VĂN HỌC VIỆT NAM

THỂ TỰ SỰ

chay-tron-mua-he-3

Khái niệm:

Tự sự là một loại văn học có phương thức trình bày một chuỗi sự việc,từ sự việc này đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý nghĩa.Tự sự giúp người đọc và gười nghe có thể hiểu rõ sự việc, con người, hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ thái độ khen chê. Tự sự rất cần thiết trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong văn chương.

Đặc điểm:

  • Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống khách quan thông qua các sự kiện, hệ thống sự kiện: thể hiện một bức tranh khách quan về thế giới, về những gì tồn tại bên ngoài người trần thuật, không phụ thuộc và ý muốn và tình cảm của họ. Tất cả những sự việc, sự kiện, biến cố bên ngoài hay những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ bên trong được nhà văn xem như đối tượng để phân tích.
  • Tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách rộng lớn, bao quát: trong tác phẩm tự sự, không gian và thời gian không bị hạn chế. Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt, triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng và phong phú. Nhân vật được khắc họa từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Tác phẩm tự sự luôn luôn có hình tượng người trần thuật: làm nhiệm vụ tường thuật, kể chuyện để phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, cắt nghĩa những quan hệ phức tạp giữa nhân vật và nhân vật, giữa nhân vật và hoàn cảnh…Trong tác phẩm tự sự, hình tượng người trần thuật giữ một vai trò hết sức quan trọng và luôn luôn muốn hướng dẫn, gợi ý cho người đọc nên hiểu nhân vật, hoàn cảnh… như thế nào.
  • Lời văn trong tác phẩm tự sự: chủ yếu là lời văn kể chuyện, miêu tả

Phân loại tự sự:

– Tiểu thuyết

– Truyện ngắn

– Truyện vừa

– Sử thi

– Ngụ ngôn

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Rate this post

Viết một bình luận