Top #35 địa điểm du lịch An Giang miền Tây sông nước siêu HOT 2022

Địa điểm du lịch An Giang – An Giang là một mảnh đất thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nơi đây sở hữu diện tích khá rộng lớn ở miền Tây Nam Bộ. Có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có những con sông dài mênh mông, có những ngọn núi cao hùng vĩ, có những khu rừng phủ một màu xanh bát ngát. Và văn hoá ở đây pha trộn với nền văn hoá của người Chăm nên có những kiến trúc và ẩm thực hết sức lạ mắt.

Địa điểm du lịch An Giang

Chính vì An Giang là một vùng đất thú vị nên hôm nay, Diachiamthuc.vn sẽ cùng các bạn tham quan một vòng An Giang để xem nơi này có gì nhé.

TOP #35 địa điểm du lịch An Giang đáng để trải nghiệm

An Giang không chỉ là nơi hội tụ của những địa điểm du lịch ở miền Tây mà chính nơi đây đã sinh sản ra nhiều món ăn vô cùng dân dã nhưng không kém độ ngon miệng và dinh dưỡng. Chính vì thế mà nhiều người lựa chọn An Giang làm đích đến trong chuyến du lịch của mình. Bạn có tò mò ở An Giang có những địa điểm du lịch nào không? Còn chần chờ gì nữa, chúng ta cùng bắt đầu chuyến trải nghiệm này thôi nào.

Những địa điểm du lịch An Giang đẹp

Nhà mồ Ba Chúc

Nhà mồ Ba Chúc là di tích lịch sử được chính phủ công nhận vào năm 1980. Nơi đây còn lưu giữ hơn 1000 bộ hài cốt của những người dân vô tội. Nên chính vì vậy được gọi là nhà mồ. Và được xem là một bản cáo trạng về tội ác tày trời của bọn Pôn Pốt. Qua đó nêu lên được giá trị nhân văn sâu sắc về tính chính nghĩa và nghĩa vụ cao cả của quân dân Việt Nam đối với sự nghiệp chiến đấu và giải phóng.

Nhà mồ Ba Chúc

Trước đây, nhà mồ Ba Chúc được xây dựng với kiến trúc hết sức đơn giản. Đó đơn thuần chỉ là một hình lục giác với bốn tay cầm bốn thanh kiếm. Đến năm 2013, nhà mồ Ba Chúc đã được đầu tư xây lại, hình lục giác ngày ấy đã được thay thế bằng hình hoa sen tám cánh màu trắng.

Bí ẩn đằng sau nhà mồ Ba Chúc

Các bạn có thắc mắc rằng, vì sao ở đây lại xuất hiện nhà mồ Ba Chúc không? Câu trả lời nằm ở mốc thời gian chính xác cách đây 44 năm về trước, tức năm 1997. Khi đó, vị trí của Ba Chúc nằm gần biên giới giữa Việt Nam và Cambodia. Thảm họa xảy ra khi bọn Pôn Pốt tràn qua biên giới và tàn sát luôn người Việt Nam. Trong suốt 12 ngày từ ngày 18/4 đến ngày 30/4, đội quân Pôn Pốt đã cướp đi 3157 sinh mạng của những người dân vô tội.

Nhà mồ Ba Chúc tại An Giang

Ba Chúc lúc bấy giờ chìm trong biển máu, những tiếng khóc, tiếng thét xé tán màn đêm, những ngọn lửa như đang xóa sổ một vùng. Những kẻ máu lạnh ấy đi đến đâu là có người nằm xuống đến đấy, chúng không kể là nam hay nữ, già hay trẻ cũng đều nằm trước những tiếng súng vang trời đấy. Phần lớn những nạn nhân bị bắn hay bị chặt đầu. Đã có rất nhiều người phụ nữ bị hãm hiếp rồi giết. Hay những đứa trẻ còn thiếu hơi gia đình phải chịu cảnh đâm chém, đập đầu,…

Nhà mồ Ba Chúc An Giang

Điểm nhấn công trình nhà mồ Ba Chúc

Giờ đây, tại Ba Chúc đã xây dựng khu di tích Ba Chúc bao gồm cả nhà mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai, hội trường, nhà lưu niệm. Điểm nhấn của công trình này là một hình hoa sen với tám cánh hoa được sơn màu trắng. Mỗi cánh hoa sen được trưng các nhóm hài cốt theo giới tính và độ tuổi. Ghé thăm khu di tích nơi đây, các bạn có thể nắm rõ được diễn biến của vụ tàn sát năm xưa với những hình ảnh, là bằng chứng sống về tội ác khó có thể nào tha thứ của bọn diệt chủng Pôn Pốt.

Nhà mồ Ba Chúc - Trí Tôn

  • Địa chỉ: Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 21:00
  • Giá vé: Miễn phí

Làng văn hoá người Chăm

An Giang là một tỉnh nằm gần Cambodia nên ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hoá của họ. Với nền kiến trúc cổ kính và ấn tượng đã tạo ra những ngôi thánh được đặc sắc. Những người đàn ông hành lễ đến năm lần mỗi người. Còn những người phụ nữ vô cùng duyên dáng, miệt mài, cần cù. Tỉnh An Giang hiện có 9 làng Chăm với hơn 17 nghìn người dân sống tập trung chủ yêu ở thị xã Tân Châu và huyện An Phú, Châu Phú, huyện Châu Thành. Và một làng nhỏ ở phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên.

Làng văn hoá người Chăm - điểm đến hấp dẫn

Các ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ rất đặc trưng, rất nhiều ngôi thánh đường lớn nhỏ. Nổi bật với những kiến trúc mái vòm được những người Chăm xây dựng nên. Trong đó phải kể đến công trình kiến trúc ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak. Thánh đường trở thành di tích cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc từ 2011. Người Chăm rất tin tưởng vào tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo rất đặc biệt. Tất cả đều hướng về thành đường để cầu nguyện bình an, may mắn. Ngoài ra, nơi đây còn được coi là nơi tụ họp sinh hoạt cộng đồng, là nơi họp hội, tuyên truyền.

Làng văn hoá người Chăm AG

Vài nét về nét đặc sắc trong văn hóa người Chăm

Nét đặc sắc trong văn hoá người Chăm còn được thể hiện qua chữ viết riêng của mình. Ngày nay, hầu hết tất cả các thành đường đều có lớp dạy chữ viết riêng của người Chăm. Như đang bảo tồn một di sản văn hoá truyền thống của họ. Những thế hệ tiếp nối đều phải học chữ viết riêng vào ban đêm tại thánh đường. Còn buổi sáng học văn hoá chính khoá tại các trường học.

Làng văn hoá người Chăm ở An Giang

Không chỉ có nét đặc sắc trong chữ viết riêng mà còn đặc sắc ở trang phục của người Chăm khi cả nam và nữ đều phải mặc trang phục Sarong trong mọi công việc. Người nam thì đội nón vải, còn phụ nữ thì choàng khăn. Những hình ảnh ấy không chỉ thể hiện được bản sắc văn hoá của dân tộc. Mà còn là điểm nhấn đặc trưng, khác lạ nhưng vô cùng duyên dáng, độc đáo của người Chăm.

Làng văn hoá người Chăm

Hiện nay, những nét độc đáo của thánh đường cũng như những nét đặc trưng trong sinh hoạt đời sống, văn hoá, truyền thống của người Chăm đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến tham quan nơi đây. Nếu có dịp mình nghĩ các bạn cũng nên đi thử để trải nghiệm và học được nhiều điều mới mẻ.

  • Địa chỉ: Làng Chăm, Châu Giang, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Miếu bà chúa Xứ – Địa điểm du lịch An Giang gắn liền với những truyền thuyết

Khi đến An Giang mà không đến Miếu bà chúa Xứ nơi đây thì quả là một sự thiếu sót lớn. Đây là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ. Mà ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài vẫn biết đến miếu này. Miếu bà chúa Xứ nằm ở chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu cách trung tâm Châu Đốc khoảng 10km. Nơi đây có rất nhiều truyền thuyết huyền bí được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Miếu bà chúa Xứ

Truyền thuyết về Miếu bà chúa Xứ

Bà chúa Xứ là ai? Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng vài trăm năm thì người dân địa phương đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam. Tuy nhiên điều huyền bí khác lạ là chính hàng chục thanh niên đô con khỏe khoắn nhưng vẫn không nhấc được tượng Bà lên. Sau đó có một bà cô bảo chỉ cần chín người con gái thì có thể thỉnh bà xuống nhưng chỉ xuống được đến chân núi. Có lẽ bà đã chọn nơi đây để an vị và người dân đã lập miếu thờ. Ngoài ra miếu bà chúa Xứ cũng gắn với những câu chuyện vô cùng kì bí. Chẳng hạn như truyền thuyết về công lao ông Thoại Ngọc Hầu.

Miếu bà chúa Xứ Núi Sam

Theo lời kể, ông đi đánh giặc ngoại xâm thì vợ ông đã khấn vái xin bà Xứ phù hộ để chồng dẹp tan được quân xâm lược. Quả thật như vậy, ông đã đánh tan quân xâm lược, vẻ vang trở về giúp cho làng xóm yên bình. Sau đó ông cho thỉnh bà xuống núi và lập miếu thờ cúng. Nhưng trong quá trình xây dựng đã xảy ra vô số chuyện trắc trở, thiên tai, lũ lụt và đáng sợ hơn là thú rừng ăn thịt người. Sau vô số lần xảy ra chuyện thì mọi chuyện đã suôn sẻ hơn nhiều khi miếu bà Xứ được hoàn thành.

Miếu bà chúa Xứ An Giang

Kiến trúc Miếu bà chúa Xứ

Đó là một trong những truyền thuyết hay nhất. Đến đây bạn sẽ được nghe những truyền thuyết khác vô cùng tâm linh, rùng mình. Vậy còn miếu thờ bà được xây dựng ra sao? Ban đầu, ông Hầu đã xây vô cùng đơn sơ chỉ bằng gỗ. Nhưng mãi đến sau này thì người dân đã dựng lên một ngôi miếu vô cùng khang trang. Có kiến trúc vô cùng đẹp mắt và đậm chất nghệ thuật. Phía trên cao thở những thần khỏe mạnh giang tay đỡ những đầu kèo. Các cánh cửa đều được chạm khắc vô cùng tinh tế với những hoa văn tinh xảo, lộng lẫy.

Miếu bà chúa Xứ - Địa điểm du lịch tâm linh

Đặc biệt, bốn cây cột trước chánh điện vẫn được giữ nguyên như lúc đầu. Miếu có hình chữ “Quốc”, hình dạng hoa sen đang nở. Các hoa văn được chạm trổ theo hướng của các nước Tây Á. Ở chánh điện, bà chúa Xứ được đặt trên bệ cao và sát hai bên là hai con hạc trắng biểu trưng cho đôi cánh của bà. Bên phải bà là một linga, được gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái bà là hình Yoni bằng gỗ, được gọi là bàn thờ Cô. Hàng năm, có rất nhiều lễ hội để nhân dân và khách ở mọi nơi đến cầu nguyện, xin được ban phước. Chẳng hạn như lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh Sắc, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, lễ Hồi Sắc,…

  • Địa chỉ: dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang
  • Giờ mở cửa: Cả ngày
  • Giá vé: Miễn phí

Khu di chỉ Óc Eo

Khu di tích Óc Eo có tổng diện tích bảo tồn lên đến 433,1ha. Nằm trong đó có các khu vực sườn và chân núi Ba Thê (thuộc khu A), cánh đồng Óc Eo (thuộc khu B). Cái tên Óc Eo được một nhà khảo cổ học người Pháp tên là Louis Malleret đặt cho một địa điểm nằm ở phía Nam tỉnh An Giang và thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Tên Óc Eo để chỉ cấu tạo hình chữ nhật sau đó Malleret dùng để chỉ lại toàn bộ khu vực.

