy tận mắt, sờ tận tay các cây cổ thụ hàng trăm năm, đặc biệt rừng còn có nhiều loại động vật và thực vật được liệt vào sách Đỏ. Đồng thời, khi thăm rừng Cúc Phương du khách sẽ được khám phá di chỉ khảo cổ của người tiền sử sống xung quanh rừng cách đây hàng nghìn năm.

Lưu ý, nơi đây có nhiều dịch vụ nhà hàng, khách sạn để phục vụ khách du lịch gần xa.

 Rừng thông Bản Áng


Rừng thông Bản Áng

Rừng thông Bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Toàn bộ khu rừng có diện tích rộng khoảng 43ha, nổi lên trên ngọn đồi đất màu nâu. Những hàng thông in bóng dưới hai hồ nước tự nhiên tạo cho khung cảnh nơi đây vừa yên bình, vừa nên thơ vừa lãng mạn. Đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn du khách không nên bỏ qua mỗi khi có dịp đến Sơn La.

Rừng tràm Trà Sư

Chèo ghe trong rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Là khu rừng ngập mặn lớn nhất nhì Việt Nam thuộc khu vực Tây sông Hậu. Toàn bộ khu rừng có diện tích là 850ha, là nơi sinh sống của 140 loài thực vật, 11 loại thú và 23 loại cá trong đó có một số loại quý hiếm như: cò Ấn Độ, cá còm, cá trê trắng… Với phong cảnh nguyên sơ tuyệt đẹp hòa cùng tiếng chim hót véo von, nơi đây trở thành một địa điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

 Rừng U Minh

Một góc rừng U Minh Hạ

Rừng U Minh gồm có U Minh Thượng và U Minh Hạ, trong đó U Minh Thượng thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang còn U Minh Hạ thuộc địa phận tỉnh Cà Mau. Rừng là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi sinh sống của 252 loài thực vật, 24 loài thú, 185 loài chim với nhiều loài quý hiếm được liệt vào sách Đỏ.

Đến rừng U Minh, du khách sẽ như lạc vào nơi hoang sơ với những cánh rừng tràm bạt ngàn, thỉnh thoảng xen lẫn vài lùm sim tím, lau sậy cùng tiếng chim hót líu lo, tạo cho nơi đây một khung cảnh vừa hoang sơ, hùng vĩ vừa thư thái tinh thần.

Ngoài ra, đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ngon dân dã, đặc trưng của người Nam Bộ như cá lóc nướng trui, đây sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho bạn.

Rừng thông Bồ Bồ


Rừng thông Bồ Bồ, Đà Nẵng

Rừng thông Bồ Bồ nằm ở vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng, gần đèo Hải Vân, cách trung thành phố khoảng 30km về phía Bắc. Nơi đây khung cảnh hoang sơ, thanh bình phù hợp để thư giãn, ngắm cảnh. Ngoài ra, với khung cảnh hữu tình nơi đây cũng được nhiều cặp đôi lựa chọn để chụp ảnh cưới. Đến đây, bạn sẽ tạm quên đi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống phố thị náo nhiệt ngoài kia.

Rừng Yok Đôn


Vườn Quốc gia Yok Đôn

Rừng Quốc gia Yok Đôn có diện tích lớn nhất nước ta với tổng diện tích khoảng 115.545ha thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Toàn bộ diện tích rừng có tới 90% là vườn, là nơi sinh sống của 67 loài thú, 196 loài chim, 100 loài côn trùng.

Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ du khách còn có cơ hội cưỡi voi đi giữa những cánh rừng bạt ngàn, hoặc cùng voi vượt sông Sêrêpôk. Đây hứa hẹn sẽ là trải nghiệm thú vị, khó quên dành cho bạn.

 Rừng phong Chế Tạo


Rừng phong Chế Tạo, Yên Bái mùa đông

Rừng phong Chế Tạo nằm trên dải Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện khoảng 30km đường dốc cheo leo. Khu rừng được đánh giá có nhiều thảm thực vật phong phú đẹp bậc nhất Việt Nam. Vào mùa đông, rừng thay màu lá đỏ tạo cho cảnh khung cảnh nơi đây đẹp mê lòng người.

Các khu vực rừng nguyên sinh ngày càng hiếm và đứng trên bờ vực bị tàn phá hoàn toàn trên thế giới. Chúng ngày càng bị phân tán và cô lập ở nhiều nơi trước các tác động từ hoạt động kinh tế của con người. Hầu hết các khu rừng nguyên sinh được đóng của và bảo vệ nghiêm ngặt khi chỉ còn diện tích từ 20-300 ha.  Theo nhà thực vật học Francis Hallé thì rừng nguyên sinh rất có thể sẽ bị biến mất hoàn toàn vào những năm 2020 nếu con người không có các chính sách bảo vệ nghiêm ngặt. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng nguyên sinh cho các thế hệ sau các bạn nhé

 

Rate this post

Viết một bình luận