Trong tiếng việt để tạo nên một câu hoàn chỉnh và có nghĩa cần rất nhiều bộ phận. Ngoài các thành phần chính như chủ ngữ, động từ và vị ngữ thì còn có các thành phần phụ trong câu. Tùy vào từng mục đích sử dụng để lựa chọn từ cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây, ReviewAZ sẽ giới thiệu thêm về thành phần biệt lập là gì, có những cách phân loại nào. Cùng tham khảo ngay nhé.
Giải nghĩa thành phần biệt lập là gì?
Thành phần biệt lập được hiểu là một bộ phận có trong câu nhưng không tham gia hay đóng vai trò gì trong đó cả. Nó không biểu thị hay diễn đạt về nghĩa của câu. Đây là một trong những thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thành phần biệt lập là thành phần phụ, có thể có hoặc không ở trong câu.
Thành phần biệt lập được chia thành 4 thành phần chính là thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. Mỗi câu sẽ biểu đạt một thành phần khác nhau với chức năng riêng biệt.
Có thể bạn quan tâm: Nghị luận là gì? Làm thế nào để làm nghị luận tốt?
Phân loại các thành phần biệt lập trong câu
Để có thể sử dụng được đúng lớp nghĩa của thành phần biệt lập trong câu, bạn đọc cần nắm vững cấu trúc và tác dụng của nó. Ngoài ra dưới đây chúng tôi sẽ bật mí một vài cách nhận biết đặc trưng cho từng câu.
Thành phần tình thái
Thành phần tình thái là một thành phần biệt lập, thường được dùng để có thể thể hiện được cách nhìn của người nói đối với sự việc trong câu. Vị trí của thành phần này có thể đứng ở đầu câu, giữa hoặc cuối câu. Tác dụng là dùng để đánh giá sự vật và sự việc của người nói hoặc viết muốn hướng đến nội dung trong câu. Sử dụng thành phần tình thái giúp cho câu văn thêm thu hút và truyền đạt.
Cách nhận biết thành phần tình thái:
- Chỉ độ tin cậy cao: chắc chắn, chắc là,…
- Chỉ độ tin cậy thấp: hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, có lẽ là,…
- Ý kiến của người nói: theo tôi là, theo anh ấy, theo mình,…
- Chỉ thái độ của người nói với người nghe: nhé, nhỉ, ạ, à, hở, hả,…
Thành phần cảm thán
Thành phần cảm thán là một trong những thành phần biệt lập trong câu. Tác dụng của nó là dùng để biểu lộ cảm xúc và tâm lý của người nói. Nó thường được đứng đầu câu.
Cách nhận biết thành phần cảm thán:
- Do một thán từ đảm nhận hoặc thán từ đi kèm với thực từ như: trời ơi, chúa ơi,…
- Thành phần cảm thán tách ra ở một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. Ví dụ như Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu;
- Phần cấu trúc cú pháp trong câu được đứng sau thành phần cảm thán nói về nguyên nhân của cảm xúc.
Thành phần gọi đáp
Thành phần này dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Tác dụng chính là thiết lập đoạn hội thoại hoặc câu chuyện và duy trì nó. Ngoài ra qua thành phần gọi đáp còn để thể hiện thái độ của người viết với người đọc. Dấu hiệu để nhận biết là này, dạ, thưa, thưa ông, thưa bà,…
Ví dụ về thành phần gọi đáp như: “Thưa cô, hôm nay em đến muộn, cho phép em vào lớp ạ!” – thành phần gọi đáp là Thưa cô hoặc “Mày ơi, có đi xem Sơn Tùng hát vào thứ 7 tuần này không?” – thành phần gọi đáp là Mày ơi.
Thành phần phụ chú
Thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Có thể bạn quan tâm: Trợ giảng tiếng Anh là gì và cần những kỹ năng như thế nào
Một số điểm khác nhau giữa thành phần tình thái và cảm thán
Trong thành phần biệt lập thì người đọc thường hay nhầm lẫn giữa thành phần tình thái và cảm thán. Việc nhầm lẫn này sẽ hay làm cho bạn đọc khó nắm được lớp nghĩa chính xác nhất.
Điểm giống nhau:
- Cả hai thành phần đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu;
- Cả hai thành phần đều không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp trong câu.
Điểm khác nhau:
- Đối với thành phần tình thái: Nó thường được dùng để có thể thể hiện đầy đủ về cách nhìn của người nói về sự việc được nói đến trong câu.
- Đối với thành phần cảm thán: Nó thường được dùng để có thể bộc lộ thể hiện được hết tâm lý của người nói trong câu đó.
Bài viết trên là những phân tích và ví dụ để có thể giải nghĩa rõ cho thắc mắc thành phần biệt lập trong câu là gì. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn thêm yêu tiếng Việt hơn. Hãy tiếp tục theo dõi thêm nhiều bài viết nữa tại web nhé.
Có thể bạn quan tâm: Tin học tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ tin học phổ biến trong tiếng Anh