Khu di chỉ Óc Eo

Nơi đây là một vị trí khảo cổ khá lý tưởng và rộng lớn khi nó để lại dấu vết vài chục nghìn năm của con người và vương quốc Phù Nam, một quốc gia rất hùng mạnh, to lớn ở Đông Nam Á. Chính vì vậy, khu di chỉ này đã đó nhận được rất nhiều du khách. Cũng như nhiều nhà khảo cổ học khác đến đây tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá.

Khu di chỉ Óc Eo tỉnh AG

Một điều khá thú vị khác khi hàng trăm, hàng nghìn di vật là chứng nhân cho một thời kỳ hưng thịnh của vùng đất An Giang ngày xưa và sự phát triển rực rỡ của đồng bằng sông Cửu Long. Nếu bạn là một người đam mê về lịch sử và hứng thú với các nền văn hoá cổ đại thì khu di chỉ Óc Eo là một địa điểm lý tưởng để bạn tìm hiểu. Và nghe những câu chuyện về một nền văn hoá của một đất nước vô cùng phồn thịnh.

  • Địa chỉ: thị trấn Óc Eo, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Căn cứ quân sự Ô Tà Sóc

Với lợi thế là một vùng sơn lâm hiểm trở nên không khó khi nhận ra nơi này đã được chọn làm căn cứ địa của tỉnh uỷ An Giang. Các hang động ở Ô Tà Sóc rất kiên cố, có thể chứa rất nhiều người. Khi đến nơi đây các bạn sẽ được chứng kiến sự hùng vĩ của thiên nhiên, những khối đá khổng lồ,… Con đường đến với Ô Tà Sóc vô cùng đẹp với hai bên tầm vông đẹp như hoạ đồ. Ô Tà Sóc có nghĩa là Suối Ông Sóc, là một phần của dãy núi Dài – Ngọa Long Sơn.

Căn cứ quân sự Ô Tà Sóc

Đến với Ô Tà Sóc, các bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng được những dòng suối trong veo. Hòa mình cùng quần thể thiên nhiên phong phú. Cùng với nhiều hang động được tạo hoá ban bằng hàng nghìn phiến đá to lớn chồng chất lên nhau. Xen kẽ đó là nhiều loại cây mọc hoang dại nhỏm lên từ chân đá cứ kéo dài mãi theo dọc bờ suối.

Căn cứ quân sự Ô Tà Sóc - những ngày đỏ lửa

Không những thế, hồ Ô Tà Sóc được xây dựng với mục đích cho nông nghiệp. Nhưng vô tình nơi đây cũng thu hút khá nhiều khách du lịch với không khí trong lành, mát mẻ, cùng nhiều quan cảnh tuyệt như tranh. Nơi đây là một nơi check-in vô cùng lý tưởng dành cho các bạn trẻ đến đây tham quan.

  • Địa chỉ: Lương Phi, Tri Tôn, An Giang
  • Giờ mở cửa: Cả ngày
  • Giá vé: Miễn phi

Chùa Giồng Thành

Một khu di tích lịch sử khá nổi tiếng khác chính là chùa Giồng Thánh hay còn gọi là Long Hưng Tự. Chùa Giồng Thành là một trong số các di tích đã được nhà nước công nhận là di sản quốc gia vào năm 1986. Ban đầu chùa được một hòa thượng tên Trần Minh Lý xây dựng vô cùng đơn giản với chất liệu bằng tre vào năm 1975. Đến năm 1927, chùa đã được trùng tu lại sau quá trình đi quyên góp của hòa thượng Chánh Hường. Mãi đến năm 1970, một vị hòa thượng khác tên là Chơn Như đã cho xây lại ngôi chùa theo phong cách kiến trúc Ấn Độ và mãi cho đến ngày nay.

Chùa Giồng Thành

Khám phá kiến trúc chùa Giồng Thành

Ngôi chùa mang dáng của một kiến trúc Ấn Độ. Mái tháp có hai tầng hình cái phễu được trang trí nhiều hoa văn hoạ tiết vô cùng tinh xảo. Về tổng quan, ngôi chùa có ba gian và được xây theo hình chữ “song hỷ”. Trên các cột ở chánh điện có vẽ hình những con rồng uốn lượn tinh tế và huyền bí. Tại đây thờ nhiều vị phật như Phật A Di Đà, Thập Điện Minh Vương, Quan Thế Âm Bồ Tát,…

Chùa Giồng Thành - Long Hưng Tự

Chùa Giồng Thành còn là nơi truyền bá chủ nghĩa yêu nước của các văn sĩ. Đỉnh cao là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Đấng sinh thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Đặc biệt, nơi đây cũng từng là nơi trú ngụ đảm bảo sự an toàn của nhiều đồng chí, nhiều chiến sĩ của Đảng và nhà nước trong những năm kháng chiến. Cứ rằm tháng Giêng mỗi năm hay tháng Bảy, có khi là tháng Mười thì chùa đón một lượng lớn du khách tứ phương về viếng chùa. Các bạn có thể đến tham quan và chiêm nghiệm tâm hồn, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan trong cuộc sống thì không nên bỏ qua nơi này.

  • Địa chỉ: Xã Long Sơn, Thị Xã Tân Châu, Long Sơn, Phú Tân, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Chùa Huỳnh Đạo

Chùa Huỳnh Đạo cũng là một trong những địa điểm du lịch An Giang được du khách quan tâm rất nhiều hiện nay. Nói về lịch sử của thì chùa được xây dựng vào năm 1928. Mãi đến năm 1962, chùa đã được xây dựng lại với cái tên Thiên Khai Huỳnh Đạo do ông Ngô Văn Dư đặt tên. Ban đầu chùa được xây ở thị xã Châu Đốc, đến năm 1996, trụ trì Thích Tôn Trấn cho dời chùa đến nơi rộng hơn và cho đến ngày nay tại Núi Sam, Châu Đốc. Đợt trùng tu chùa cuối cùng và giữ cho đến nay vào năm 2018.

Chùa Huỳnh Đạo

Đôi nét về lối kiến trúc nghệ thuật của chùa Huỳnh Đạo

Tuy ở An Giang có những thánh đường nổi tiếng và những ngôi chùa linh thiêng mang phong cách thiết kế Á-Âu. Hay Ấn Độ thì Chùa Huỳnh Đạo có lối kiến trúc nghệ thuật mang đậm nét văn hoá Trung Hoa – Việt Nam. Chánh điện của chùa vô cùng rộng, khang trang với điểm nhấn là một hồ sen khá to, mùa hè trổ hoa mùi thơm ngát. Trên mặt hồ sen có nhà thuỷ tạ làm cho khung cảnh có phần thơ mộng và có hình ảnh chín con rồng lớn uy nghi. Là biểu tượng của đồng bằng sông Cửu Long.

Chùa Huỳnh Đạo - Ngôi chùa rồng trên mặt nước

Bên cạnh đó, khuôn viên chùa có tượng Phật Quan Thế Âm trên đài sen và hơn 50 tượng Phật được đặt trong khuôn viên chùa. Khi đến nơi đây, mọi mệt mỏi, lo âu của bạn sẽ được xua tan bởi sự thanh tịnh và yên bình vô cùng dễ chịu. Để khám phá được trọn vẹn thì buổi sáng là thời gian lý tưởng để các bạn có thể trải nghiệm. Với những tia nắng ban mai hoà với không khí lúc sáng sớm bạn có thể có những tấm hình đẹp,…

  • Địa chỉ: Vĩnh Đông 2, Quốc lộ 91, Tân Lộ Kiều Lương, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
  • Giờ mở cửa: Cả ngày
  • Giá vé: Miễn phí

Tây An Cổ Tự

Chùa Tây An Cổ Tự hay còn gọi là chùa Tây An – là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở dưới chân núi Sam. Đã có rất nhiều lời giải đáp cho cái tên Tây An này. Có ý kiến cho rằng Tây An  là cầu mong yên bình cho miền Tây. Cũng có ý kiến cho rằng là ngôi chùa nằm ở phía Tây của An Giang,… Nhưng giả thuyết giải thích hợp lí cho cái tên này rằng có một vị quan đời vua Minh Mạng tên là Nguyễn Nhật An xây dựng. Khi được phái đi một chuyến ở Cao Miên, ông đã khấn vái trời đất. Nếu chuyến đi này bình an thì về ông sẽ dựng một ngôi chùa để tạ ơn. Sau đó ông thỉnh một vị hòa thượng pháp danh Hải Tịnh đến trụ trì.

Tây An Cổ Tự

Điểm nhấn độc đáo của ngôi chùa

Kể từ lúc được xây cho đến nay đã trải qua tám đời truyền thừa trụ trì và nhiều lần tu sửa. Đến năm 1958, ngôi chùa được dựng thêm ba ngôi lầu cổ. Sửa lại chánh điện tạo thêm nét kiến trúc của Ấn Độ kết hợp với kiến trúc phương Đông. Trải qua bao nhiêu biến đổi của thời gian thì chùa vẫn giữ nguyên được nét đẹp từ thuở mới được trùng tu. Núi Sam – một bức bình phong ở phía sau với một màu xanh thẫm đã làm nổi bật lên ngôi chùa. Điểm nhấn độc đáo nhất của chùa là ba ngôi lầu cổ với màu sắc sặc sỡ nhưng vô cùng hài hoà.

Tây An Cổ Tự - Châu Đốc

Khu vực công tam quan được chia làm ba cửa. Cửa ở giữa là nơi thờ tụng tượng Quan Âm Thị Kính đang bồng con của Thị Mầu. Hai bên là hai biển ghi tên của chùa. Khuôn viên chùa được tạo điểm nhất bằng hình ảnh của hai chú voi, một chú voi màu trắng với sáu chiếc ngà. Chú voi còn lại màu đen với hai chiếc ngà. Với lối kiến trúc đặc biệt hơn so với những ngôi chùa khác thì buổi tối là thời điểm lý tưởng để các bạn có thể đến viếng thăm chùa Tây An. Ở chùa có lắp những cái đèn vàng để chiếu sáng làm cho ngôi chùa trở nên uy nghi, tráng lệ hơn.

  • Địa chỉ: Đường Vòng Núi Sam, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
  • Giờ mở cửa: Cả ngày
  • Giá vé: Miễn phí

Phước lâm tự (Chùa Lầu) – Địa điểm du lịch An Giang bạn nên ghé đến một lần

Không kém cạnh với Miếu bà chúa Xứ hay Tây An, chùa Lầu là một ngôi chùa khá nổi tiếng về sự linh thiêng cũng như kiến trúc ấn tượng. Chùa Lầu không giống với bất kì một ngôi chùa nào khác vì được thiết kế ở dạng lầu nên người ta gọi là chùa Lầu. Ngôi chùa đang là điểm tham quan của đông đảo du khách từ khắp mọi miền bởi sự thu hút của kiến trúc độc đáo. Chùa Lầu mang dáng dấp của những ngôi chùa ở Nhật Bản. Và là một trong sau ngôi chùa mang kiến trúc như vậy có ở Việt Nam.

