Bệnh canh châu là gì ? có lây không ?
Bệnh canh châu còn có tên gọi là bệnh phỏng dạ, thủy đậu hay cháy rạ, là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây ở trẻ .
Bệnh phỏng dạ rất dễ lây và nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng nặng nề như rỗ mặt, vô sinh …Tuy nhiên bệnh phỏng dạ hoàn toàn có thể chữa được và hoàn toàn ngừa được nếu được tiêm phòng đúng cách và đủ liều lượng.
Nguyên nhân gây bệnh phỏng dạ
Bệnh phỏng dạ (Thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm do virus, gây dịch và là bệnh dễ lây nhất cho trẻ chưa có miễn dịch, phần lớn mắc lúc còn bé sau 1 tuổi đến 10 tuổi. Khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời.
Bệnh diễn biến lành tính ở trẻ em, ít có biến chứng như viêm não viêm phổi nhưng ở phụ nữ có thai trước 6 tháng tuổi nếu mắc thủy đậu thai có thể mang dị tật, bà mẹ mắc thủy đậu trước sinh 5 ngày, và sau sinh 2 ngày thường là nặng và con sinh ra cũng mắc thủy đậu nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Triệu chứng của bệnh phỏng dạ
+ Sốt nhẹ 37,5-38oC trong vài ngày, có khi trẻ vẫn chơi, ngược lại có trẻ biểu hiện sổ mũi, quấy khóc, kém ăn.
+ Các nốt mọc không có thứ tự: bụng, ngực, lưng, niêm mạc miệng, họng… trừ lòng bàn chân, bàn tay hầu như không gặp. Mọc nhiều đợt, 2-3 ngày một đợt, cùng một chỗ các nốt có tuổi khác nhau: nốt là sẩn đỏ, nốt có nước, nốt đóng vẩy…
+ Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.
Cách điều trị bệnh phỏng dạ
Cách điều trị chủ yếu là chăm sóc và vệ sinh tốt, không để nhiễm khuẩn các vết phỏng dạ thành mủ, sẽ để lại sẹo, nhất là trên khuôn mặt.
Cho trẻ đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bội nhiễm. Thông thường nếu có bội nhiễm mưng mủ ở da, sốt cao các bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh và một số loại thuốc thích hợp khác.
Phỏng dạ (thủy đậu) có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.
Chú ý với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo sát, không để trẻ gãi, có thể bôi xanh methylen 1% vào các nốt phỏng, khi khô xoa phấn rôm dùng cho trẻ em loại đảm bảo chất lượng, ngày 1-2 lần.
Có thể bôi xanh methylen 1% vào các nốt phỏng.
Bài thuốc chữa bệnh phỏng dạ
Bệnh thủy đậu nhẹ:
Triệu chứng: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí.
Lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.
Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.
Bệnh thủy đậu nặng:
Triệu chứng: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.
Bài thuốc: Kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr.
Phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr.
Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr.
Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr.
Các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu trên sắc uống ngày 1 tháng, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.
Thông qua bài viết trên hy vọng cung cấp cho quý phụ huynh nhiều thông tin bổ ích. Giờ thì các bậc phụ huynh đã biết bệnh canh châu hay còn gọi là bệnh phỏng dạ, thuỷ đậu đấy nhé. Giúp phụ huynh có biện pháp phòng tránh và chữa trị tốt nhất cho con em mình.