Văn chính luận là gì – Cấu trúc luận văn – từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịc –

Một phần của tài liệu TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

7. Cấu trúc luận văn

1.1.5 Văn chính luận là gì

Văn chính luận (Tiếng Nga: pubicstika, tiếng Pháp: articles sur la vie

politique et sociale), là một thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống: chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá…Mục
đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một
tư tưởng, một quan điểm nào đó, nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng
lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm văn chính luận bao giờ cũng thể
hiện khuynh hướng, lập trường công dân rất rõ. Tình cảm sôi sục, luận chiến quyết
liệt và tính khuynh hướng công khai là dấu hiệu quan trọng của phong cách chính
luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn
tuyên truyền, hùng biện. [17 – tr 400]

Văn chính luận là một trong những thể loại khá đặc biệt trong các thể loại
văn học. Nó có một số đặc trưng cơ bản sau: Đặc trưng cơ bản của văn chính luận
khác với các thể văn khác là tính thuyết phục, luận thuyết. Khác với văn học nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

thuật, văn chính luận trình bày những tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu
bằng lập luận, lí lẽ. Văn chính luận đôi khi cũng tái hiện đời sống, miêu tả các tính
cách và số phận. Nhưng người viết văn chính luận tái hiện đời sống, miêu tả tính
cách, chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận
thường là những hình tượng minh hoạ, nó chỉ chứa đựng nội dung phổ quát của
chủng loại, chứ không phải là hiện tượng tiêu biểu cho cái độc đáo.

“Văn chính luận giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong
lịch sử văn hoá của nhân loại nói chung của dân tộc ta nói riêng. Hịch tướng sĩ văn

của Trần Quốc Tuấn, BìnhNgô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ.” [17 – tr 401]

Rate this post

Viết một bình luận