Phước lâm tự

Với phong cách thiết kế của đất nước mặt trời mọc thì tông màu đỏ là chủ đạo và mái ngói cong vút. Chùa lầu mang kiến trúc độc đáo với thiết kế các tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng được đỡ bằng những cây cột rất vững chắc. Không gian chùa rất rộng và thoáng mát. Khu chánh điện là một toà nhà hai tầng với bên trên là mái ngói cong veo màu xanh tự nổi bật trên nền trời. Vì vậy đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh check-in với lỗi cosplay trang phục cổ trang. Tuy bên ngoài độc đáo như vậy nhưng bên trong chùa vẫn giữ nguyên lối kiến trúc như bao chùa khác ở Việt Nam.

Phước lâm tự (Chùa Lầu)

Vài nét về kiến trúc Phước lâm tự

Sự pha lẫn của lối kiến trúc mang phong cách Việt – Nhật đã tạo nên một sự uy nghiêm, nguy nga mỹ lệ. Có một công viên hoa nhỏ ở xung quanh với rất nhiều loại hoa muôn màu sặc sỡ. Tại đây được trồng các loại cây đẹp như hoa giấy, hoa vạn thọ, hoa sen, hoa cúc, hoa mào gà,… Những chiếc xích đu là chỗ nghỉ chân của các du khách hoặc cũng là nơi để checkin với những kiểu dáng độc lạ. Điểm nhấn là chiếc cầu treo lơ lửng trên cao. Các bạn khi đứng trên cầu có thể ngắm được một hàng rào thốt nốt, một bầu trời xanh với những cánh chim lượn múa. Hay những cánh đồng hoa đang đua sắc,…

Phước lâm tự - Chùa Lầu

Tóm lại khi nhìn tổng thể, chùa Lầu hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Nó mang lại sự cảm nhận mới mẻ nhưng gần gũi. Với kiến trúc đỏ rực rỡ đến bắt mắt cùng nền trời xanh biết tạo nên một tổng thể vô cùng hoàn chỉnh. Hiện nay chùa Lầu đang là điểm đến được quan tâm rất nhiều ở vùng đất Tây Nam Bộ. Nếu có dịp, bạn không nên bỏ qua nơi này, một “tiểu Nhật Bản” độc lạ ở Việt Nam.

  • Địa chỉ: khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
  • Giá vé: Miễn Phí

Phước Điền Tự (Chùa Hang)

Phước Điền Tự hay còn gọi là chùa Hang đã có hơn 100 năm tuổi. Mang hình hài của một kiến trúc lạ, chùa Hang đã thu hút được rất nhiều khách du lịch đổ về nơi đây. Ngôi chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hoá cấp Quốc gia.  Chùa hang là cái tên mà được người dân địa phương đây đặt cho. Là một trong những số những ngôi chùa nổi tiếng của Châu Đốc. Phước nghĩa là phước đức, phước lành, điền là ruộng đất. Tổng hợp nghĩa lại Phước Điền được hiểu là vùng đất của những điều phước lành.  

Phước Điền Tự (Chùa Hang)

Như mình đã nói lúc đầu, chùa Hang có lịch sử hình thành hơn 100 năm. Ngôi chùa xinh đẹp này nằm khép mình trên núi Sam. Đến với chùa Hang, các bạn sẽ bước vào chốn thần tiên mà mình chắc chắn rằng sẽ hòa mình vào nơi đây với không gian yên bình, thanh tịnh. Chùa Hang được một người đàn bà tên Thơ sau bà quy y cửa phật với pháp danh Diệu Thiện đã lập nên. Ngôi chùa vô cùng đơn sơ bằng tre lá để làm nơi tu hành. Nhưng ban đầu bà đã từng là sư cô ở chùa Tây An. Nhưng về sau có nhiều khách tới lui, bà cảm thấy không còn phù hợp với lòng thanh tịnh nên bà đã tìm đến một nơi yên tĩnh khác để tu hành.

Phước Điền Tự (Chùa Hang) - Châu Đốc

Truyền thuyết gắn liền với chùa Hang

Chùa Hang còn gắn với truyền thuyết Thanh Xà, Bạch Xà vô cùng ly kỳ. Kế nơi Diệu Thiện tu hành có một cái hang – là nơi ở của hai con mãng xà vô cùng dữ tợn. Ngạc nhiên thay, từ khi bà đến đây thì hai con mãng xà trở nên hiền lành, chúng ăn chay và nghe bà đọc kinh hằng ngày. Dần dần, hai con mãng xà trở thành kẻ bảo vệ chốn tu hành của bà. Đến khi bà qua đời, người ta cũng không còn thấy hai con mãng xà này nữa. Khi đến đây, các bạn sẽ cảm nhận được sự yên ả và tận mắt thấy tiên cảnh nơi đây.

Phước Điền Tự - Chùa Hang

Những bông hoa nở đua nhau khoe sắc, rực rỡ. Trong khuôn viên chùa thờ Phật Di Lặc, phía trước khuôn viên thờ tượng Quan Âm Bồ Tát cùng bốn vị hòa thượng khác đứng trông về phía chân núi. Các bạn sẽ phải trải qua một hành trình leo núi bậc thang với chiều cao hơn 300m để bước vào chùa. Bên trong chùa, bạn sẽ cảm nhận được sự lạnh lạnh của những vách tường bằng đá. Dẫn lối là hai con mãng xà – linh vật nơi đây.

Phước Điền Tự - Châu Đốc

Đi đến đâu bạn cũng sẽ chứng kiến được những nét chạm khắc vô cùng uyển chuyển và tinh tế. Các bạn sẽ thấy được sự phản chiếu của các tượng phật vô cùng mới lạ. Và quả thật là một sự thiếu sót nếu không đến chùa Hang khi đến An Giang.

  • Địa chỉ: QL91, Xã Vĩnh Tế, Thị Xã, Châu Đốc, An Giang
  • Giờ mở cửa: Cả ngày

Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar

Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar được xây dựng năm 1959 và đợt trùng tu lớn nhất vào năm 2012. Thánh đường này được xem là thánh đường đẹp nhất và là một trong những biểu tượng tôn giáo của người dân nơi đây. Thánh đường hồi giáo dường như đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam đã từ rất lâu đời. Nhưng khi nhắc tới thánh đường không nhắc đến Jamiul Azhar. Có thể nói là thánh đường đẹp lung linh nhất. Là nơi thu hút khách du lịch tứ phương bởi những chuyện được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thánh đường Jamiul Azhar

Có gì tại thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar?

Đập vào mắt chúng ta là một nghĩa trang thu nhỏ với từng hàng bia được lập rất thẳng. Đều khắc tên những người đã khuất tạo nên một cảm giác bí ẩn khó tả. Tuy có hơi cảm giác nhưng cũng là điểm chú ý của nhiều bạn muốn tham quan khám phá về những câu chuyện thần kỳ ẩn sau thánh đường này.

Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar

Với gam màu chủ đạo là màu trắng và xanh ngọc nổi bật giữa khung trời rực nắng của mảnh đất An Giang. Một sự hòa quyện độc đáo nhưng vô cùng mỹ lệ. Kết hợp với màu xanh của trời và màu trắng của mây tạo nên một khung cảnh tuyệt mĩ mà ai cũng muốn ngắm. Ở đó ta sẽ tận mắt thấy mái vòm cao rộng của kiến trúc Hồi giáo. Những hoa văn trên các khung cửa vô cùng độc đáo, biểu tượng trăng khuyết theo lối kiến trúc cổ đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật rất huyền bí.

Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar tại AG

Dạo quanh bên trong thánh đường

Bên trong thánh đường được thiết kế có những cột bằng đá, sàn nhà đến những cái đèn chùm rất đặc biệt được tô điểm thêm những đường nét tinh xảo. Quả là một thánh đường đẹp nhất Việt Nam. Những background đầy màu sắc, những đường nét kiến trúc sắc sảo và vẻ cổ kính mang đầy tính chất huyền bí của thánh đường. Tạo nên những góc chụp hình check-in đầy mới lạ, ai nhìn cũng phải mê mẩn thôi.

Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar - AG

Không những thế, các bạn có thể hòa mình với cuộc sống của người đồng bào Chăm nơi đây. Các bạn rất dễ bắt gặp thấy những người dân bản địa với những trang phục truyền thống. Người nam thì mặc xà rông, nữ thì mặc Abaja và quấn khăn. Để khi ghé nơi đây, bạn phải tìm hiểu về cuộc sống từ xưa đến nay của con người họ nhé. Mình chắc với bạn rằng sẽ là một chuyến đi cực kì thú vị đấy.

  • Địa chỉ: Tổ 8 ấp Châu giang Xã, Châu Phong, Tx. Tân Châu, An Giang
  • SĐT: 094 185 27 62

Chùa Xà Tón

Chùa Xà Tón hay còn gọi là chùa Xvayton đã được lập cách đây hơn 300 năm. Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của người Khmer. Và cũng là ngôi chùa Khmer cổ xưa nhất ở tỉnh An Giang. Cái tên Xvayton sở dĩ được đặt ra vì trước đây nơi này có rất nhiều khỉ sinh sống và chúng thường hay đeo theo những người dân sinh sống. Xay trong tiếng Khmer là khỉ đấy các bạn, còn Ton nghĩa là theo đuổi.

Chùa Xà Tón

Trước đây, chùa Xà Tón có một cái hồ bởi vì nó được nạo vét để nâng cho chánh điện cao lên. Nền chùa đắp cao lên và được xây bằng đá xanh. Đến năm 1896, chùa được trùng tu lại bằng gạch ngói, những cái trụ bằng gỗ khá chắc chắn. Có thể nói rằng, hiếm có ngôi chùa nào có được không gian rộng và kiến trúc tinh tế như ngôi chùa này. Ngay từ lúc bước chân vào chùa, các bạn sẽ chiêm ngưỡng những cụm kiến trúc dàn trải. Và chúng có vẻ đẹp rất riêng đủ để thu hút sự chú ý của các bạn.

Chùa Xà Tón - Xvay Ton

Bên trong chùa Xà Tòn có gì?

Chánh điện mái tam cấp, mái ngói được phối các màu xanh dương, đỏ, vàng và cam. Các góc của mái ngói là hình rắn Naga của Thái Lan. Bên trong chánh điện có thờ Phật Thích Ca như những ngôi chùa khác. Trên cao là những bức tranh kể về cuộc đời của Phật Thích Ca từ lúc chào đời đến lúc Phật ngồi dưới gốc bồ đề. Đặc biệt hơn, có hai mươi tám cái cột làm bằng gỗ căm được xếp thành bốn hàng. Quanh ngôi chính điện có khá nhiều tháp nhỏ màu sắc rực rỡ. Trên đỉnh tháp được chạm khắc tượng thần Bayon bằng đá. Đây cũng là nơi thờ hài cốt của các vị trụ trì đã quá cố.

Chùa Xà Tón - Tri Tôn

Ngoài ra còn có những tư liệu được lưu giữ, đây được xem là bảo vật của chùa Xà Tón. Trên sách toàn bộ được ghi lại bằng tiếng Khmer và chính nơi đây là nơi lưu giữ nhiều bộ sách lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, chùa trở thành nơi tụ họp và tổ chức các ngày lễ của người Khmer. Như: lễ mừng năm mới, lễ nhớ ơn Phật, lễ cấm cung, lễ ông bà, lễ thanh minh, lễ sắm quần áo cho sư sãi,… Để trải nghiệm một cách trọn vẹn, các bạn nên đến vào buổi sáng sớm để tận hưởng được không khí trong lành với ánh nắng ban mai. Kết hợp với sự thanh tịnh chốn này sẽ khiến bạn thoải mái, xua tan đi mọi mệt mỏi, muộn phiền.

