Vì sao phim siêu anh hùng Marvel thành công hơn DC? – Phim âu mỹ – Việt Giải Trí

Biên kịch của bộ phim “ Batman v Superman: Dawn of Justice” giải thích lý do các tác phẩm siêu anh hùng từ Marvel Studios gặt hái thành công hơn DC Films.

Theo thống kê của The-Numbers , tổng doanh thu toàn cầu từ 24 bộ phim điện ảnh đã ra mắt do Marvel Studios sản xuất đã vượt mốc 22,8 tỷ USD. Trong khi đó, chùm phim thuộc Vũ trụ Mở rộng DC ( DCEU) do Warner Bros. và DC Films sản xuất chỉ thu tổng cộng khoảng 5,6 tỷ USD sau 9 tác phẩm. Đây là một khoảng cách lớn về cả số lượng và hiệu quả kinh tế, dù mức đầu tư là tương đương.

Comicbook dẫn lời David S. Goyer, biên kịch của bộ phim Batman v Superman: Dawn of Justice thuộc DCEU, phân tích với The Hollywood Reporter nguyên nhân dẫn đến cách biệt lớn giữa hai vũ trụ điện ảnh siêu anh hùng sau gần một thập kỷ.

Người hâm mộ vũ trụ DC và Marvel thường xuyên chia phe tranh cãi nhằm bảo vệ siêu anh hùng mình yêu thích. Ảnh: Vocal .

Theo Goyer, việc Warner Bros. liên tục có các xáo trộn nhân sự ở đội ngũ cấp cao đã khiến hãng phim không thể tập trung vào mục tiêu phát triển DCEU. Ngược lại, với Marvel Studios, từ năm 2007 tới nay, hãng phim chỉ có một chủ tịch duy nhất là Kevin Feige.

“Tôi nghĩ một trong những vấn đề quan trọng là Marvel Studios có một đường lối lãnh đạo nhất quán, không hề thay đổi suốt 14 năm qua trong khi DC Films thì không. Nhân sự hãng thay đổi quá thường xuyên. Điều này về cơ bản là rất khó. Rất khó để đạt được một thành tựu phát triển khi ban lãnh đạo của bạn liên tục thay đổi”, vị biên kịch nói.

Tiếp đến, Goyer đề cập tới mức độ bám sát nguyên tác truyện tranh trong những bộ phim của Marvel Studios. Đa số trường hợp, các siêu anh hùng trong MCU đều có ngoại hình và tính cách giống hệt nguyên mẫu trên trang truyện. Điều này đã chiều lòng phần lớn người hâm mộ lâu năm của đế chế truyện tranh hùng mạnh.

“Một trong những điều khiến Marvel Studios thành công rực rỡ là tất cả phim chuyển thể của họ đều tôn trọng nguyên tác. Ant-Man đúng là Ant-Man, The Hulk mang lại cảm giác giống như The Hulk. Họ không cố gắng xào xáo lại mọi thứ.

Tôi có thể khẳng định họ đã luôn cố gắng nhào nặn bộ phim của mình càng gần với nội dung gốc càng tốt. Vậy là, Marvel Studios thành công bởi họ có một vũ trụ nhất quán, đường lối lãnh đạo thống nhất và tôn trọng nguyên tác”.

Đằng sau những cuộc chiến phô diễn sức mạnh khuynh đảo màn ảnh

Trên màn ảnh rộng, cuộc đối đầu giữa các anh hùng mang đến nhiều tầng nghĩa phức tạp hơn là một cuộc đấu phô diễn sức mạnh đơn thuần.

Anh hùng đối đầu ác nhân là mô-típ kinh điển trên màn ảnh, chiêu đãi bao thế hệ khán giả những thước phim hành động đã mắt. Thiện ác đối đầu trên phim cũng bồi đắp nên chủ nghĩa anh hùng, khuyến khích người ta hướng thiện.

Video đang HOT

Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện đối thủ của người anh hùng không phải kẻ ác, mà lại là một siêu anh hùng khác. Lúc này, đích đến của cuộc đấu tranh không đơn thuần là câu chuyện lẽ phải thuộc về ai hay cái tên nào còn trụ vững đến phút cuối cùng.

Cuộc đối đầu của các siêu anh hùng

Trong truyện tranh, cuộc đối đầu giữa các liên minh siêu anh hùng cùng chung mục tiêu vì công lý không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, trên màn ảnh rộng, những cuộc đụng độ kiểu này mới chỉ manh nha. Chúng xảy ra cùng sự phát triển của dòng phim siêu anh hùng.

Đằng sau những cuộc chiến phô diễn sức mạnh khuynh đảo màn ảnh - Hình 1

Captain America: Civil War đã “xé đôi” biệt đội Avengers, làm tiền đề cho các sự kiện trong Infinity War (2018) và Endgame (2019). Ảnh: Disney.

Cùng trong năm 2016, người hâm mộ Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) và Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU) được chứng kiến cuộc nội chiến giữa các siêu anh hùng trong Captain America: Civil War và Batman V Superman: Dawn of Justice trên màn ảnh rộng.

