Trẻ bị phỏng dạ có thể dẫn đến viêm não, thậm chí tử vong
Tin Tức
Trẻ bị phỏng dạ có thể dẫn đến viêm não, thậm chí tử vong
Trẻ bị phỏng dạ thông thường không có gì đáng lo lắng, bởi hầu hết trẻ em đều thủy đậu một lần trong đời. Tuy nhiên nếu trẻ bị phỏng dạ mà không được phát hiện sớm, chữa trị kiêng khem đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não thậm chí tử vong.
1.Biểu hiện của trẻ bị phỏng dạ
Trẻ bị phỏng dạ trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 14 – 15 ngày. Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn. Thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường.
Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, trẻ bị phỏng dạ lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Thời kỳ hồi phục: sau khoảng 1 tuần, hầu hết bóng nước đóng mày, đa số không để lại sẹo trừ các bóng nước bị bội nhiễm.
+ Sốt nhẹ 37,5-38oC trong vài ngày, có khi trẻ vẫn chơi, ngược lại có trẻ biểu hiện sổ mũi, quấy khóc, kém ăn.
+ Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc.
Nếu như trẻ bị phỏng dạ không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.
+ Các nốt mọc không có thứ tự: bụng, ngực, lưng, niêm mạc miệng, họng… trừ lòng bàn chân, bàn tay hầu như không gặp. Mọc nhiều đợt, 2-3 ngày một đợt, cùng một chỗ các nốt có tuổi khác nhau: nốt là sẩn đỏ, nốt có nước, nốt đóng vẩy…
2.Nguyên nhân gây phỏng dạ
Bệnh phỏng dạ (Thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm do virus, gây dịch và là bệnh dễ lây nhất cho trẻ chưa có miễn dịch, phần lớn mắc lúc còn bé sau 1 tuổi đến 10 tuổi. Khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời.
Bệnh diễn biến lành tính ở trẻ em, ít có biến chứng như viêm não viêm phổi nhưng ở phụ nữ có thai trước 6 tháng tuổi nếu trẻ bị phỏng dạ thai có thể mang dị tật, bà mẹ mắc thủy đậu trước sinh 5 ngày, và sau sinh 2 ngày thường là nặng và con sinh ra cũng mắc thủy đậu nặng, tỷ lệ tử vong cao.
3.Cách điều trị trẻ bị phỏng dạ
Cách điều trị chủ yếu là chăm sóc và vệ sinh tốt, không để nhiễm khuẩn các vết phỏng dạ thành mủ, sẽ để lại sẹo, nhất là trên khuôn mặt.
Chú ý với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo sát, không để trẻ gãi, có thể bôi xanh methylen 1% vào các nốt phỏng, khi khô xoa phấn rôm dùng cho trẻ em loại đảm bảo chất lượng, ngày 1-2 lần. Cho trẻ đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bội nhiễm.
Thông thường nếu có bội nhiễm mưng mủ ở da, sốt cao các bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh và một số loại thuốc thích hợp khác.
Trẻ bị phỏng dạ (thủy đậu) có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa phỏng dạ, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa.
Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm. Bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da khi trẻ ngứa và gãi gây ra các vết xước tại các vết đậu.
Bạn nên dùng dung dịch Milian ( xanh Methylene) bôi lên các nốt đậu phổng để sát trùng khi các nốt phổng đã vỡ
Trường hợp trẻ bị phỏng dạ sốt cao, bạn cần sử dụng các thuốc hạ sốt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes-một căn bệnh nặng có thể gây tử vong.
Nếu trẻ bị phỏng dạ liên tục cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.
Điều trị triệu chứng: Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết trẻ bị phỏng dạ , đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước. Thuốc có thể dùng là các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…, ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt.
Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…). Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye.
Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut: trẻ bị phỏng dạ là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.
Tuy nhiên, do bệnh thường gặp nặng ở đối tượng trẻ vị thành niên và người lớn nên có thể cân nhắc sử dụng thuốc cho các đối tượng này.
Acyclovir (adenin guanosine): Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Là dẫn xuất guanosin vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, đây là chất một mặt ức chế cạnh tranh với ADN polymerase của virut nên ức chế sự nhân đôi của ADN; mặt khác, nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi ADN, vì vậy, nó ức chế sự nhân lên của virut.