  • Địa chỉ: khóm 3, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
  • Giá vé: Miễn phí 

Nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là biểu tượng cho hình ảnh người miền Nam trong những năm đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. “Gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” – đó là những lời mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi cụ. Cụ cũng là người đầu tiên được tặng Huân chương Sao Vàng năm 1958. Khu lưu niệm được lập tại chính nơi cụ đã được sinh ra, trưởng thành. Là cội nguồn của nhân cách, lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của cụ Tôn.

Nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng

Đôi nét về nhà lưu niệm

Khu di tích rộng khoảng 3102 mét vuông. Bước và khuôn viên, các bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành. Với những tán cây dầu, sao, bằng lăng đổ bóng mát. Khu lưu niệm có nhiều hạng mục, chẳng hạn như: Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời, hoạt động của cụ Tôn Đức Thắng, đền tưởng niệm, khu trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ, chiếc phi cơ mà cụ Tôn ngồi để vào Sài Gòn tham dự lễ mitting giải phóng miền Nam, nhà lán bằng mô hình và có chiếc cầu treo để du khách có thể đến được,… Đặc biệt là ngôi nhà sàn do chính thân sinh của cụ Tôn dựng năm 1887. Năm 1888, cụ Tôn được sinh ra tại chính ngôi nhà này và sinh sống ở đây suốt thời niên thiếu.

Nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng - An Giang

Lối kiến trúc của nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng

Đền tưởng niệm cụ Tôn được xây dựng theo lối kiến trúc đền cổ mang màu sắc đỏ vàng truyền thống của Việt Nam. Trong chánh điện được trang trí khá công phu. Tên của cụ Tôn Đức Thắng được khắc theo lối chữ cổ, mặt chữ được mà vàng óng ánh. Xung quanh đền là tượng của các thần Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Tô điểm cho tác phẩm nghệ thuật đó là tượng của cụ Tôn được đúc bằng đồng đặt trên bục cao. Phía sau là mặt trống đồng Ngọc Lũ làm bật lên vẻ trang nghiêm, hào hùng.

Nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng tại AG

Đến đây, các bạn sẽ được nghe nhiều câu chuyện về gia đình cụ. Và nghe được nhiều giai thoại về vùng đất, con người nơi đây. Đây cũng chính là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh An Giang phát triển mô hình homestay nhà cổ để du khách có thể dừng chân.

  • Địa chỉ:  cù lao Ông Hổ, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
  • Giờ mở cửa: 08:00–04:30
  • Điện thoại: 0824 713 072
  • Giá vé: Miễn phí 

Khu du lịch Núi Sập – Địa điểm du lịch An Giang không nên bỏ qua

Có thể nói rằng Núi Sập là một địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng. Và khu du lịch sinh thái Núi sập là tên gọi chung của khu du lịch Ông Thoại và đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Không những được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên như tranh họa đồ. Mà tại đây các bạn sẽ khám phá những giá trị về văn hóa, lịch sử của mảnh đất An Giang. Hãy cùng mình đi tham quan nơi này nhé.

Khu du lịch Núi Sập

Núi Sập là ngọn núi lớn nhất trong những ngọn núi như núi Bà, núi Cậu. Núi Sập được ví như con thỏ nằm bên cạnh những đồng lúa bạt ngàn. Nhưng theo thời gian, sự khai thác của con người đã khiến nó mất đi hình hài của một chú thỏ và như cái tên núi. Tuy nhiên, với sự can thiệp kịp thời của chính quyền nên núi Sập hiện nay đã trở thành khu du lịch nổi tiếng với những cái hố xanh biếc.

Hành trình du lịch Núi Sập

Chặng đường đầu tiên sẽ là đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Ngôi đền nằm trên triền núi Sập, được xây dựng vào đời Minh Mạng 1822. Nơi đây lưu giữ những hiện vật vô cùng quý giá. Tấm bia cổ Thoại Sơn có ghi bài văn đánh dấu công trình đào kênh Thoại Hà. Bia cổ Thoại Sơn là loại bia ký nổi tiếng trong số ba loại bia vẫn được lưu giữ từ thời phong kiến đến nay. Và bia Thoại Sơn đã được công nhận là di tích quốc gia. Mỗi năm, tại đền thờ Thoại Ngọc Hầu có tổ chức lễ kỷ yên trong ba ngày từ ngày 10 – 12 tháng 3 âm lịch. Đây được xem là lễ hội lớn của người dân nơi đây.

Khu du lịch Núi Sập tại AG

Điểm dừng chân tiếp theo sẽ là khu du lịch hồ Ông Thoại. Khu hồ này có tổng cộng ba hồ lớn. Ban đầu nó chỉ là một cái hố sâu và rộng do khai thác. Dưới tác động của chính quyền địa phương, đã dẫn nước vào những cái hố sâu này. Từ đó tạo thành những cái hồ xanh biếc trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Hồ Ông Thoại là hồ được đánh giá đẹp nhất. Sỡ dĩ nó được đặt tên Ông Thoại vì chí ông là người khai phá ra mảnh đất này và đào kênh Thoại Hà.

Khu du lịch Núi Sập - AG

Review khu du lịch Núi Sập

Trên đó có những cây cầu được điểm tô bằng màu đỏ son để nối nhịp qua những ốc đảo thu nhỏ giữa hồ. Trên những ốc đảo đó có những bức tượng thần thoại như Siva, Ponagar, Linga, Yoni,… Đặc biệt, bức tượng Thoại Ngọc Hầu được dựng một cách trang nghiêm với lưng quay về Núi Sập, tay chỉ về kênh Thoại Hà. Và có một bản dịch bia Thoại Sơn được đặt sau lưng ông. Chưa hết, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức thư pháp được trưng bày ngay phía cổng. Có những khu vui chơi giải trí, đạp vịt, bơi xuồng để trải nghiệm không gian nơi này. Ngoài ra còn có những góc check-in tuyệt đẹp với thiên nhiên.

  • Địa chỉ: TT. Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00
  • Gía vé tham khảo: 20.000 đồng

Núi Cô Tô

Núi Cô Tô còn được gọi là Phượng Hoàng Sơn. Bởi khi nhìn từ xa trông nó không khác gì con chim Phượng Hoàng đang sải cánh giữa một khoảng trời mênh mông.  Núi Cô Tô gắn liền với những truyền thuyết li kì, hấp dẫn. Có truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa nơi đây chỉ là một nơi hoang vu hẻo lánh, xung quanh là dài đất bằng phẳng. Các tiên ông đã cùng nhau xuống đây chơi xếp đá, xếp mãi đến lúc bình minh thì ra một ngọn núi này.

Núi Cô Tô

Những truyền thuyết về núi Cô Tô

Hay có truyền thuyết nói rằng, ngày xưa có những cô tiên nữ lên đỉnh núi Cô Tô dạo chơi, đùa nghịch. Trong một lần các tiên nữ này chơi trò ném đá xuống chân núi. Những hòn đá rơi và xếp chồng chất lên nhau tạo nên những ngọn đồi con. Dòng suối đổ xuống chảy luồn lách qua những ngọn đồi đá tiên ấy. Vậy nên từ đó đã khai sinh ra một cảnh đẹp tuyệt trần với một bên núi một bên là suối thật hài hoà làm sao!

Núi Cô Tô -AG

Bên cạnh đó có một ngọn đồi tên Tức Dụp tức là Nước Đêm. Vì giữa một quả đồi thì lại có một dòng suối mát chảy qua vào ban đêm. Nơi đây từng được coi là tử địa ám ảnh nhất của bọn giặc ngoại xâm. Ngọn đồi có nhiều hang động sâu, lớn, ngõ ngách như mạng nhện. Nên chính vì vậy, Tức Dụp là căn cứ quân sự và là nơi trú ẩn của những chiến sĩ trong thời chiến tranh.

Review du lịch núi Cô Tô

Núi Cô Tô ngày nay vẫn được người dân nơi đây hết sức gìn giữ và bảo vệ. Nó trở thành điểm du lịch thu hút hàng nghìn khách du lịch thập phương đổ về. Với những con người mê địa lí và lịch sử, họ đến đây để tìm hiểu những bí mật bên trong. Hay những con người yêu thiên nhiên, mê cảnh đẹp có thể đến đây thư giãn cùng quan cảnh tươi đẹp, không khí trong lành. Có những hoạt động vui chơi như leo núi dã ngoại, xem thú hoang dã, thử những đặc sản nơi đây. Và đờn ca tài tử là một trong những thứ mà các bạn không nên bỏ qua.

Núi Cô Tô - Phụng Hoàng Sơn

  • Địa chỉ: thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam

Khu du lịch núi Sam

Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 6km về hướng Tây. Từ thành phố Châu Đốc, các bạn sẽ phải đi theo quốc lộ 91 là đến. Tại đây có đến khoảng 200 ngôi chùa, đền, miếu phân bố từ chân núi, sườn núi và cả đỉnh núi. Có thể liệt kê ra một số như Miếu bà chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang,.. Với khung cảnh núi rừng rợp bóng mát của cây xanh, các bạn sẽ tận hưởng được một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức check-in tuyệt đẹp nữa. Khi đứng trên đỉnh núi, các bạn có thể trông thấy toàn cảnh thành phố Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế.

Khu du lịch núi Sam - AG

Đi từ chân núi sẽ bắt gặp miếu bà chúa Xứ đầu tiên, chắc hẳn trong chúng ta đều nghe đến cái tên này rồi nhỉ. Nơi đây là một điểm du lịch rất tâm linh thu hút hàng triệu lượt khách đến đây để tham quan, khấn vái, cầu xin hàng năm. Đi lên thêm một đoạn sẽ là Lăng Thoại Ngọc Hầu, sẽ không còn xa lạ với người dân Nam Bộ khi nghe đến cái tên này. Đây là công trình bền nhất khi được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vẫn giữ nguyên vẹn đến bây giờ. Nó mang rất nhiều ý nghĩa về văn hoá, lịch sử. Lăng Thoại Ngọc Hầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khu du lịch núi Sam - An Giang

Khám phá Chùa Tây An

Cao hơn nữa sẽ là Chùa Tây An, ngôi chùa là sự kết hợp giữa lối kiến trúc Ấn Độ – Việt Nam. Chùa Tây An được công nhận là di tích kiến trúc cấp Quốc gia. Điểm đặc trưng của ngôi chùa này là ba ngôi cổ lầu có nóc hình củ hành. Màu sắc vàng trắng chủ đạo làm bật lên vẻ cổ điển pha chút nét hiện đại một cách hài hoà. Hay một điểm đến tâm linh khác là Chùa Hang – còn gọi là chùa Phước Điền. Với lối kiến trúc đền vô cùng độc đáo, nằm ở lưng núi tạo nên một khung cảnh thanh tịnh, an nhiên. Các bạn khi đến nơi này sẽ có được cảm giác như đang ngao du ở chốn tiên cảnh trên trời vậy.

