Văn tự sự là gì cho ví dụ? Sự việc trong văn tự sự là gì? Đặc điểm của văn tự sự là gì? Yêu cầu và cách làm văn tự sự có gì nổi bật so với các thể loại khác? Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Mặc dù là thể văn phổ biến được sử dụng hiện nay, nhưng không nhiều người nắm được khái niệm, định nghĩa văn tự sự là gì. Văn tự sự là gì cho ví dụ? Văn tự sự (còn gọi là văn kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự vật, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
Sau khi đã biết đến khái niệm văn tự sự là gì, bạn cũng nên nắm được cấu trúc của thể loại này.
Thông thường bao gồm 3 phần:
Trước hết chúng ta cần nắm bắt rõ vấn đề, phải xác định chủ đề và ngôi kể cho câu chuyện và sắp xếp trình tiết một cách hợp lý nhất để có thể truyền tải được ý tưởng của mình. Cách làm bài văn tự sự có 4 bước:
Văn tự sự là gì? Đặc điểm của văn tự sự là gì? Đây vốn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu về đặc điểm của văn tự sự cũng chính là việc tìm hiểu các yếu tố trong văn tự sự là gì. Nhìn chung, để làm tốt bài văn tự sự cần biết được những đặc điểm của văn tự sự là gì. Khi nắm rõ lý thuyết thì phần được hành mới có thể vận dụng tốt được.
Ở chương trình trung học, các đề văn tự sự là kể các câu chuyện đời thường hoặc kể câu chuyện tưởng tượng. Đối với đề kể chuyện đời thường, yêu cầu người viết phải diễn đạt rõ ràng, lời văn gần gũi và có sự nhạy cảm nhất định. Đối với đề văn tưởng tượng, người viết phải có sự sáng tạo.
Mỗi một chủ đề của bài văn, đều mang một ý nghĩa nhất định, nó bao trùm cả câu chuyện. Thông thường, mỗi bài văn tự sự đều có một chủ đề, nhưng cũng có bài văn nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính
Ngôi kể trong văn tự sự rất đa dạng, có vai trò rất lớn trong việc dẫn dắt cảm xúc của câu chuyện. Tùy vào cốt truyện mà người kể có thể lựa chọn ngôi kể phù hợp.
Người kể trong văn tự sự là gì? Vai trò của người kể chuyện như nào? Có thể thấy, người kể có vai trò dẫn dắt câu chuyện, diễn tả tình huống, tả cảnh, bộc lộ thái độ cảm xúc trước diễn biến của sự việc.
Nhân vật trong văn tự sự là gì? Có gì đặc biệt ở các nhân vật này? Theo như nghiên cứu, các nhân vật trong văn tự sự là những người thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật được nhận biết qua: tên gọi, hình dáng, lai lịch, tính cách, hành động…
Các sự việc trong văn tự sự là gì? Nhìn chung, sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng, trong không gian và địa điểm cụ thể. Sự việc do một nhân vật cụ thể thực hiện có nguyên nhân, diễn biến và kết quả. Sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo một trật tự để thể hiện tư tưởng của người viết một cách rõ ràng và mạch lạc nhất.
Lời văn chủ yếu để kể người và kể các sự việc. Kể người có thể giới thiệu tên, hình dáng, tính cách, lai lịch,… Kể việc thường kể các hành động, việc làm và sự tác động của hành động đến câu chuyện.
Thứ tự kể tùy thuộc vào cách diễn đạt của tác giả. Có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau cho đến khi kết thúc. Cũng có thể để gây bất ngờ và tạo ra cảm xúc mạnh hơn thì tác giả có thể kể về kết quả trước, sau đó mới kể những diễn biến trước đó của câu chuyện.
Ngoài khái niệm và đặc điểm của văn tự sự là gì, bạn cũng cần nắm được một số phương thức biểu đạt khác được sử dụng trong văn tự sự. Văn tự sự là kể chuyện, nếu chỉ đơn thuần là kể chuyện thì sẽ rất khô khan, không đặc sắc và rất khó để lấy được sự đồng cảm của người đọc. Vì thế, trong văn tự sự phải có sự kết hợp của nhiều phong cách biểu đạt khác.
Sử dụng biểu cảm giúp nhân vật thể hiện thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực của nhân vật trong câu chuyện hoặc có thể của chính tác giả. Biểu cảm gồm biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp, cả hai phương pháp này đều đẩy mạch cảm xúc của câu chuyện, khiến người đọc dễ dàng bị lôi cuốn vào câu chuyện.
Lập luận trong văn tự sự: Thông qua đối thoại của các nhân vật để nêu lên những nhận xét, lập luận, lý lẽ, dẫn chứng… nhằm bày tỏ quan điểm và thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó trong câu chuyện. Việc lập luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và rõ nét hơn.
Bài tự sự kể chuyện đời thường