Điểm đáng chú ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50 – 100 lần ở tế bào lành và ADN của virut nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virut. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi… và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc. Thời gian bán thải từ 3 – 4 giờ nên thường sau 4 – 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5 – 7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.
Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ). Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
4.Một số sai lầm của bố mẹ khi trẻ bị phỏng dạ
- Kiêng tắm
Nhiều cha mẹ cho rằng khi trẻ bị phỏng dạ phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt, phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết.
Thay vào đó, cha mẹ tắm cho trẻ bị phỏng dạ bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.
- Bôi xanh methylen chi chít khắp người
Thấy con bị thủy đậu, ngay lập tức nhiều gia đình nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen cho trẻ bị phỏng dạ vào các nốt phỏng. Tuy nhiên theo phó giáo sư Huy, việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc.
Chỉ khi nốt phỏng vỡ, thì chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.
Chú ý không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra cũng không nên chọc nốt phỏng ra vì không có tác dụng gì.
Trên một khu vực da thường có nhiều ban: mới mọc, có ban đã phỏng nước, có ban đã vỡ. Khi ban vỡ để lại vết trợt, xước trên da, nếu không bị nhiễm trùng thì sẽ tự khỏi và không để lại sẹo.
- Tắm lá
Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ bị phỏng dạ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.
Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi, các loại lá do mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị phỏng dạ, bị nhiễm khuẩn là rất cao.
- Không cách ly trẻ bị phỏng dạ
Đây là bệnh lây lan rất nhanh, virus có trong nước bọt khi người bệnh ho, nói bắn virus ra xunh quanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày.
Vì thế, cần cách ly trẻ bị phỏng dạ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị phỏng dạ cũng cần chú ý để tránh không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, hay là ủi.
5.Cách phòng bệnh trẻ bị phỏng dạ
Khi trong gia đình, trường học, công sở… có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân 7 – 10 ngày để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu trẻ bị phỏng dạ ở độ tuổi đi học, khi mắc bệnh phải nghỉ học và người lớn phải nghỉ làm 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, việc cách ly bệnh nhân không bảo đảm ngừa được bệnh cho người khác vì siêu vi có thể lây lan từ trước khi phát mụn nước và sau khi mụn nước đã lành.
Tạo miễn dịch thụ động: Tiêm globin miễn dịch như VZIG (Herpes – Zoster immune globin) hay HZIP (Herpes – Zoster immune plasma) cho những người suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị phỏng dạ
Các đối tượng có chỉ định dùng bao gồm: trẻ bị phỏng dạ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch chưa bị thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa, trẻ sơ sinh sinh ra từ các bà mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh. Thuốc chỉ cần 1 liều duy nhất.
Tạo miễn dịch chủ động: Tiêm vaccin để ngừa thủy đậu là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Khả năng dự phòng đạt 90 – 100% với trẻ bị phỏng dạ và 70 – 90% với thủy đậu nhẹ. Vaccin ngừa trẻ bị phỏng dạ tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao, ít tác dụng phụ.
Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm tiêm phòng thủy đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ bị phỏng dạ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thủy đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào.
6.Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị phỏng dạ
Trẻ bị phỏng dạ có thể gây biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương. Các biến chứng gồm có:
Nhiễm trùng da là biến chứng của thuỷ đậu thường gặp nhất ở trẻ bị phỏng dạ .
Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ bị phỏng dạ).
Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ bị phỏng dạ có thể lên đến 30%.
Bệnh thủy đậu có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng nếu phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Đối với trẻ bị phỏng dạ thì cần phải được cách ly để điều trị tại các cơ sở y tế. Nhưng do không nhận thức đúng về bệnh phỏng dạ , nên hiện nay phần lớn người mắc bệnh đều không đến điều trị tại các cơ sở y tế mà chữa tại nhà bằng phương pháp dân gian, không đảm bảo vệ sinh nên dễ dẫn đến bội nhiễm. Không ít trẻ bị phỏng dạ sau đó đã để lại di chứng là sẹo thâm trên mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.