Khu du lịch núi Sam

Chắc chắn không thể bỏ qua Khu du lịch Cáp treo Núi Sam rồi. Đến đây các bạn sẽ được tham quan nhà ga và trụ cáp treo vô cùng hiện đại theo phong cách cổ điển châu Âu. Gồm các đền Một Cột, đền Dược Sư, đền Phật Quan Âm,… Đặc biệt là tượng Phật Ngọc, Phật Vàng thiên thủ thiên nhãn trên triền núi Sam. Một di tích lịch sử khác đã có trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp chính là Tháp Pháo Đài. Trước đây nó là một căn biệt thự vô cùng kiên cố do một người Pháp xây dựng. Có tháp cao hình ốc để lên hóng gió. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng không còn ngôi biệt thự kia nữa.

  • Địa chỉ: Đường Số 5, Vĩnh Tây 2, Châu Đốc, An Giang
  • SĐT: 090 704 47 70
  • Giờ mở cửa: 08:00–21:00

Thất Sơn Bảy Núi

Bảy Núi còn có tên gọi là Thất Sơn (thất là bảy – sơn là núi). Bao gồm bày ngọn núi thuộc Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Bảy Núi nằm trong số 37 ngọn núi ở An Giang. Gồm có các núi: Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt và Nhân Hoà được ghi chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí. Còn trong Thất Sơn huyền bí cho rằng bảy ngọn núi là Núi Tượng, Núi Tô, Núi Cấm, Núi Trà Sư, Núi Két, Núi Dài, Núi Bà Đội Ôm.

Thất Sơn Bảy Núi

Tuy nhiên, lần ghi chép gần nhất nên mọi người sẽ nhớ tên hơn, sẽ là các núi: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn).

Thất Sơn

Thất Sơn có những thảm thực vật đặc trưng nơi đây. Với kiểu thời tiết tạo ra 3 tầng thảm thực vật rõ rệt: tầng cây gỗ, tầng cây bụi, tầng thân vảo vả quyết thực vật. Không những thế, động vật nơi đây vô cùng đa dạng muôn loài như: hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn,…

  • Địa chỉ: thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam

Chợ Tịnh Biên

Chợ Tịnh Biên là một trong những khu chợ đầu mối lớn ở miền Tây. Khu chợ này giáp ranh Cambodia nên hàng hoá khá rẻ nhưng vô cùng độc đáo. Chợ Tịnh Biên cách thành phố Châu Đốc khoảng 25km, nằm ở tọa lạc Khóm Xuân Hoà, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tuy giáp ranh với Cambodia nhưng bạn sẽ không cần trình giấy tờ nào khi đến đây.

Chợ Tịnh Biên

Có gì tại chợ Tịnh Biên?

Khu chợ này có rất nhiều đặc sản độc đáo mà chúng ta không hề biết đến. Đặc biệt vào những dịp cuối tuần, bạn có thể thấy người đi chợ đông đến mức bạn không nghĩ là đi chợ mà là đi hội đấy. Đặc sản ở chợ Tịnh Biên là những loại côn trùng – một loại món ăn mà ít có thể ai ăn được. Những loại côn trùng ở đây như: bìm bịp, tắc kè, rắn mối, bọ cạp,…

Chợ Tịnh Biên - Mua sắm

Không những thế thốt nốt nơi đây cực kì ngon. Những cửa hàng thốt nốt đã tồn tại hàng chục năm. Từ những ly thốt nốt thơm mát dùng ngay đến những trái thốt nốt mua mang về vẫn đều còn rất tươi.  Mắm cũng là một đặc sản ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Châu Đốc nói riêng. Vì thế chợ Tịnh Biên cũng không thể thiếu món này. Đến đây, các bạn sẽ thấy được những chiếc thau nhựa to đựng đầy mắm các loại. Chẳng hạn: mắm cá sặc, mắm cá lóc, mắm tôm, mắm ruốc,… Hoặc có các loại khô như: khô cá lóc, khô cá sửu, khô các tra,…

Chợ Tịnh Biên - Chợ biên giới

Mua sắm quần áo tại chợ Tịnh Biên

Quần áo ở chợ Tịnh Biên cũng khá đẹp mà rẻ nữa. Đa phần được mang đến từ Cambodia nhưng đặc biệt chúng được sản xuất ở Trung Quốc hay Thái Lan. Vậy nên giá thành khá là rẻ so với các shop mà chất lượng thì khỏi bàn. Đồ điện tử đã qua sử dụng và được bán lại tại đây. Nhưng thật buồn cười rằng, đồ tốt thì cực kì tốt mà loại xấu cũng rất xấu. Vậy nên các bạn nếu mua thì hãy xem xét kỹ càng.

Chợ Tịnh Biên - AG

Những đồ điện tử được sản xuất từ Việt Nam, Trung Quốc và cũng không thiếu hàng Nhật, Thái,… Đồ ở đây không có nhãn mác, không có bảo hành. Nên bạn phải cực kì kĩ lưỡng, tinh tế mới có thể chọn được món hàng chất lượng. Một kinh nghiệm đi chợ của mình là “trả giá”… Khi mua bạn phải độ, đoán xem mức giá hợp lý để có thể mặc cả được giá vừa không lỗ cho bản thân và người bán. Đừng để trở thành những chú cừu non bị chặt, chém nhé.

  • Địa chỉ: 350 Khóm Xuân Hòa, TT Tịnh Biên, Huyện Tịnh Biên, An Giang
  • Giờ mở cửa: 05:00–18:30
  • Giá vé: Miễn phí

Khu du lịch đồi Tức Dụp

Tức Dụp là một ngọn đồi nằm bên núi Cô Tô, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70km. Và chỉ cách biên giới với Cambodia vỏn vẹn 10km. Ngọn núi này thuộc dãy Thất Sơn của An Giang. Nhìn từ xa nó trông như một con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa cánh đồng bao la. Trên đồi có nhiều cái hang động sâu và rộng lớn với cấu trúc vô cùng độc đáo, huyền bí. Có nhiều ngõ ngách thông nhau như mạng nhện.

Khu du lịch đồi Tức Dụp

Mỗi cái hang mang một vẻ độc đáo riêng với hình thù của những khối đá đan xen nhau. Nền hang có thể là đá hoặc ván gỗ. Không khí nơi đây không cần phải nói nhiều, nó vô cùng thông thoáng. Nên dù có ở sâu bên trong cũng không làm các bạn ngạt đâu. Ngọn đồi Tức Dụp mang trong mình truyền thuyết của những cô Tiên Nữ. Trong một lần chơi thả đá từ trên đình núi Cô Tô. Những hòn đá rơi vô tình chồng chất lên nhau và tạo thành ngọn đồi con. Dòng suối mà các cô tiên nữ tắm đổ xuống chảy qua những ngọn đồi ấy. Vậy nên ngọn đồi đó có tên là Tức Dụp.

Khu du lịch đồi Tức Dụp - vẻ đẹp

Review du lịch đồi Tức Dụp

Đến với khu du lịch đồi Tức Dụp, các bạn có thể thám hiểm những điều kỳ thú, mới lạ của thiên nhiên, con người, văn hoá nơi đây. Ngoài ra, các bạn sẽ được sống lại trong những năm kháng chiến thông qua những hình ảnh, bằng chứng, nhân chứng sống được trưng bày trong nhà truyền thống. Các bạn sẽ được nghe về trận đánh 128 ngày đêm của các chiến sĩ năm ấy. Hiện nay, nơi đây còn là nơi để gửi gắm những di vật cần được bảo tồn từ các thời kháng chiến chống giặc như xe Jeep, xe tăng, súng, đạn, giáo, mác,…

Khu du lịch đồi Tức Dụp - Địa điểm hấp dẫn

Chưa hết, khu du lịch còn được xây dựng những khu vui chơi giải trí, thể thao quốc phòng. Có những buổi tập bắn bia, vườn thú,… Đặc biệt có một công viên hoa rộng lớn, đầy đủ sắc màu được bảo vệ bằng những hàng dương tươi tốt, những đồi vạn tuế xanh ngát,…

  • Địa chỉ: xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang
  • Giờ mở cửa: Cả ngày
  • Giá tham khảo: 10.000 đồng (trẻ em), 20.000 đồng (người lớn) 

Cù Lao Ông Chưởng

Cù Lao Ông Chưởng là địa điểm nằm trên con rạch cùng tên. Bao gồm phần lớn địa phận của Chợ Mới, An Giang. Con rạch Ông Chưởng tiếp giáp sông Vàm Nao, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Trước đây, rạch Ông Chưởng có tên là rạch Cây Sao bởi nó chảy bên cạnh cồn Sao. Đến khi Chưởng binh lễ Thành Nguyễn Hữu Cảnh đến khai hoang vùng đất này. Ông đã dẹp loạn Cao Miên nên người dân đã lập miếu thờ và đổi tên thành rạch Ông Chưởng để tưởng nhớ công lao của ông.

Cù Lao Ông Chưởng

Từ xưa đến nay, nghề mộc và nghề vẽ tranh nơi đây là văn hoá nổi tiếng nhất Nam Kỳ lục tỉnh. Cứ theo bờ sông Tiền, các bạn có thể ghé thăm làng mộc chợ Thủ. Được mệnh danh là “Đệ nhất nghề mộc và chậm khắc vùng Tây Nam Bộ”. Khu làng này đã tồn tại hơn 200 năm với những tinh hoa văn hóa. Đã sản sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân mộc cùng những tác phẩm vang danh.

Cù Lao Ông Chưởng - Khám phá

Khám phá ngôi làng tranh kiếng nổi tiếng

Nếu đi đến ấp Long Tân, bạn sẽ đến một ngôi làng nổi tiếng với nhiều đời tranh kiếng. Tranh kiến là bức tranh được vẽ trên một tấm kính với nhiều thể loại từ dân gian đến hiện đại. Những sản phẩm do các nghệ nhân sáng tạo ra không đơn thuần chỉ là một bức tranh vô tri vô giác. Nó còn được người nghệ sĩ truyền vào đó là một thứ tình cảm, sự tâm huyết.

Cù Lao Ông Chưởng - Dấu xưa

Không chỉ nổi tiếng về nghề mộc và vẽ tranh. Vùng đất Cù Lao Ông Chưởng còn nổi tiếng về cây ăn quả. Mô hình trồng dâu của người dân nơi đây vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Vừa là một địa điểm để cho các bạn trẻ tha hồ lựa những góc đẹp để check-in. Trông từ trên cao, ta sẽ thấy được một bức tranh với hai bên là cánh đồng xanh mướt. Một dòng nước chảy như mái tóc của thiếu nữ đôi mươi làm cho con người ta xao xuyến.

Cù Lao Ông Chưởng - Chợ Mới

Khi tham quan nơi đây, các bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu về lịch sử vùng đất này, các truyền thống, văn hoá bản sắc dân tộc nơi đây. Và ở Cù Lao có hai dinh quan trọng là Dinh Ông Long Kiến và Dinh Ông kIến An. Nếu có dịp đến đây, chắc hẳn các bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình, thư thái mang đậm chất vùng sông nước cùng với những phong cảnh đẹp.

  • Địa chỉ: Long Giang, Chợ Mới, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí 

Bậc thang bảy sắc cầu vồng

Bậc thang bảy sắc nằm ở núi Cô Tô, thuộc khu du lịch đồi Tức Dụp, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây vô cùng độc đáo với cấu trúc đặc biệt tạo nên bởi thiên nhiên. Một hệ thống gồm nhiều hang sâu nhưng thông với nhau một cách tuyệt đối. Các ngõ ngách chèn chịt như mạng nhện. Tại đây,có bậc thang bảy sắc vô cùng ấn tượng để các bạn trẻ tha hồ check-in. Nó như một mở đầu của Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ tại An Giang vậy.

