Khi bạn bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào?

Với những người thường xuyên phải thực hiện công việc nội trợ, bếp núc thì việc bỏng dầu ăn rất hay xảy ra. Tuy nhiên không nhiều người biết cách sơ cứu và chữa bỏng đúng cách, gây ra hiện tượng để lại sẹo sau này. Vậy khi bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào? Hãy tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.

Tổn thương do bỏng dầu ăn gây ra

Nhiều người khi vô tình bị bỏng thì họ thường thắc mắc bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào? Bị bỏng dầu ăn có sẹo không? Bỏng dầu ăn sẽ để lại hậu quả gì?….Cũng tương tự như các loại bỏng khác, bỏng dầu ăn cũng gây tổn thương ở bề mặt của da theo nhiều mức độ khác nhau. Mức độ bỏng tuỳ thuộc vào nhiệt độ của dầu và thời gian tiếp xúc da với dầu ăn.

Có ba mức độ bỏng khác nhau từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Mức độ 1: Hiện tượng bỏng chỉ xuất hiện tại bề mặt của da, có tình trạng nổi nốt phồng, đỏ da, hơi sưng. Trong vòng thời gian khoảng 1 tuần thì vết thương do bỏng gây ra sẽ tự lành, sẹo không hình thành.
  • Mức độ 2: Lớp hạ bì bên trong da bị tổn thương gây rát, phồng rộp, đỏ sẫm, sưng to. Vết thương sẽ khỏi trong thời gian 2 tuần, có xuất hiện sẹo mờ.
  • Mức độ 3: Bỏng nặng thường mất khoảng vài tháng cho tới cả năm mới lành lại. Vết thương ở sâu bên trong, rộng, gây tổn hại đến các dây thần kinh, xương, gân dưới lớp da. Mức độ này sẽ hình thành vết sẹo nghiêm trọng.

Các biến chứng xảy ra khi bị bỏng dầu ăn

Tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập xảy ra ở các vết thương hở kể cả bọng nặng hay nhẹ. Đối với tình trạng bỏng nặng, người bệnh có thể bị sốc và nhiễm trùng máu. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, do đó người bệnh không nên quá chủ quan.

Di chứng nhiều nhất sau bỏng chính là các vết sẹo trên da từ sẹo lõm, sẹo lồi cho tới sẹo co kéo. Dầu ăn có thể giữ được nhiệt cực tốt nên khi dầu ăn bắn lên da thì chúng ta thường làm ta cảm thấy đau, rát và xuất hiện tình trạng nổi bọt nước. Các vết bỏng do dầu ăn gây ra đa số sẽ để lại sẹo. Nhưng nếu bạn chữa trị kịp thời thì không những không để lại sẹo còn giảm được những nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Với những trường hợp bị bỏng nặng tại những vùng như khớp, xương sẽ khiến các chức năng ấy bị ảnh hưởng. Chính vì vậy hãy chữa trị bỏng dầu đúng cách giúp tình trạng bỏng không để lại những hậu quả nghiêm trọng .

Khi bạn bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào?

Khi bị bỏng dầu ăn thì phải làm thế nào? Đấy là câu hỏi của rất nhiều người khi rơi vào tình huống đấy. Khi bị bỏng thì việc sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân là vô cùng cấp thiết. Việc này sẽ giúp quá trình hồi phục của vết thương nhanh hơn, người bệnh cũng giảm nguy cơ sẹo hình thành, giảm phồng rộp, đau rát.

Dưới đây là quy trình sơ cứu tại nhà hiệu quả bạn hãy tham khảo:

Quy trình sơ cứu

Bước 1: Hạ nhiệt vết thương

Ngay sau khi bị bỏng bạn nên hạ nhiệt vết thương để tránh vết thương nóng, rát, giảm độ rộng cũng như độ sâu của vết bỏng. Bạn hãy xả vết thương trong nước ( từ 16 – 20 độ C)  khoảng 15 – 20 phút.

Tuy nhiên bạn không nên dùng đá để chườm vết thương. Việc này chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn, gây ra các vết phồng rộp to hơn, bị bỏng lạnh.

Bước 2: Làm sạch vết bỏng

Để vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào vết bỏng thì bạn cần để cho vết bỏng được sạch sẽ. Trong vòng 24 giờ bị bỏng bạn không nên sờ vào vết thương, không chọc vết bọng nước và rửa với nước muối sinh lý sau 24 giờ.

