Marketing tổng thể là gì? 5 bước lập plan Marketing tổng thể

Để doanh nghiệp có thể trở nên bền vững và hình ảnh thương hiệu được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến. Thì việc xây dựng nên một chiến lược marketing tổng thể là điều vô cùng cấp thiết. Vậy plan marketing tổng thể là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu và phân tích ngay dưới bài viết sau nhé!

Marketing tổng thể là gì?

Chiến lược marketing tổng thể (tiếng Anh: Holistic Marketing Strategy) là một chiến lược Marketing bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh. Đây được đánh giá là công cụ quan trọng góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp. Bao gồm các kênh marketing khác nhau, gồm Marketing Online và Marketing Offline (truyền thống). Doanh nghiệp cùng các phòng ban khác nhau sẽ cùng nâng cao trải nghiệm khách hàng và hình ảnh thương hiệu trên tất cả các kênh. Tạo dựng được vị trí trong tâm trí khách hàng cũng như trên thị trường.

Để có được một chiến lược marketing tổng thể thành công thì khâu tổ chức cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Phân tích, nghiên cứu được thị trường và mức độ cạnh tranh hiện tại.
  • Định hình được chân dung khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng.
  • Hiểu rõ và sâu về thông tin sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi từ nội tại của doanh nghiệp.
  • Sự liên kết giữa các bộ phận, phòng ban tuân theo mục tiêu chung của chiến lược marketing tổng thể.
  • Các hoạt động, quy trình, giao tiếp phải chặt chẽ. Hướng đến mục tiêu là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Liên tục theo dõi, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và khắc phục chiến lược kịp thời.

Marketing tổng thể là gì?Marketing tổng thể là gì?Marketing tổng thể là gì?

Các thành phần trong Marketing tổng thể là gì?

Một chiến lược marketing tổng thể đều sẽ bao gồm 4 thành phần chính. 

1. Marketing tích hợp

Còn biết tới với tên gọi là IMC cùng sự phối hợp của hoạt động truyền thông nhằm phân chia nhiệm vụ, đảm bảo rằng mỗi bộ phận đều hướng đến mục tiêu chung của kế hoạch. Các hoạt động truyền thông như quảng cáo, PR, marketing trực tiếp, marketing online,… phải xuyên suốt và đồng bộ về thông điệp truyền tải. Bất cứ một chiến dịch nào triển khai, hãy đảm bảo rằng nó được thể hiện rõ ràng và nhất quán bởi tất cả bộ phận. Điều này giúp nhận diện từ khách hàng một cách nhanh chóng và có trải nghiệm tốt hơn về sản phẩm dịch vụ.

Marketing tích hợp - IMC là gì?Marketing tích hợp - IMC là gì?Marketing tích hợp – IMC là gì?

>> Xem thêm: IMC là gì? Vai trò của truyền thông marketing tích hợp và cách lập kế hoạch IMC

2. Marketing quan hệ

Marketing quan hệ là một khía cạnh của hệ thống quản lý khách hàng. Mục tiêu chính phần này là xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền vững và lâu dài. Tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa khách hàng với doanh nghiệp. Thậm chí là về mặt cảm xúc của khách hàng về một thương hiệu. Không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, việc quan tâm đến trải nghiệm đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng được chú trọng hơn nữa.

Marketing quan hệMarketing quan hệMarketing quan hệ

3. Marketing nội bộ

Hay còn gọi là Internal Marketing. Phạm vi của marketing nội bộ tập trung vào sự phát triển của các chương trình truyền thông nội bộ. Đưa đến cho công nhân viên những thông tin, chương trình cần thiết và hữu ích. Marketing nội bộ ngày càng được các nhà quản trị quan tâm khi đây là vấn đề cốt lõi để tạo dựng một doanh nghiệp vững mạnh. Các hoạt động marketing nội bộ đảm bảo rằng nhân viên thực sự hài lòng với công việc. Tuân theo những triết lý và định hướng của tổ chức.

Sự hài lòng giữa nhân viên và nhân viên, nhân viên và doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Khi cảm thấy thỏa mãn được nhu cầu, quan hệ giữa nhân viên và khách hàng sẽ tốt hơn. Sự hài lòng của khách hàng sẽ gia tăng theo thời gian.