Bậc thang bảy sắc cầu vồng

Làng dệt thổ cẩm

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm nơi đây. Những người phụ nữ Chăm rất thành thạo và nhuần nhuyễn bộ môn này. Ngay từ nhỏ, họ đã được chỉ dạy cách dệt mãi đến khi trưởng thành thì kĩ thuật đã nằm trong lòng bàn tay. Có rất nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm như sà rông, túi xách, nón, khăn,… Nguyên liệu vô cùng đơn giản khi nó chỉ là tơ sợi và được nhuộm màu từ mủ cây, vỏ cây và trái cây. Hoa văn được dệt lên các món đồ đều có sự sáng tạo từ thời xưa đến nay. Điều này làm cho giá trị của nghề dệt nơi đây lên một tầm cao mới.

Làng dệt thổ cẩm

Khám phá làng dệt thổ cẩm An Giang

Tuy người Chăm tiếp xúc với văn hoá Cambodia nhưng những sản phẩm dệt mang phong cách của Malaysia. Những cô gái Chăm đã tạo ra những sản phẩm đẹp và sang trọng. Và đặc biệt thay, người Chăm đã dùng chính loại thổ cẩm này để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của mình. Hiện nay có rất ít làng nghề dệt thổ cẩm, vì vậy nó cần được lưu truyền từ đời này sang đời khác để vẫn còn giữ được nét văn hoá của người Chăm. Bất cứ ai thấy và cảm nhận đều phải trầm trồ nể phục bởi sự tinh tế và hết sức khéo léo của người Chăm.

Làng dệt thổ cẩm - AG

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, đừng quên về làng dệt thổ cẩm để chiêm ngưỡng các sản phẩm truyền thống vô cùng đẹp mắt của những nghệ nhân nơi đây. Để có cơ hội tìm hiểu những nét văn hoá, phong tục tập quán lâu đời của người Chăm.

  • Địa chỉ: Châu Phong, Tân Châu, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Rừng tràm Trà Sư – Địa điểm du lịch An Giang với những trải nghiệm lý thú

Nằm ở tọa lạc tại một vùng nông thôn thanh bình, yên tịnh. Rừng tràm Trà Sư dẫn hiện ra với hàng tràm dài tăm tắp trồng hai bên như cánh cổng chào đón du khách tới đây. Theo thời gian nên ít nhiều mà rừng tràm đã có sự thay đổi. Nó khoác lên mình một bộ áo mới với những thành phố thu nhỏ được xây dựng. Rừng tràm Trà Sư có tác dụng rất lớn đối với môi trường nước và điều hoà khí hậu cho cả Thất Sơn Bảy Núi. Là nơi sinh sống của những loại động vật, thực vật quý hiếm.

Rừng tràm Trà Sư

Hành trình khám phá rừng Tràm Trà Sư

Theo kinh nghiệm đã đến nơi này của một người bạn của mình cho biết. Nên du lịch nơi đây vào mùa nước nổi có khoảng thời gian từ tháng chín đến tháng mười một hằng năm. Bao trùm cả khu rừng là một màu xanh ngát trông tràn đầy sức sống, một bức tranh thiên nhiên vô cùng kiêu lệ. Vào buổi sáng bạn sẽ chiêm ngưỡng được rất nhiều loài chim đậu ở đây nhảy nhót, hót líu lo. Buổi chiều hoàng hôn, những đàn chim sẽ bay quay về tổ rất đều tạo nên một khung cảnh thơ mộng,

Rừng tràm Trà Sư - Trải nghiệm

Để khám phá rừng tràm bạn sẽ đến bến tàu để mua vé và đi tham quan. Khung cảnh nơi bến tàu với những tổ chim bồ câu được thế độc đáo. Hứa hẹn sẽ là một địa điểm lý tưởng để các bạn chụp hình sống ảo. Trên những chiếc xuống, các bạn sẽ đi xuyên qua những con rạch mới đến bên trong. Trên đường đi, các bạn sẽ thấy cư dân địa phương đang thu hoạch mật ong. Con đường đi vô cùng mát mẻ được che phủ bởi những tán cây rợp bóng. Xuyên qua con đường nước, bạn sẽ đến khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm. Bạn sẽ đi bộ vào bên trong. Hai bên đường đi là những cây tràm cao vút xếp thẳng hàng như đang vẫy tay chào các bạn vậy.

Rừng tràm Trà Sư - Khám phá

Trải nghiệm du lịch rừng tràm

Đi hết con đường, các bạn sẽ phải lên một chiếc xuồng để đi vào bên trong để khám phá mọi ngóc ngách của khu rừng. Càng đi vào bên trong, các bạn sẽ không còn nghe bất kì tiếng ồn nào bên ngoài, sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, ảm đạm nơi đây. Các bạn sẽ được tận mắt thấy vô số những loài chim. Có những loại chim vô cùng quý hiếm hót líu lo. Khi đã ngao du bên trong rừng, các bạn đừng quên ghé đến Vọng gác quan sát để chiêm ngưỡng toàn bộ khu rừng tràm bao la bằng chiếc kính viễn vọng.

Rừng tràm Trà Sư - KDL Sinh thái

Rừng tràm Trà Sư rất thích hợp với những con người muốn trốn khỏi bụi bặm, sự ồn ào của thành phố để tìm đến với thiên nhiên, yên ả, thanh bình. Ngoài ra, các bạn có thể đi săn ảnh những loài vật khác nơi đây. Hay check-in tại cây cầu tình yêu dài trăm mét băng xuyên khu rừng tĩnh lặng. Đặc biệt hơn, những ngôi nhà bằng tre và cây cầu tre vạn bước là điểm nhấn của bức tranh rừng tràm đầy sắc sảo, tinh tế.

  • Địa điểm: Tịnh Biên, An Giang
  • Giá vé: 60.000 – 130.000 đồng/ người (tùy vào khách lẻ hay đoàn, giá đã bao gồm phí tham quan bằng xuồng và tắc ráng)

Chợ nổi Long Xuyên

Chợ nổi Long Xuyên nằm trên sông Hậu, gần với thành phố Long Xuyên. Khu chợ nổi này là một trong những chợ nổi hấp dẫn thu hút được đông đảo lượng khách du lịch tham quan ở Việt Nam. Thông thường, chở nổi hoạt động từ 5 giờ sáng đến 10 giờ 30 là tan chợ. Vì thế các bạn nên khám phá nơi này lúc 6 giờ đến 9 giờ là khoảng thời gian đẹp nhất. Thời gian đó bạn có thể chứng kiến được buổi họp chợ của các tiểu thương trên các con ghe, con thuyền,…

Chợ nổi Long Xuyên

Review chợ nổi Long Xuyên

Tuy chợ nổi Long Xuyên không nhiều thuyền bè neo đậu nhưng đó là nét đặc sắc riêng. Bởi nó tránh được khung cảnh xô bồ, tấp nập như các khu chợ khác. Ngồi trên các con thuyền nhỏ, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với đời sống nơi đây, để tìm hiểu về con người họ. Không như những chợ nổi khác, trái cây ở chợ nổi Long Xuyên vô cùng rẻ. Vì thế các bạn có thể tha hồ thưởng thức những loại trái cây có ở đây. Những phiên chợ có những bữa sáng di động chất lượng. Những chiếc chở những quán ăn, quán nước thu nhỏ trên miền sông nước. Bật mí cho các bạn một điều rằng bún riêu và bún xào là hai món ngon nhất nơi đây.

Chợ nổi Long Xuyên AG

Đến đây, bạn sẽ được nghe câu chuyện “cây bẹo”. Treo cây bẹo là một hình thức marketing khá đơn giản mà thu hút khách tại đây. Khách hàng có thể nhìn vào cây bẹo được treo lủng lẳng ở trước mũi thuyền để lựa chọn những sản phẩm mình muốn mua. Mỗi chiếc thuyền sẽ treo những loại cây bẹo khác nhau. Mỗi người lái tàu ở đây cũng là một hướng dẫn viên du lịch vô cùng tuyệt vời. Họ là người ở nơi đây nên rất am hiểu về địa lý, văn hoá. Và sẽ kể bạn nghe những điều vô cùng thú vị mà ít ai biết đến.

  • Địa chỉ: Sông Hậu, gần trung tâm thành phố Long Xuyên, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Búng Bình Thiên

Búng Bình Thiên hay còn được biết đến với cái tên hồ Nước Trời. Hồ Nước Trời là hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với phong phú nhiều loại thuỷ sản nước ngọt. Nó có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nước của dòng sông Mê Kông. Hồ nước luôn trong xanh, phẳng lặng, là một địa điểm lý tưởng để du lịch. Có hai hồ nước lớn là Búng Lớn và Búng Nhỏ. Trong đó, hồ lớn gọi là Bùng lớn với diện tích khoảng 193 ha. Theo kinh nghiệm từng du lịch nơi đây của mình, các bạn nên đi đến đây vào mùa nước nổi là đẹp nhất – khoảng từ tháng bảy đến tháng mười âm lịch.

Búng Bình Thiên

Lí giải độ hot của Búng Bình Thiên

Vì sao Búng Bình Thiên lại thu hút được nhiều khách tham quan đến vậy? Bởi nó có những đặc trưng khác với những hồ nước khác. Nước trong veo, quanh năm chỉ dâng lên hay hạ xuống chứ không chảy, mặt hồ phẳng lặng. Tuy hồ nước thông với sông Bình Di – một con sông “máu” với màu đỏ của phù sal. Nhưng khi chảy đến Búng Bình thiên lập tức màu đỏ ngầu biến thành màu xanh biếc. Điều này làm Búng Bình Thiên trở thành một trong những hồ nước thú vị trên thế giới.

Búng Bình Thiên - Hồ nước trời

Khi tham quan bằng thuyền, các bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, không khí trong lành, nước trong vắt, gió mát. Cùng với những bông hoa đang đua nhau khoe sắc. Các bạn còn được khám phá nhà bè, lồng nuôi cá. Không chỉ được xem mà các bạn còn được tự tay thả lưới đánh đá, bắt thuỷ sản nơi đây và có những hoạt động kỳ thú khác. Song, bạn có thể tìm đến những làng Chăm đã xuất hiện hàng trăm năm. Đến đây, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm khoác lên mình bộ trang phục thổ cẩm truyền thống.

Búng Bình Thiên - Du lịch

Cứ mỗi tháng tám hàng năm, Búng Bình Thiên sẽ diễn ra lễ hội Liên Hoan Văn Hoá mùa nước nổi. Đây là một trong những lễ hội lớn, những màn trình diễn độc đáo, những bộ trang phục độc lạ và con người thân thiện. Những cuộc đua thuyền, bơi lội vô cùng sôi nổi, kịch tính,…

  • Địa chỉ: An Phú, An Giang
  • Giá tham quan bằng thuyền: 150.000 đồng – 200.000 đồng/ người/ chuyến

Hồ Tà Pạ

Hồ Tà Pạ nổi tiếng là một hồ nước trong xanh có thể nhìn tới đáy. Bức tranh phong cảnh được điểm thêm những ngọn núi bao quanh thật hùng vĩ, mỹ lệ. Tuyệt tình cốc của miền Tây không chỉ thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp tinh khiết của hồ. Mà còn có một khung cảnh non nước hữu tình vạn người mê. Điều đó rất phù hợp cho những cặp đôi yêu thiên nhiên đến đây nghỉ dưỡng, tuần trăng mật. Mặt hồ lúc nào cũng phẳng lặng, nước trong veo, tất cả những cảnh vật xung quanh hồ đều ngả bóng xuống mặt hồ. Kết hợp với màu xanh ngọc bích của nền trời tạo nên một tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên.

Hồ Tà Pạ

Phong cảnh núi Tà Pạ

Nếu hồ Tà Pạ là phong cảnh chính thì núi Tà Pạ chính là điểm nhấn không thể thiếu trong bức tranh đó. Không khí vô cùng trong lành, thanh khiết với rừng cây xum xuê đầy vẻ cổ kính và toát lên một vẻ uy nghiêm, tráng lệ. Đứng trên núi, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa vàng ươm trả dài đến chân trời. Hòa cùng vào đó là những cây dầu xanh nổi trên khung nền vàng ấy.

Hồ Tà Pạ AG

Không những thế, hồ Tà Pạ còn là địa điểm lý tưởng để có những bộ hình tuyệt vời với background siêu nét siêu thật. Đặc biệt với những cặp đôi sắp cưới thì không nên bỏ qua nơi này để có những bộ hình cưới lung linh, thơ mộng. Các bạn sẽ được tận hưởng cái mát của gió trời, tiếng chim hót líu lo khi dạo bước trên những cánh đồng lúa miền Tây. Tại đây, bạn sẽ tìm được một không gian yên bình cho riêng mình.

  • Địa chỉ: nằm ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Làng nổi cá bè

Châu Đốc không chỉ có miếu bà chúa Xứ là điểm đến của nhiều người mà Châu Đốc được nhiều người đến du lịch vì những điều đặc biệt khác. Men theo ngược dòng sông Hậu, ta sẽ đến với làng nổi cá bè Châu Đốc – là một trong những điểm du lịch đang được rất nhiều người ưa chuộng. Những căn nhà nổi cùng các cái bè đã tạo thành một khu làng kéo dài vài cây số. Đông đúc nhất là những nhà nổi quy tụ ở khúc sông Tân Châu.

Làng nổi cá bè

Làng bè hầu hết nuôi cá nước ngọt, tuy ban đầu chỉ là một ngôi làng đơn sơ. Nhưng do nguồn lợi kinh tế tăng cao nên số lượng bè cá đã tăng lên nhanh chóng. Đây là một trong những khu kinh tế trọng điểm của An Giang. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng nước. Những ngôi nhà bằng gỗ được sơn màu xanh nhạt. Tuy nhà trên nước tiện nghi đầy đủ không thua những ngôi nhà trên cạn. Xung quanh những ngôi nhà được rào lưới sắt để nuôi thuỷ sản như cá basa, tôm,… Phương tiện chính của người dân nơi đây là ghe, thuyền.

Làng nổi cá bè - Khám phá

Trải nghiệm du lịch Làng nổi cá bè

Những người dân ở đây như một người hướng dẫn viên du lịch khi bạn ghé thăm nhà của họ. Họ sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện, cơ duyên với nghề, được giới thiệu quy trình họ nuôi những con cá. Các bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động như cho cá ăn, kéo cá,… Các bạn sẽ thấy một đàn cá ào đến tranh nhau ăn thật nhộn nhịp. Ngoài ra bạn còn được thưởng thức những món ăn ngon, những loại đặc sản nơi đây. Đặc biệt bạn sẽ được hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt nơi đây. Đó chính là yếu tố làm nên sự đặc biệt không nơi nào có được như miền Tây Nam Bộ.

Làng nổi cá bè - Châu Đốc

Ở làng nổi Châu Đốc, bạn sẽ được thử những món ngon mà không phải nơi nào cũng có. Các loại mắm là đặc sản nơi đây như mắm thái, mắm cá lóc, mắm ruột,… Các món ăn được làm từ cá, tôm,… Không đơn thuần là một làng bè nuôi cá, mà nó còn mang nhiều nét độc đáo riêng biệt của người dân miền Tây Nam Bộ. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi có cơ hội ghé thăm An Giang.

  • Địa chỉ: An Phú, Châu Đốc, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí 

Cánh đồng hoa dừa cạn

Cánh đồng hoa dừa cạn là một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương đến đây. Nhờ sắc hương rực rỡ, đầy thơ mộng của những bông hoa dừa cạn. Nơi đây còn được biết đến là một vựa thuốc nam quý hiếm. Cây dừa cạn là một loại cây dại, mọc ở nhiều nơi. Nhưng tuỳ nơi nó có tác dụng dược liệu khác nhau. Dừa cạn trổ bông quanh năm nhưng đẹp nhất là vào mùa Tết. Đến đây, khi nói đến dừa cạn thì từ trẻ nhỏ cho đến người lớn không ai không biết. Bởi cánh đồng hoa dừa cạn nơi đây chẳng thua kém gì những cánh đồng hoa dừa cạn ở Đà Lạt kia.

Cánh đồng hoa dừa cạn

Công dụng của Hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn có rất nhiều công dụng luôn đấy. Nó được dùng để làm thuốc trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phòng bệnh và góp phần trong việc điều trị bệnh ung thu. Đứng xa trên con đường mòn, ta sẽ dễ dàng bắt gặp được một dãy màu tím trắng sặc sỡ từ cánh đồng hoa dừa cạn. Tất cả các màu sắc hoà vào nhau tạo nên một bức tranh đẹp, bắt mắt và quyến rũ vô cùng.

Cánh đồng hoa dừa cạn đẹp

Với giới trẻ như bọn mình thì không thể thiếu những bức hình đẹp rồi đúng không nào. Thì cánh đồng hoa dừa cạn này quả là một background siêu xịn sò để các bạn thỏa sức đam mê. Thời điểm chín nhất là vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng ban mai chiếu lên những giọt sương li ti còn đọng lại lên những cánh hoa là không còn gì để nói. Nếu có dịp du xuân ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ thì bạn không nên bỏ qua địa điểm này. Chắc chắn đó là một nơi đến dành cho gia đình và bạn bè của bạn đấy nhé.

  • Địa chỉ: Phú Tân, An Giang
  • Giá vé: Miễn Phí

Vườn dâu tằm Ngọc Thái – Địa điểm du lịch An Giang dành cho ai ưa khám phá

Vườn dâu Ngọc Thái là điểm đến không còn xa lạ của nhiều bạn thích khám phá, trải nghiệm. Các bạn sẽ được tha hồ ngắm sắc đỏ của những chùm dâu đỏ mọng. Không gian thiên nhiên thoáng mát, có những góc chụp check-in tuyệt vời. Theo mình được biết, vườn dâu này do một người chủ tên Lê Thị Thảo làm chủ với mục đích chế biến thức uống giải khát. Nhưng với vẻ đẹp đã thu hút được nhiều du khách đến đây.

Vườn dâu tằm Ngọc Thái

Từ những dâu được chế biến thành nước cốt dâu, siro dâu,… để phục vụ những du khách đến đây hay phân phối đến các tỉnh tiêu thụ. Ngoài ra, dâu tằm là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khoẻ. Như: bổ thận, bổ máu, hỗ trợ tiêu hoá, thông khí huyết, sáng mắt, chống mất ngủ,… Đó là quả dâu, còn với những hoa atiso làm thức uống giải nhiệt, mát gan, giúp giảm cân khoa học,…

Vườn dâu tằm Ngọc Thái AG

Đến đây, các bạn sẽ được tận tay hái những trái dâu tươi và thưởng thức tại chỗ và ngắm cảnh đẹp của khu vườn. Nếu bạn là một thích du lịch sinh thái thì vườn dâu Ngọc Thái là một điểm hẹn không nên bỏ qua.

  • Địa chỉ: xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Hồ Ô Thum

Hồ Ô Thum được hình thành khoảng 15 năm trước với mục đích sản xuất nông nghiệp. Cũng giống như các hồ khác nơi đây, mặt hồ phẳng lặng, dòng nước xanh biếc tạo nên khung cảnh đẹp vô cùng thơ mộng. Hồ Ô Thum đẹp nhất vào mùa mưa, nước dâng lên cao tràn cả bờ kè đá tạo nên những dòng nước đang ngao du làm say đắm lòng người. Những cây thốt nốt – biểu tượng của An Giang đang mọc trên mặt hồ cực dị, độc đáo.

Hồ Ô Thum

Ốc đảo nhỏ giữa Hồ Ô Thum

Có một ốc đảo thủ nhỏ ở giữa mặt hồ phẳng lặng. Nó đã được người dân nối với bờ bằng một cây cầu gỗ. Cây cầu gõ này tuy đơn sơ nhưng khá mới mẻ, tăng thêm sự quyến rũ cho hồ. Những cây cỏ lau mọc dại ven bờ đang đón gió vào những buổi chiều nên thơ. Chắc chắn bạn sẽ vấn vương với bức bình phong tại đây. Để có những bức ảnh đẹp, các bạn nên chèo thuyền xung quanh hồ Ô Thum. Có những khung cảnh nên thơ làm sáng lên bức hình của bạn đấy. Không khí trong lành với những luồng gió nhẹ khiến tâm hồn ta trở nên tươi mới, bình yên hơn bao giờ hết.

Hồ Ô Thum đẹp

Các bạn đừng quên thưởng thức món gà đốt lá chúc nổi tiếng nơi đây nhé. Gà được ướp với muối, sả, ớt và đặc biệt lá chúc. Đây là một loại nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng không nơi nào có được. Nó có vị the the như lá chanh nhưng không đắng. Con gà được đốt lên, những miếng mỡ óng ánh cùng với chén muối ớt khiến thực khách phải mê mẩn, nhớ nhung.

  • Địa chỉ: xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Hồ Latina

Hồ Latina – hay còn gọi là hồ Đá, là điểm giáp ranh giữa huyện Tinh Biên và huyện Tri Tôn. Là một hồ nước mới được biết đến gần đây nằm dưới chân núi Cấm. Vẻ đẹp hài hoà giữa nước non và rừng núi hữu tình, là một điểm đến ưa thích của các phượt thủ. Nằm giữa một ngọn núi cao ngất ngưỡng, hồ Letina lặng yên với dòng nước trong vắt. Hồ đón bóng của những chùm cây xum xuê hay vách đá cao trùng điệp.

Hồ Latina

Có gì tại Hồ Letina?

Những phiến đá bạc xếp xung quanh bờ hồ với đủ kích thước lớn nhỏ, ngồi trên những phiến đá. Các bạn có thể đưa chân chạm vào dòng nước mát lạnh. Bên kia hồ là một cánh đồng lúa vàng ươm. Một bên là nước trong, một bên là cánh đồng bao la. Thật khó để tìm được một nơi chỉ có trên tranh vẽ như vậy. Không chỉ có thế, phía xa là những bụi hoa dại mọc ven đường đang đua sắc, làm cho con đường đi trải thêm màu tươi sáng.

Hồ Latina đẹp

Đặt chân đến khu hồ này, các bạn sẽ cảm thấy như đang trở về tuổi thơ. Được thỏa sức nô đùa cùng với đám bạn thân, lưu giữ kỉ niệm bằng những bức hình sống ảo. Hét thật hay nằm trên những phiến đá để hòa mình vào đất trời. Tuy đã trải qua những thăng trầm của thời gian, nhưng đâu đó ta vẫn sẽ thấy một Letina với vẻ đẹp trời phú. Quả là một sự ưu ái của thiên nhiên ở vùng đất nơi đây.