Trong Civil War , biệt đội Avengers bị xé làm đôi, với người lãnh đạo mỗi phe lần lượt là Captain America (Chris Evans) và Iron Man (Robert Downey Jr.). Steve Rogers trả lại cho Stark tấm khiên gắn liền với sứ mệnh bảo vệ nhân loại và đưa Bucky bỏ trốn.

Đứng giữa người đồng đội đã kề vai sát cánh trong những trận chiến mang tầm vũ trụ và cậu bạn chí cốt từng cùng mình vào sinh ra tử, Rogers quyết định vung nắm đấm về phía Iron Man.

Trước đó ít lâu, Super Man (Henry Cavill) và Batman (Ben Affleck) cũng có lần chạm trán đầu tiên trong DCEU. Kịch tính gia tăng bằng màn xuất hiện mang tính đấu dịu của Wonder Woman (Gal Gadot), Lex Luthor (Jesse Eisenberg) và Doomsday.

Không chỉ tái hiện trên màn ảnh trận chiến kinh điển giữa hai biểu tượng vĩ đại của truyện DC Comics, Batman V Superman: Dawn of Justice cũng vội vã mở đường cho sự xuất hiện của Liên minh Công lý một năm sau đó.

Không chỉ là cuộc hơn thua về thứ bậc

Trước Civil War , cuộc chiến chống Ultron ở Sokovia đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Hậu quả, lãnh đạo các quốc gia đã đi đến quyết định: Cần phải kiểm soát hành tung của nhóm Avengers cũng như các cá nhân sở hữu siêu năng lực khác. Quyết định được gói gọn trong nội dung một văn bản có tên Hiệp định Sokovia.

Trong khi Stark đã sẵn sàng đặt bút ký, Rogers có suy nghĩ ngược lại. Mâu thuẫn trong quan điểm châm ngòi cho cuộc tranh cãi nảy lửa, khiến nội bộ Avengers chia rẽ.

Từng đối mặt với lời buộc tội từ một người mẹ mất con tại Sokovia mà không thể chối cãi, Stark bị bủa vây bởi cảm giác ăn năn và nhận ra những giới hạn nên có của một siêu anh hùng. Ở chiều ngược lại, sau các sự kiện trong Captain America: The Winter Soldiers (2014), Rogers cho rằng không nhất thiết phải đặt mình dưới sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào.

Đằng sau những cuộc chiến phô diễn sức mạnh khuynh đảo màn ảnh - Hình 2

Dawn of Justice cho thấy sự nghi ngại có cơ sở của loài người trước những vị khách đến từ ngoài hành tinh mang theo siêu năng lực. Ảnh: Warner Bros ..

Tương tự, với Batman V Superman: Dawn of Justice , mâu thuẫn cũng nổ ra bắt nguồn từ việc kiểm soát thứ quyền năng ngang với thánh thần. Trong trận chiến chống tướng Zod (Michael Shannon) và tay chân của gã, Superman cho thấy sức hủy diệt của anh cũng to lớn như vai trò đấng cứu thế.

Đứng giữa đống đổ nát sau trận hỗn chiến, chứng kiến thiệt hại của nó lên các thường dân, Batman dần bị ám ảnh bởi suy nghĩ sẽ ra sao nếu một ngày kia Superman quay lưng với loài người? Nỗi ám ảnh thôi thúc anh vẽ ra một kế hoạch khống chế vị siêu anh hùng đến từ hành tinh Krypton xa xôi.

Kế hoạch của Batman châm ngòi cho loạt mâu thuẫn giữa hai nhân vật. Một bên là siêu anh hùng cả đời ẩn mình trong bóng tối, với cảm xúc và sức vóc của phàm nhân. Bên kia là gã đàn ông bất hoại, với sức mạnh vô song và nội tâm khó dò.

Chỉ tới khi Batman nhận ra gã đàn ông ngoài hành tinh cũng có một người mẹ, cũng biết yêu thương và trải qua mất mát như mình, họ mới dần tìm được tiếng nói chung. Và cái kết có hậu nhất đã đến, khi Superman truyền cho Batman cảm hứng về niềm hy vọng – điều gã anh hùng đơn độc bấy lâu thiếu vắng.

Với Godzilla và Kong, cuộc đối đầu của hai quái thú đơn thuần chỉ là trận chiến giành thứ bậc. Nhưng cách con người phản ứng trước trận chiến không thể tránh khỏi ấy mới là thứ mang lại cho khán giả nhiều suy ngẫm. Đứng trước những Titan cổ đại, có người lựa chọn chung sống hòa bình, trong khi những kẻ khác lại nghĩ tới chuyện thuần phục, thậm chí tiêu diệt.

Thành tựu lớn của Godzilla vs. Kong không chỉ gói gọn trong việc xây dựng một tác phẩm hoành tráng với những pha hành động mãn nhãn. Nó còn là lần đầu tiên hai Titan trở lại màn ảnh, đứng trong cùng một khung hình sau 59 năm gián đoạn.

