Tâm lý học thi khối nào – câu hỏi cho lựa chọn hàng đầu của sỹ tử

Tâm lý học thi khối nào đối với đầu vào các trường đại học, cao đẳng hiện nay? Tại sao ngành này lại thu hút nhiều thí sinh quan tâm tới vậy? Tâm lý học là một trong những ngành hot mới xuất hiện những năm trở lại gần đây khi mà xã hội trở nên hiện đại hơn cũng như con người phát sinh các nhu cầu khác ngoài các nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, để có thể thi được vào ngành tâm lý học cần lựa chọn các khối học nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn

1. Tâm lý học thi khối nào – Tổng quan về ngành học tâm lý học

1.1. Tâm lý học là gì

Tâm lý học thi khối nào - Tổng quan về ngành học tâm lý học

Để có thể tiếp cận thuật ngữ tâm lý học một cách cụ thể và sâu sắc nhất, ta cần biết khái niệm tâm lý. Tâm lý là tất cả các hiện tượng phát sinh trong đời sống tinh thần của con người, hay thế giới bên trong con người và gắn liền với mọi hành vi, hoạt động của con người, thậm chí là tác động và chi phối chúng.

Từ đó, ta có thể hiểu hơn về thuật ngữ tâm lý học. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người, cụ thể được nói tới ở đây là những cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi cá thể đang tồn tại trong thế giới này. Đây là một môn học, một ngành học khá phổ biến ở hầu hết các trường đào tạo về con người.

Khái niệm này đã ra đời từ rất lâu nhưng xã hội hiện đại mới tạo cơ hội cho con người dễ dàng nghiên cứu hơn về các hành vi, tâm lý cụ thể ẩn sâu bên trong các cá thể khác.  

1.2. Ngành tâm lý học thi khối nào?

Tương tự như hầu hết các ngành học khác, tâm lý học cũng xét tuyển rất nhiều các tổ hợp khác nhau, nhưng tập trung ở 4 khối ngành là khối A, khối B, khối C và khối D. Việc này mang tới cho các thí sinh nhiều lựa chọn hơn, phù hợp với năng lực và trình độ học tập của mình cũng như gia tăng khả năng trúng tuyển đại học, cao đẳng nhiều hơn.

Cụ thể, đối với khối A. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở 2 khối chủ yếu là khối A00 và khối A01. Trong đó:

  • Khối A00 gồm tổ hợp các môn: Toán, Vật lí, Hóa học

  • Khối A01 gồm tổ hợp các môn: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Đối với khối B. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở duy nhất khối B00, gồm tổ hợp các môn: Toán, Hóa học, Sinh học.

Đối với khối C. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở duy nhất khối C00, gồm tổ hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.

Đối với khối D. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở duy nhất khối D00, gồm tổ hợp các môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh.

Xem ngay: Việc làm tư vấn tâm lý

2. Ngành tâm lý học phải học những gì?

Ngành tâm lý học phải học những gì?

Bất kì một ngành nghề nào cũng bắt đầu từ những môn đại cương cơ bản theo đúng quy định của Bộ Giáo dục như:

Các môn đại cương lý thuyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối, Triết học,…

Các môn đại cương tính toán: Toán cao cấp, Kinh tế học,… (thường các ngành tâm lý học sẽ được miễn)

Nhưng đi sâu vào các môn chuyên ngành, mỗi ngành lại có một đặc thù và tính chất riêng dựa trên các kĩ năng và nghiệp vụ chuyên môn mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi về sau này. Tâm lý học là một ngành liên quan trực tiếp tới con người, đặc biệt lại là vấn đề tâm lý con người – vấn đề rất khó có thể nghiên cứu và chỉ mang tính chất tương đối.

Tuy vậy, đây lại được đánh giá là một ngành hot và thú vị khi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Đối với các bạn học ngành tâm lý học, các bạn sẽ được trải qua các môn học chuyên ngành cụ thể tùy theo chương trình đào tạo của mỗi trường khác nhau. Nhưng nhìn chung, sẽ có các môn phổ biến đào tạo về:

  • Tâm lý học giao tiếp

  • Tâm lý học gia đình

  • Tâm lý học lao động

  • Tâm lý học giáo dục

  • Liệu pháp nhận thức hành vi và hành động con người

  • Tham vấn học đường

  • Các chuyên đề về tệ nạn xã hội

  • Chuyên đề về xử lý tình huống hằng ngày trong đời sống

Tùy các chuyên ngành tâm lý học cụ thể mà các bạn sinh viên có thể tiếp cận các môn học chuyên ngành khác nhau.

Xem ngay: Việc làm Bác sĩ tâm lý

3. Học tâm lý học ở đâu?

Tâm lý học hiện nay là một ngành nghề rất phổ biến và có mức thu nhập vô cùng cao không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác như Anh, Hà Lan, Úc, Singapore,… Chính vì vậy, các bạn thí sinh là học sinh THPT có thể dự tính cho mình 2 con đường theo đuổi ngành tâm lý học sau.

Thứ nhất, đó là con đường đi du học. Như chúng tôi đã nhắc tới ở trên, ngành tâm lý khá phát triển ở nước ngoài và đây là một cơ hội tốt để bạn có thể phát triển và kiếm cho mình một công việc tốt sau khi ra trường hay thậm chí là chưa tốt nghiệp cấp ba. Việc lựa chọn theo đuổi nền giáo dục ở nước ngoài luôn được đánh giá là tốt hơn so với Việt Nam bởi lẽ các bạn cần phải có các yếu tố như:

  • Tự chủ, chủ động, độc lập

  • Tiếp cận nền giáo dục hiện đại hơn

  • Thực hành nhiều hơn lý thuyết

  • Có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn

  • Môi trường học tập tốt hơn

Vì vậy, nếu bạn có điều kiện tài chính hãy lựa chọn cho mình con đường du học về ngành tâm lý học tại nước ngoài.