  • Địa chỉ: An Hảo, Tịnh Biên, An Giang
  • Giá vé: Miễn phí

Hồ Soài So

Khác với những hồ tự nhiên trong tỉnh, hồ Soài So là hồ nhân tạo lớn nhất An Giang. Nơi đây có không gian yên tĩnh, đẹp không kém gì các hồ tự nhiên khác. Mỗi thời điểm tại Soài So là mỗi khoảnh khắc tuyệt vời. Buổi sáng sớm với ánh nắng ban mai, mặt hồ phẳng lặng, yên ả như một chiếc gương lớn phản chiếu lại cảnh núi trời. Đến buổi xế chiều, nơi đây là một bức làng quê thanh bình, sâu lắng. Khi màn đêm buông, mặt hồ lung linh đến huyền ảo ngắm nhìn những ánh đèn phản chiếu xuống mặt hồ.

Hồ Soài So

Sức hút của Hồ Soài So

Con đường dẫn đến hồ khá đẹp, những tín đồ mê check-in khó có thể cưỡng lại được khung trời này. Một bên là hồ, một bên là cánh đồng lúa vàng ươm, phía trước là một dãy núi hùng vĩ. Bạn có thể lựa những góc chụp đẹp để lưu lại những khoảnh khắc nơi đây. Những hàng thốt nốt ngả bóng xuống mặt hồ là một ấn tượng khác. Khung cảnh thơ mộng đến huyền ảo, món quà mà thiên nhiên Tri Tôn khiến ai cũng lặng người. Cứ men theo con đường dẫn vào hồ, bạn sẽ đi qua một chiếc cầu vô cùng tuyệt vời để bạn có thể ngắm khu hồ gần hơn nữa.

Hồ Soài So - Du lịch

Ngoài ra, bạn có thể đem theo thức ăn đã chuẩn bị sẵn ở nhà để cắm trại, dã ngoại cùng gia đình và bạn bè. Tại đây, sẽ có những hoạt động vui chơi dưới những cây xanh. Có thể cùng nhau có những bức hình đẹp vào buổi sáng sớm hay chiều tà. Không những được vui chơi, tận hưởng không gian yên bình mà còn được nạp thêm những kiến thức về cuộc sống, con người ở miền sông nước đầy màu sắc này.

  • Địa chỉ: xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 
  • Giá vé: Miễn Phí 

Cổng trời Khmer Koh Kas

Một gợi ý cho các bạn nếu như đã chán đi những nơi mình kể trên, thì Khmer Koh Kas là một lựa sáng suốt. Nó gây ấn tượng mạnh cho các bạn trẻ nhờ một chiếc cổng thần kì nằm lẻ loi. Bạn sẽ phải đi theo con đường vào chùa Kran Kroh (Chùa Hàng Còng) để đến được khu check-in này.

Cổng trời Khmer Koh Kas

Điều đầu tiên phải nói đến là kiến trúc của người Khmer hiện rõ lên từng chi tiết của cánh cổng này. Với những hoa văn, hoạ tiết đặc trưng của Phật giáo. Nóc cổng có ba cái tháp thu nhỏ và được chống đỡ bằng bốn trụ vững chắc. Khu cổng này cách chùa Hàng Còng khoảng nửa cây số, trông nó có vẻ như đã được xây từ rất lâu rồi. Nó được người dân ở đây gọi với cái tên thân mật là Cánh Cổng Thời Gian.

Cổng trời Khmer Koh Kas đẹp

Thời điểm du lịch Cổng trời Khmer Koh Kas

Thời điểm sống ảo để ảo nhất chắc chắn là buổi sáng sớm rồi. Thời điểm mà điều kiện ánh sáng tốt nhất phục vụ cho công cuộc làm đẹp của bạn. Nếu du lịch nơi đây vào mùa lúa chín, bạn chắc chắn sẽ bội thu những bức hình cực kì ảo với những background không nơi nào sánh bằng. Nhìn từ trên xuống, bạn sẽ cảm thấy thực sự bất ngờ và choáng ngợp trước bức tranh mộng trước sự ưu ái của thiên nhiên. Cổng chùa Khmer Koh Kas, cánh đồng lúa chín vàng ươm hay những cây thốt nốt xanh xanh, cổng trời quả là một nơi thu hút khách du lịch đến đây.

Cổng trời Khmer Koh Kas - Khám phá

Đã tốn công để đến cổng chùa thì phải vào chùa chứ nhỉ. Chùa Koh Kas là một ngôi chùa rất rộng, được bao bọc bởi những cây dầu, cây thốt nốt xếp từng hàng. Với vẻ đẹp cổ kính và đậm nét của đạo Phật. Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những đường vân, những nét kiến trúc độc đáo. Đặc biệt là nóc chùa được xây dựng rất công phu, những họa tiết được tạo từ bàn tay của những nghệ nhân, một tác phẩm vô cùng tuyệt. Trên nóc chùa là hình một chiếc tháp như nhỏ rất cao, dưới gam màu vàng đỏ chủ đạo. Nó làm nổi bật ngôi chùa trên nền trời xanh biếc. Cũng là một địa điểm check-in vô cùng tuyệt, có thể nói đi một mà được hai đấy các bạn.

  • Địa chỉ: Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang
  • Giá vé: Miễn Phí

Cánh cửa hình chữ O độc đáo – Địa điểm du lịch An Giang được mệnh danh là cánh cửa thiên đường

Nếu bạn ước như được thấy cánh cổng thiên đường thì mình sẽ dẫn bạn đến nơi có cánh cổng thiên đường luôn nè. Lên con xe tàn này, mình sẽ cùng lên núi Cô Tô nhé. Tại đây có một cánh cổng thiên đường vô cùng lớn và đẹp mặt. Khi đi trên con đường này, bạn sẽ thấy được khu du lịch Soài So mình đã nói ở trên. Đến với chân núi, bạn sẽ phải trải qua một “vạn lý trường thành” thu nhỏ. Bạn cứ men theo hướng có sẵn sẽ đến được nơi.

Cánh cửa hình chữ O

Nhìn từ chân núi, bạn sẽ thấy được chữ “TRI TÔN” vô cùng lớn. Nó xem như là lời chào thân thiết với bạn và những du khách gần xa đã tìm đến đây trải nghiệm. Dòng chữ “TRI TÔN” có tông màu trắng nổi bật trên nền trời xanh, được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng vô cùng đẹp. Trong bộ khung chữ ấy, chữ “Ô” vô tình được các bạn trẻ phát hiện và ví như cánh cổng thiên đường. Thoạt tiên mình nhìn các bức ảnh thì thấy nó giống thật. Nhưng đến nơi mới biết nó là một chữ “Ô” đã bị khỏa lấp xung quanh.

Cánh cửa hình chữ O độc đáo

Review cánh cửa thiên đường

Có thể nói đây là một cổng trời thứ hai của vùng đất An Giang này nhỉ? Mặc dù chưa có ai khẳng định được hình dáng của cánh cổng thiên đường ra sao. Nhưng dưới con mắt của khách du lịch thì dám chắc rằng đây là cánh cổng thiên đường thứ hai ở An Giang. Cánh cổng thiên đường còn lại là cổng Khmer Koh Kas đấy các bạn. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như chạm tới trời vậy. Nhìn những tầng mây đang trôi lẳng lơ cùng với bầu trời xanh biếc, phía dưới là những dãy núi trùng trùng điệp điệp hay những cánh đồng lúa xanh ngát. Tất cả hòa quyện lại, tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt vời. Hứa hẹn là một khung nền xứng đáng được các bạn trẻ chọn làm nơi sống ảo.

Cánh cửa thiên đường

Quả là đẹp không gì bằng luôn đúng không các bạn? Cánh cửa thiên đường mà, phải đẹp như tên gọi của nó chứ. Nếu có dịp đến An Giang, bạn không nên bỏ qua nơi này nếu không coi đó là một sự thiếu sót lớn đấy.

  • Địa chỉ: huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
  • Giá vé: Miễn phí

Trại cá sấu Long Xuyên

Trại cá Long Xuyên nằm ở ngay trung tâm thành phố nên các bạn khá dễ dàng. Trại cá sấu này đã tồn tại được hơn 21 năm nhưng vài năm trở lại đây, nơi đây đã chuyển đổi thành trang trại kết hợp với du lịch. Là một trong những vườn cá sấu lớn nhất ở Việt Nam, việc lượt du khách đến tham quan trại cá sấu hằng năm luôn đông đúc và số lượng vượt trội là điều không quá khó hiểu.

Trại cá sấu Long Xuyên

Trại cá sấu Long Xuyên có gì?

Ở đây có các cá thể cá sấu khác nhau, nhiều độ tuổi từ nhỏ đến lớn, nhiều kích thước khác nhau. Khuôn viên ở đây được thiết kế khá hiện đại với tổng quan bắt mắt. Với những tiểu cảnh như các nhà gỗ, những cây cầu cong cong qua mặt nước, những cây cối, những hòn đá được bố trí rất bài bản. Trong khuôn viên trại cá sấu còn có những khu vui chơi dành cho trẻ em. Có những gian hàng bán đồ lưu niệm được làm từ da cá sấu như túi xách, thắt lưng,…

Trại cá sấu Long Xuyên - Vương quốc cá sấu

Có những loại cá sấu nhìn khá hung tợn, hơn 10.000 con được nuôi tại đây. Các bạn có thể tự tay cho cá sấu ăn bằng cách móc treo đồ ăn vào chiếc cần câu. Hệ thống bảo vệ bằng khung sắt rào chắn xung quanh khá an toàn, đảm bảo được sẽ không xảy ra những sự cố đáng tiếc. Nếu có dịp tham quan, hãy ghé đến vương quốc cá sấu Long Xuyên để chiêm ngưỡng cũng như có những bức hình đẹp với những chú cá sấu nhé.

  • Địa chỉ: 41/1 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
  • Giờ mở cửa: 06:00–23:00
  • Giá vé: Miễn phí 

Lời kết

Vậy là chúng mình đã cùng nhau điểm qua những địa điểm du lịch An Giang đáng đi nhất. Hi vọng rằng, với những kinh nghiệm từ mình và những người đi trước sẽ giúp các bạn chọn được những địa điểm cần đến tham quan, trải nghiệm và có được những phút giây vui vẻ cùng người thân, gia đình và bạn bè. Chúc các bạn có một chuyến đi thượng lộ, bình an và vui vẻ.

Những địa điểm du lịch An Giang không thu phí vào cửa?

Trại cá sấu Long Xuyên,Cánh cửa hình chữ O độc đáo, Cổng trời Khmer Koh Kas,Hồ Latina, Cánh đồng hoa dừa cạn, Làng nổi cá bè, Hồ Tà Pạ, Chợ nổi Long Xuyên, Làng dệt thổ cẩm,…

Những địa điểm du lịch An Giang liên quan đến lịch sử?

Nhà mồ Ba Chúc, Khu di chỉ Óc Eo, Căn cứ quân sự Ô Tà Sóc, Nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng,… sẽ là những địa điểm bạn nên lưu lại.

Diachiamthuc.vn ơi, những địa điểm du lịch An Giang nào thích hợp để sống ảo?

Gợi ý dành cho bạn: Chùa Huỳnh Đạo, Phước lâm tự (Chùa Lầu), Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar, Cù Lao Ông Chưởng, Bậc thang bảy sắc cầu vồng, Cánh đồng hoa dừa cạn, Vườn dâu tằm Ngọc Thái,…

Đánh giá bài viết này

Rate this post

Viết một bình luận