Internal Marketing - Marketing nội bộInternal Marketing - Marketing nội bộInternal Marketing – Marketing nội bộ

4. Marketing xã hội

Mạng xã hội hay còn gọi là Social Marketing. Thành phần cuối cùng và được nhiều quan tâm chính là có trách nhiệm với xã hội. Có thể hiểu đơn giản Marketing xã hội là hoạch định, phát triển, ứng dụng, thực hiện kế hoạch trên mục tiêu phục vụ xã hội. Không những kinh doanh sản phẩm, social marketing còn tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội và tuân thủ đạo đức. Đây được xem là một phương pháp hữu ích khi giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ bền vững với cộng đồng.

Social Marketing - Marketing mạng xã hộiSocial Marketing - Marketing mạng xã hộiSocial Marketing – Marketing mạng xã hội

Vai trò của Marketing tổng thể đối với doanh nghiệp

Với chiến lược marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn chân dung khách hàng của họ cần gì và muốn gì. Nắm được hành vi của mỗi nhóm khách hàng để đưa ra phương án thực thi phù hợp. Khi hình dung được lời giải cho bài toán này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn và chiến lược tốt hơn để tăng doanh số.

Ngoài ra, việc áp dụng chiến lược marketing tổng thể sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Việc nghiên cứu và phân bổ ngân sách vào hình thức marketing nào để phù hợp được chú trọng. Từ đó khai thác được kênh tiềm năng và trọng điểm. Giúp gia tăng doanh thu và tối ưu được ngân sách.

Vai trò của Marketing tổng thể đối với khách hàngVai trò của Marketing tổng thể đối với khách hàngVai trò của Marketing tổng thể đối với khách hàng

Kiểm soát được các hoạt động truyền thông. Biết được đâu là kênh hiệu quả và không hiệu quả. Việc lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả, tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Và đương nhiên, khi xây dựng một chiến lược marketing tổng thể đúng hướng, rõ ràng, cụ thể chắc chắn sẽ phát triển vững bền. Điều này không những phát triển toàn diện về hình ảnh, tên tuổi của thương hiệu mà định vị trong lòng khách hàng cũng tốt hơn.

>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing Mix

Plan Marketing tổng thể là gì?

Đây là bản kế hoạch tiếp thị tổng thể được xây dựng một cách chi tiết để triển khai cho dự án truyền thông của công ty. Dựa trên nhu cầu phát triển và thực trạng thực tế của doanh nghiệp tại giai đoạn sắp tới. Mỗi dự án sẽ có một plan marketing tổng thể riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty trong thời gian nhất định. Thường sẽ tầm 1 – 3 tháng cho kế hoạch ngắn hạn, 6 – 12 tháng cho kế hoạch dài hạn.

Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể

Chiến dịch Marketing tổng thể sẽ giúp bạn định vị được thị trường tiềm năng, xác định được chân dung khách hàng phù hợp,.. Từ đó triển khai các công việc cụ thể mang lại hiệu quả về chi phí, doanh thu.

Tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng tiềm năng

Thông qua những chiến lược marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ biết được mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Đồng thời còn có thể nắm được sự khác biệt trong hành vi mua hàng của từng phân khúc khách hàng.

Khi hiểu rõ được những yếu tố quyết định tới hành vi mua hàng. Thì doanh nghiệp có thể đưa ra được phương án truyền thông. Để có thể tiếp cận hiệu quả cao và gia tăng doanh số bán hàng.

Phát triển các hoạt động truyền thông

Khi tiến hành plan marketing tổng thể, bạn sẽ biết được đâu là kênh tiếp thị hiệu quả và kênh nào không đem lại hiệu quả. Khi chọn kênh Marketing phù hợp sẽ quyết định hướng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Do đó, bạn cần tìm hướng phát triển phù hợp và kết hợp đa dạng kênh Marketing. Như vậy thì doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.

Lợi ích của Marketing tổng thể đối với doanh nghiệpLợi ích của Marketing tổng thể đối với doanh nghiệpLợi ích của Marketing tổng thể đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí và mang lại doanh thu cao

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và mang đến doanh thu cho doanh nghiệp đóng cũng là lợi ích to lớn mà marketing tổng thể mang lại. Những chiến dịch marketing tổng thể phù hợp với những doanh nghiệp đang chưa biết phải đầu tư chi phí vào loại hình marketing nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Đánh giá, bài trừ các loại marketing không còn hợp với sự phát triển và định hưởng của doanh nghiệp. Từ đó chi phí của doanh nghiệp sẽ được đầu tư vào những chiến lược marketing tối ưu hơn từ đó đẩy mạnh danh tiếng thương hiệu, doanh thu tăng trưởng hơn.

