Học cách ứng xử qua câu nói ‘Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ’

Cha ông ta từ xưa đã có câu ‘Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ’ nhằm thể hiện giá trị của lời nói trong cuộc sống. Ngoài việc dùng để giao tiếp, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng thì lời nói còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.

Tuy nhiên, lời nói nếu như không biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mục đích thì sẽ dễ gây ra hiểu lầm không đáng có. Cùng học cách ứng xử và hiểu hơn về lời nói qua câu ca dao trên nhé.

1. ‘Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ’ là gì?

Những câu ca dao của cha ông ta ngày xưa đúc kết thường vươn tới những giá trị đạo đức hoặc biểu thị cách sống thấu tình đạt lý. Nằm lòng những câu ca dao xưa sẽ giúp chúng ta lưu giữ những kinh nghiệm quý báu, đó là hành trang mà ai cũng nên có khi sống trên đời.

Để nói về cách ứng xử và vai trò của lời nói, cha ông ta có câu: “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ”. Câu ca dao có hai vế rõ ràng, qua việc mượn hình ảnh của món ăn và lời nói để nhắc nhở về việc sống có chừng mực, bởi tất cả mọi điều dù ít quá hay nhiều quá đều không hay.

an-lam-thi-het-mieng-ngon-noi-lam-thi-het-loi-khon-hoa-ro-voh-0

Chuyện “ăn” và “nói” luôn là hai vế song hành được cha ông ta sử dụng trong nhiều câu ca dao, tục ngữ. Một món ăn sẽ trở nên ngon miệng hơn nếu như ta biết ăn vừa đủ. Hơn nữa món dù ngon đến đâu nếu như ăn mãi thì cũng sẽ đến lúc không còn món ngon để thử.

Còn lời nói nếu nói nhiều, nói luyên thuyên để chứng tỏ bản thân thì dễ thành quá đà, lộ cái xấu ra. Bởi vậy việc biết điểm dừng, biết đủ là điều vô cùng quan trọng trong đời sống.

2. Ý nghĩa câu nói “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ”

Câu ca dao “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ” như một lời nhắc nhở con người về cách sử dụng lời nói trong cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần biết nói lời hay lẽ phải, suy nghĩ kĩ trước khi nói. Bởi lời ăn tiếng nói thể hiện nét đẹp văn hóa của mỗi người trong đối nhân xử thế, là một phần tiêu chí để đánh giá con người.

an-lam-thi-het-mieng-ngon-noi-lam-thi-het-loi-khon-hoa-ro-voh-1

Lời ăn tiếng nói thể hiện nét đẹp văn hóa của mỗi người trong đối nhân xử thế

Không chỉ nhắc nhở về lời ăn tiếng nói, câu ca dao “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ” còn ngụ ý nói về lòng tham của con người. Những thói xấu như tham lam, ích kỷ,… là bản năng tiềm ẩn bên trong mỗi người, trong một phút lơ là có thể biến bản thân thành người khác. Thế nhưng dù là bản năng nhưng nếu ta biết kiềm chế, biết ăn vừa đủ, nói vừa đúng thì mới chứng tỏ là người bản lĩnh.

Suy cho cùng tất cả mọi việc trong cuộc sống đều cần phải có một điểm dừng. Chúng ta phải biết được giới hạn ở đâu và học cách tiết chế bản thân. Tiết chế không phải là sống giả tạo mà là để sống văn minh theo chuẩn mực xã hội. Tham lam sau cùng cũng chỉ đem lại thất bại và nhận lại những đánh giá không tốt về bản thân.

3. Những câu ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói

Ngoài “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ”, để dạy về cách cư xử và sử dụng lời ăn tiếng nói đúng cách, cha ông ta còn rất nhiều câu ca dao tục ngữ ý nghĩa.

  1. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  2. Lời nói, gói vàng.
  3. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
  4. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  5. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
  6. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
  7. Ăn bớt bát, nói bớt lời.
  8. Đa ngôn, đa quá.
  9. Lưỡi sắc hơn gươm.
  10. Lời nói đọi máu.
  11. Lời nói, không cánh mà bay.

an-lam-thi-het-mieng-ngon-noi-lam-thi-het-loi-khon-hoa-ro-voh-2

  1. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  2. Một câu nhịn bằng chín câu lành.
  3. Nói một đàng làm một nẻo.
  4. Thổi quyển phải biết chuyền hơi
    Khuyên người phải biết lựa lời khôn ngoan.
  5. Một lời nói, được quan tiền tấm bánh
    Một lời nói, được đòn gánh phang nghiêng.
  6. Người thanh tiếng nói cũng thanh
    Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu.
  7. Đất tốt trồng cây rườm rà
    Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

an-lam-thi-het-mieng-ngon-noi-lam-thi-het-loi-khon-hoa-ro-voh-3

  1. Nói lời phải giữ lấy lời
    Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
  2. Rượu lạt uống lắm cũng say
    Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
  3. Nói chín thì phải làm mười
    Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
  4. Người khôn ăn nói nửa chừng
    Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
  5. Kim vàng ai nỡ uốn câu
    Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
  6. Rượu lạt uống lắm cũng say
    Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
  7. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
  8. Sảy chân, gượng lại còn vừa,
    Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
  9. Hoa thơm ai chẳng nâng niu
    Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề.
  10. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
    Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.

an-lam-thi-het-mieng-ngon-noi-lam-thi-het-loi-khon-hoa-ro-voh-4

  1. Vàng thời thử lửa, thử than,
    Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
  2. Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
    Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần.

Câu ca dao ‘Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ’ hay bất cứ câu ca dao tục ngữ nào khác có trong kho tàng Việt Nam tuy đều ngắn gọn về mặt chữ nhưng ý nghĩa đằng sau là vô cùng tận. Ý nghĩa đằng sau câu ca dao trên dạy ta về lời nói, về cách ứng xử trong cuộc sống và đó đều là những bài học kinh nghiệm quan trọng ta cần ghi nhớ trong đời.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Rate this post

Viết một bình luận