Bước 3: Dùng thuốc kháng khuẩn

Để vết bỏng nhanh lành và giảm sẹo thì bạn nên bôi thuốc kháng khuẩn. Nếu bạn bị bỏng tại những vùng hay tiếp xúc thì hãy dùng băng gạc vô trùng. Bạn hãy chú ý thay băng gạc mỗi ngày, tránh cọ xát mạnh, băng chặt quá làm vỡ bọng nước.

Một số mẹo chữa bỏng nhẹ tại nhà

Với những vết bỏng ở tình trạng nhẹ, bạn có thể chữa trị bằng các mẹo dưới đây:

Sử dụng các nguyên liệu chữa bỏng dầu có sẵn từ thiên nhiên

Vậy khi bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào để không bị sẹo? Đối với những vết bỏng nhẹ thì bạn hãy dùng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên để tránh hình thành các vết sẹo lồi, lõm gây mất thẩm mỹ.

Trị bỏng bằng hỗn hợp mật ong và nghệ tươi:

Vốn được xem là “thần dược” từ xưa, việc sử dụng nghệ tươi với mật ong sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng các vết sẹo, bổng sung nhiều các vitamin cho da hồi phục nhanh hơn.

Bước 1: Chuẩn bị sẵn nguyên liệu gồm 1 củ nghệ tươi và 1 muỗng cà phê mật ong.

Bước 2: Nghệ tươi giã nhuyễn lấy nước trộn đều với mật ong.

Bước 3: Bôi hỗn hợp lên vết thương khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Trị bỏng bằng nha đam

Một cách nữa khi bạn thắc mắc bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào thì hãy sử nha đam.

Bước 1: Chuẩn bị sữa tươi và gel nha đam theo tỉ lệ 1:1.

Bước 2: Trộn đều hỗn hợp và xoa đề hỗn hợp lên vết bỏng.

Bước 3: Để hỗn hợp khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Thực hiện thoa 3 – 4 lần/ tuần. Nếu xuất hiện tình trạng dị ứng với nha đam thì hãy dừng lại ngay.

Trị bỏng bằng chuối xanh và dầu dừa

Bước 1: Dùng 1 quả chuối xanh và 4 thìa dầu dừa.

Bước 2: Xay nhuyễn chuối xanh và trộn với dầu dừa.

Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên vết bỏng.

Bước 4: Để khoảng 7 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Dùng kem trị sẹo bỏng hoặc thuốc kê đơn

Đối với những vết thương không chữa được bằng nguyên liệu từ thiên nhiên thì người bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào? Khi đó, bạn hãy sử dụng các thuốc trị sẹo bỏng bằng dầu ăn có mặt tại các hiệu thuốc. Chúng thường có dạng kem, chứa các Coenzyme Q-10, Lecithin, vitamin A, vitamin C,…

Các thành phần trong kem sẽ giúp elastin, collagen trong da tăng lên, làm sẹo mờ, da phục hồi, ức chế melanin hình thành, tránh tình trạng thâm sẹo.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem chữa bỏng. Trước khi mua bạn hãy cân nhắc tìm hiểu kỹ để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn nhé.

Và bạn cũng thần kiên trì sử dụng kem thì mới có hiệu quả. Tác dụng của các loại kem chỉ có sau 3 – 4 tháng hoặc kéo dài hơn.

➤ Tham khảo đầy đủ: Những cách trị sẹo phỏng dầu ăn mà bạn nên thử!

Lưu ý với vết bỏng nặng

Tuy nhiên đối với các vết bỏng nặng thì bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà hãy tìm đến các bệnh viện để được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách. Nếu bạn tự ý điều trị tại nhà cũng sẽ làm cho những vết bỏng nặng thêm trầm trọng và khó giải quyết hơn. Đồng thời, không tránh khỏi những hậu quả nặng nề và nghiêm trọng do bỏng đem đến.

Bài viết trên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến tình trạng bỏng và bị bỏng dầu ăn phải làm thế nào? Tuy nó không phải là một cách bệnh nguy hiểm nhưng nếu bạn không được sơ cứu và điều trị kịp thời thì những vết bỏng nặng sẽ đem đến nhiều hậu quả không lường trước. Hy vọng, qua bài viết này, mọi người sẽ có những thông tin hữu ích khi bị bỏng dầu ăn. Chúc các bạn một ngày mới tốt lành và có một sức khỏe tốt.

 

Rate this post

Viết một bình luận