Công thức chung của những cuộc đối đầu

Điểm chung của những lần anh hùng đối đầu trên màn ảnh chính là việc chúng giống như cuộc tranh luận của các quan điểm trái chiều thay vì màn tỉ thí xem ai thắng ai thua.

Đằng sau những cuộc chiến phô diễn sức mạnh khuynh đảo màn ảnh - Hình 3

Godzilla vs. Kong là cuộc đối đầu giữa hai luồng tư tưởng – chung sống hòa bình hay tìm cách chế ngự những thế lực tự nhiên. Ảnh: Legendary .

Do đó, dù ở hai đầu chiến tuyến, các siêu anh hùng không chia phe thiện, ác. Bằng mọi giá trong câu chuyện sẽ xuất hiện một thế lực thứ ba, đảm nhận vai trò kẻ thừa nước đục thả câu, không từ thủ đoạn trục lợi từ mâu thuẫn giữa các siêu anh hùng.

Baron Zemo (Daniel Brhl) là tổng công trình sư đứng sau âm mưu khơi sâu mâu thuẫn giữa Iron Man và Captain America. Lex Luthor (Jesse Eisenberg) lợi dụng mối hoài nghi giữa hai siêu anh hùng để tiến hành kế hoạch chế tạo siêu chiến binh. Mechagodzilla là kẻ thứ ba xen vào giữa trận quyết đấu giữa Kong và Godzilla.

Người hâm mộ các nguyên tác luôn muốn được thấy câu chuyện từng khiến họ say mê trên trang sách, hay một bản phim cũ từ giữa thế kỷ XX, được tái hiện trên màn ảnh rộng, với những con người bằng xương bằng thịt.

Cuộc đối đầu giữa hai siêu anh hùng, vì thế càng trở nên đặc biệt. Nó là cơ hội để khán giả được thấy nhiều hơn một người anh hùng xuất hiện trong tác phẩm, với cốt truyện mang tính đặc thù không ai đúng, không ai sai.

Khác với kiểu mô-típ anh hùng đánh lưu manh, cuộc nội chiến siêu anh hùng mang đến cho khán giả cùng lúc cuộc đọ sức xem ai mạnh hơn ai lẫn cơ hội được đưa ra quan điểm bên lề. Giống như chính siêu anh hùng trên màn ảnh, cộng đồng người hâm mộ cũng vô tình chia làm hai khi thưởng thức những tác phẩm dạng này.

Sự xuất hiện của hai người anh hùng trong cùng một tác phẩm cũng là cú hích mạnh mẽ, giúp lượng vé bán ra của phần phim chung tăng vọt so với bộ phim riêng mà từng người anh hùng xuất hiện. Doanh thu chính là yếu tố đóng vai trò quyết định, khởi nguồn cho những lần đối đầu tốn kém.

Lấy ví dụ, Captain America: The Winter Soldiers , phần phim thứ hai về Captain America thu hơn 714,4 triệu USD. Nhưng với sự góp mặt của Tony Stark, kèm hiệu ứng khi phần phim riêng cuối cùng về Iron Man vừa ra rạp năm 2013, doanh thu Captain America: Civil War ghi nhận sự tăng vọt. Phim cán đích ở mốc 1,153 tỷ USD (theo số liệu của Box Office Mojo).

Tiếp đến, Man of Steel (2013), phim riêng về nhân vật Superman của DCEU thu 668 triệu USD toàn cầu. Ba năm sau, bộ ba Batman, Superman và Wonder Woman giúp doanh thu Dawn of Justice vượt mốc 873,6 triệu USD dù nhận nhiều ý kiến trái chiều từ giới phê bình cũng như khán giả. Con số này cũng nhỉnh hơn 821,8 triệu USD mà Wonder Woman (2017) thu về sau đó.

Về phần Godzilla vs. Kong , hiện còn quá sớm để kết luận về doanh thu cuối cùng mà tác phẩm đạt được. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh phức tạp cũng là yếu tố khiến các phép so sánh mất đi tính công bằng.

Tuy nhiên, sau gần hai tuần trụ rạp, bom tấn quái vật của hãng Legendary đang có mức doanh thu khả quan 285,8 triệu USD. Con số bằng khoảng 50% doanh thu Kong: Skull Island (566,6 triệu USD) và 74% doanh thu Godzilla: Kings of Monsters (386,6 triệu USD).

Khác với các trận chiến giữa ác nhân và siêu anh hùng, nơi sẽ có một bên ngã xuống vào phút cuối, cuộc đối đầu trên màn ảnh rộng của loạt nhân vật chính diện phần nhiều đại diện cho xung đột giữa các quan điểm hay hệ tư tưởng đối lập. Trong tương lai, nó tiếp tục là một mỏ vàng để các nhà làm phim đào sâu phát triển.

Rate this post

Viết một bình luận