Thứ hai, đó là học tập và phát triển tại Việt Nam – quê hương đất nước của chúng ta và đóng góp xây dựng nó. Mặc dù so với rất nhiều nước trên thế giới, ngành tâm lý học tại Việt Nam chưa thật sự được đánh giá cao cũng như mang lại cơ hội tìm việc làm tại Lạng Sơn cho các bạn sinh viên không nhiều như các ngành nghề khác như các ngành kinh tế, quản trị, ngân hàng,… Tuy nhiên, đối với các bạn có niềm đam mê và có sở thích khám phá các tiềm ẩn bên trong con người thì lại rất phù hợp với ngành nghề tâm lý học. Một số trường đại học có tiếng và chất lượng đào tạo về ngành tâm lý học hiện nay có thể kể tới như:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

  • Đại học sư phạm Hà Nội

  • Đại học Văn Hiến

  • Đại học Hồng Đức

Trong đó, những ngôi trường đón nhận số lượng sinh viên đông đảo nhất ở ngành tâm lý học chính là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

4. Học tâm lý học ra trường làm gì?

4.1. Khả năng có việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành tâm lý học

Học tâm lý học ra trường làm gì?

Ngành tâm lý học hiện nay mặc dù so với nhiều ngành nghề khác chưa có vị trí vững chắc cũng như khó có thể cạnh tranh được bởi tính chất chuyên môn cũng như độ phổ biến vì tâm lý học không cần tới quá nhiều quy mô doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, đây lại là một ngành phát triển theo xu hướng khác, đó là tự kinh doanh hay kinh doanh tư nhân nhiều hơn.

Xã hội ngày nay tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, gia tăng mức thu nhập cho con người hơn, cải thiện đời sống vật chất hơn nhưng đồng nghĩa với việc con người gặp phải các áp lực công việc nhiều hơn, stress nhiều hơn, trầm cảm nhiều hơn và gặp các căn bệnh tâm lý nhiều hơn. Khi đó, họ sẽ cần tới các nhà tư vấn tâm lý mà chúng ta hay quen gọi là bác sĩ tâm lý hay cao hơn là các nhà tâm lý học. Từ đó, ta có thể thấy cơ hội việc làm cho ngành nghề tâm lý học rất đa dạng và phổ biến tại các tỉnh thành như tìm việc làm tại Phú Yên, TP Hồ Chí Minh,… Các bạn có thể đi ứng tuyển vào các trung tâm tư vấn tâm lý, các viện nghiên cứu tâm lý con người hoặc có thể tự mở cơ sở kinh doanh cá nhân và theo gia đình.

Chính vì vậy, khả năng có việc làm sau khi ra trường của các bạn sinh viên tại ngành tâm lý học hiện nay là khá cao. Nếu như bạn là một sinh viên xuất sắc và có năng lực thì không ngại gì mà gặp phải vấn đề thiếu việc làm được. Tại Hà Nội, cơ hội vieclam hanoi cho sinh viên theo học ngành tâm lý cũng cao hơn bởi tại đây tập trung nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

4.2. Những việc làm của sinh viên ngành tâm lý học

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể ứng tuyển vào các vị trí việc làm sau:

Tâm lý học thể thao: dành cho các nhà tư vấn học về lĩnh vực thể dục thể thao chuyên nghiệp. Công việc này đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về tâm lý học cũng như lĩnh vực thể dục thể thao. Đối tượng mà các bạn gặp phải được coi là bệnh nhân của bạn là những người chơi thể thao chuyên nghiệp, có thể là vận động viên chẳng hạn.

Tâm lý học gia đình: dành cho các nhà tư vấn học về lĩnh vực gia đình như các vấn đề về hôn nhân, các mối quan hệ gia đình, giai đoạn tiền hôn nhân, vấn đề thai sản,…. Công việc này đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về tâm lý học cũng như am hiểu về gia đình và bạn thường là những người đã lập gia đình. Đối tượng mà các bạn gặp phải thường là những người gặp vấn đề gia đình hoặc trong quá trình hôn nhân có xảy ra các xung đột.

Điều trị rối loạn tâm lý: dành cho các nhà tư vấn học về lĩnh vực tâm lý và sức khỏe con người. Công việc này đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về tâm lý học cũng như các khả năng thấu hiểu, chia sẻ và tư vấn, khuyên nhủ. Đối tượng mà các bạn gặp phải chính là những bệnh nhân mắc rối loạn tâm lý như stress, áp lực, trầm cảm,…

Nghiên cứu viên tâm lý con người: dành cho các nhà nghiên cứu tâm lý học của con người. Công việc này yêu cầu rất cao về chuyên môn vì bạn sẽ làm việc tại các phòng thí nghiệm, các trung tâm, viện nghiên cứu học thuật. Đối tượng thí nghiệm mà bạn có thể quan sát dựa trên các mẫu vật hay người thật.

Giảng viên: dành cho các bạn muốn làm giảng viên tại các trường đại học dạy các môn tâm lý học. Đối tượng của bạn giảng dạy là các thế hệ học sinh, sinh viên yêu thích và đam mê ngành tâm lý học.

Xem ngay: Việc làm chuyên viên tâm lý

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận