Cá Trê Vàng | Kỹ thuật chăm sóc, thức ăn, ao hồ nuôi cá Trê hiệu quả

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT TRUNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG ! 

Việt Trung cung cấp giống cá trê vàng chất lượng,có chọn lọc . Bạn nên hiểu Kỹ thuật chăm sóc cá như thức ăn cho cá ăn hàng ngày, ương nuôi cá trê giống như nào, ao hồ nuôi lên cải tạo như nào để mang lại hiệu quả kinh tế. Hãy gọi ngay 0915798656 để được tư vấn miễn phí 

giới thiệu về cá trê vàng

GIỚI THIỆU VỀ CÁ TRÊ VÀNG

Do nhu cầu phát triển về nghề chăn nuôi cá đặc biệt là trê vàng trong một vài năm gần đây . Cá Giống Việt Trung là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và nuôi cá trê giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao . Con giống khỏe mạnh với sức chịu đựng cao .

Chúng tôi vận chuyển tại nơi bằng các phương tiện xe tải , xe khách với số lượng lớn . Qúy khách có nhu cầu mua giống xin liên hệ, nhân viên Việt Trung sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách nhanh nhất.
Trước khi nuôi cá trê chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm sinh học của chúng ra sao ?

cá trê vàng

Đặc điểm sinh học của cá trê vàng

Cá Trê vàng có đặc điểm thân rất thon và dài và trơn. Đầu to rộng, xương gốc có những lấm tấm hình tròn. Miệng rất to, mắt thì nhỏ . Khoảng cách hai ổ mắt rộng. Răng giống như hình lưỡi liềm, Râu có 4 đôi . Vây lưng và vây hậu môn dài nhưng vây bụng rất nhỏ . Vây ngực gắn gai cứng sắc nhọn là vũ khí lợi hại bảo vệ cá trê . Vây đuôi tròn.

Lưng cũng giống như đỉnh đầu đều màu đen, bụng cá màu vàng nhạt. Hai bên thân cá có các chấm trắng được tạo thành những hàng thẳng đứng. Vây có màu đen, điểm các đốm thẫm

Ở các loài cá trê, cơ quan sinh dục ngoài của giống trê đực và trê cái có sự khác nhau rõ ràng. Đoạn cuối ống dẫn niệu sinh dục cá đực ở ngay phía ngoài của thân có hình dáng giống 1 chiếc gai nhọn. ở cá cái lỗ sinh dục hình tròn.

Đặc điểm sinh học của cá trê vàng

Những con cá đực gai sinh dục phát triển nổi bật, tập tính hung hăng hung hơn cá chưa phát triển. Khi chạm vào cá có biểu hiện quẫy mạnh hơn so với những con cá khác.Những con cá trê cái trưởng thành tốt thường có đặc điểm: bụng to, mềm, ỏng. Phần ngoài của lỗ sinh dục hơi cương, khi nặn nhẹ vùng bụng ở gần lỗ sinh dục sẽ tiết ra trứng.

Trường hợp cá chưa trưởng thành và để kiểm tra độ trưởng thành của cá người ta tiến hành lấy mẫu trứng và khảo sát. Để lấy mẫu trứng thông thường sẽ dùng 1 dụng cụ có tên là ống thăm trứng. Hoặc sử dụng bơm tiêm đầu kim bằng nhựa mềm để luồn vào trong lỗ sinh dục hút trứng ra.

Đặc điểm sinh học cá trê vàng

KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ BỘT THÀNH CÁ GIỐNG TRONG AO ĐẤT:

Chuẩn bị ao nuôi cá trê vàng

Ao ương cần có diện tích từ 500 đến 1000m2. Diện tích này thuật tiện hơn cho quá trình chăm sóc và thu hoạch sau này. Nước trong ao thích hợp nhất từ 1 đến 1m2. Đáy ao cần làm dốc về phía cống thoát nước.

Sau mỗi vụ ương nuôi cá cần tiến hành thực hiện cải tại bề mặt ao. Việc cải tạo này nhằm rút toàn bộ nước trong ao, diệt tạp và mầm bệnh. Dây thuốc cá từ 3 đến 5 kg cho 1000m2 ao. Tiếp theo rải vôi bột với lượng từ 10 đến 15kg cho 100m2 và phơi ao từ 3 đến 5 ngày. Đối với ao mới đào thì lượng vôi cần sử dụng nhiều hơn từ 15 đến 20 kg/100m2. Sau khi phơi ao xong cho nước cao 0,8 đến 1m.

Chuẩn bị ao nuôi cá trê vàng

Bón phận hình thành thức ăn tự nhiên cho cá trê vàng ăn : Dùng phân hữu cơ (phân chuồng) hoặc phân vô cơ (phân hóa học) để tạo màu cho nước.

– Đối với phân chuồng: Phân heo dùng 8 đến 10kg/100m2, phân gà từ 4 đến 5kg/100m2, phân bò từ 10 đến 15kg/100m2. Lưu ý: phân chuồng cần được ủ hoai mục trước khi bón xuông ao. Hoặc phơi khô để tránh làm ô nhiễm ao. Sau 1 tuần nước ao sẽ chuyển sang màu xanh.

– Phân hóa học: Phân NPK dùng từ 3 đến 5kg/1000m2 có thể dùng thêm bột cá từ 1 đến 2kg/1000m2. Sau 3 đến 4 ngày nước sẽ chuyển sang màu xanh và thả được cá. Mật độ tiến hành thả ương: Từ 250 đên 400 con/m2

Thức ăn cho cá và cách cho ăn:

Cá sau khi thả được 3 đến 4 ngày tiến hành cho cá ăn thêm bằng trùn chỉ hoặc trứng nước. Ngoài ra có thể cho cá ăn cá hấp hoặc luộc bóp nát trộn cùng cám đã nấu chín rải đều khắp ao. Ngày cho ăn từ 4 đến 5 lần. Nhớ theo dõi lượng thực ăn cho cá hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp. Thức ăn thừa sẽ khiến nước bị ô nhiễm.

Thức ăn cho cá trê vàng

Kỹ thuật Chăm sóc cá ương trê vàng còn nhỏ :

– Theo dõi hoạt động bơi lội của cá thường xuyên. Quan sát tình trạng bắt mồi của cá để phát hiện kịp thời cá bị bệnh.
– Thức ăn cần bổ sung thêm vitamin C: 5 đến 10 mg/10kg thức ăn, Premix từ 1-2 % lượng thức ăn. Cá ương nuôi sau 13 đến 14 ngày sẽ đạt chiều dài 4 đến 6cm.

Kỹ thuật Phòng trị bệnh cho cá trê

Bệnh nhầy da: Khi nhiễm bệnh cá bột bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy. Bệnh này do ký sinh trùng. Điều trị bệnh bằng sunphat đồng liều lượng 0,3g/m3 tắm trong 2-3 ngày. Sử dụng Fomalin liều lượng 25g/m3 tắm trong vòng 2 ngày.

Cá bị bệnh trắng da khoang thân: Cá bị bệnh thường nổi trên mặt nước, da cá bị loét. Trên thân có các đám vệt màu trắng, vây cụt. Bệnh này do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây ra. Cách điều trị là dùng Chloroxit, Penixilin, Tetracilin tiến hành tắm cá trong 30 phút. Liều lượng dùng là 250mg/10 lít nước.

Cá bị bệnh trùng quả dưa: Thân của cá gốc vây ngực có chấm nhỏ giống hạt tấm màu trắng. Các chấm này khi vỡ ra vào trong nước tạo thành vết loét ở chỗ vỡ. Điều trị bệnh cách tắm Greenmetil hoặc Vernalachite 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Hoặc có thể dùng Formalin 25g/m3 trong 8 ngày.

Cá bị bệnh sán lá 16 móc: Cá chuyển sang màu đen, phần đầu to đuôi nhỏ, mang bị rựng. Cá bơi chậm và dựng đứng xung quanh thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn Dactylogyrus gây ra. Điều trị bệnh bằng cách tắm nước 4muối 3% trong 3-5 phút. Hoặc Phun trực tiếp chất Dipterex 0,25-0,5g/m3 trong 1 đến 2 ngày.

kỹ thuật chăm xóc cá trê vàng

Kỹ thuật Chăm sóc – Quản lý cá trê  vàng

– Thường xuyên kiểm tra bờ bao, cống bọng và tốc độ lớn của cá.
– Theo dõi tình trạng hoạt động cá, màu nước của ao. Sau 1 tháng đầu tiên khi cá đã khá lớn tiến hành thay nước định kỳ. 5 đến 7 ngày thay 30% nước trong ao 1 lần. Nếu dùng thức ăn tươi cần thay nước nhiều hơn. Cách tốt nhất là thay nước theo thuỷ triều.

Thu hoạch cá trê vàng hiệu quả cao 

Cá sau 4 tháng được nuôi thả đạt trọng lượng 150 – 250g/con. Lúc này tiến hành thu hoạch đợt 1. Sau đợt thu hoạch tiếp tục cho ăn tích cực để cá phát triển. 10 đến 15 ngày sau tiếp tục thu hoạch đợt 2. Đợt 2 cá thường thu hoạch được nhiều hơn đợt 1. Kích thước cũng đồng đều hơn. Nếu trong ao còn cá chưa đạt kích cỡ và trọng lượng tiếp tục nuôi thêm 2 tuần và thu hoạch toàn bộ.

Rate this post

Viết một bình luận