Lan tỏa hình ảnh thương hiệu

Khi xây dựng được plan marketing rõ ràng và đúng hướng. Thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững. Hơn hết, bạn còn có thể định vị được thương hiệu, tạo sức lan tỏa để nhiều khách hàng biết tới hơn.

>> Xem thêm: Brand Marketing là gì? 5 modules chính của Brand

Quy trình các bước lập plan Marketing tổng thể

Sau đây là quy trình cách bước lập kế hoạch Marketing tổng thể dành cho doanh nghiệp:

Bước 1: Phân bổ và xác định ngân sách

Mỗi sản phẩm dịch vụ đều có thị trường và nhóm khách hàng riêng biệt. Do đó việc xác định ngân sách và phân bổ phù hợp là cực kỳ quan trọng. Việc dành ngân sách cho chiến lược marketing tổng thể không cần quá lớn nhưng phải phù hợp. Tuy nhiên việc phát triển không phải là ngày một ngày hai. Cân nhắc ngân sách sử dụng cho đường dài, có những chiến dịch phù hợp là cực kỳ quan trọng.

Bước 1: Phân bổ và xác định ngân sáchBước 1: Phân bổ và xác định ngân sáchBước 1: Phân bổ và xác định ngân sách

Bước 2: Xác định thị trường

Trước khi bắt tay vào thực hiện các hạng mục trong chiến lược marketing tổng thể, đương nhiên, doanh nghiệp phải biết và hiểu chính mình. Hiểu về sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp, điều này giúp khách hàng xác định thị trường mục tiêu. Từ đó phác họa được chân dung khách hàng tiềm năng và chiến lược phù hợp.

Ngoài ra việc xác định thị trường còn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn biết được vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ. Giúp doanh nghiệp có những phương án phù hợp và ứng phó kịp thời.

Nhiều doanh nghiệp bỏ qua bước này, tuy nhiên đây có thể xem là mấu chốt để doanh nghiệp xác định được hướng triển khai đúng đắn và hiệu quả.

Xác định thị trườngXác định thị trườngBước 2: Xác định thị trường

>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Cách để xác định thị trường mục tiêu

Bước 3: Xác định rõ mục tiêu thực hiện

Bất kỳ việc nào khi làm cũng đều cần mục tiêu. Lập kế hoạch marketing tổng thể cũng như vậy. Xác định rõ mục tiêu thực hiện ngay ban đầu giúp doanh nghiệp định hình được hướng đi đúng đắn. Sẽ có những mục tiêu khác nhau cho từng giai đoạn, bạn cần xác định và đặt con số chính xác mà mình mong muốn. Nên nhớ rằng, càng rõ ràng sẽ càng dễ theo dõi.

Xác định mục tiêu thực hiệnXác định mục tiêu thực hiệnBước 3: Xác định mục tiêu thực hiện

Bước 4: Xây dựng kế hoạch marketing tổng thể chi tiết

Mỗi lĩnh vực sẽ có những đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó dẫn đến hành vi tiêu dùng cũng sẽ khác nhau. Vẽ ra được chân dung khách hàng càng rõ, bạn sẽ biết được những phương án tiếp thị phù hợp.

Tiếp theo, chia nhỏ thời gian thực thi. Điều này giúp doanh nghiệp dễ quản lý và theo dõi tiến độ. Mỗi giai đoạn thực thi cần có thông điệp truyền tải phù hợp. Không nên có thông điệp quá chung chung sẽ làm khách hàng xao nhãng. Nên nhớ vẫn bám theo mục tiêu đã đặt ra để có thông điệp phù hợp.

Bước cuối cùng chính là xác định kênh triển khai phù hợp với chân dung khách hàng đã được vẽ. Thông điệp được chọn lọc sẽ thể hiện trên các kênh này. Một số kênh quen thuộc báo điện tử, website giải trí,… Hay không thể thiếu là mạng quảng cáo tìm kiếm của Google, Youtube, mạng xã hội Facebook. Email marketing cũng là một gửi thông điệp và đánh giá là hiệu quả.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch marketing tổng thể chi tiếtBước 4: Xây dựng kế hoạch marketing tổng thể chi tiếtBước 4: Xây dựng kế hoạch marketing tổng thể chi tiết

>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng. Quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Bước 5: Triển khai và theo dõi kế hoạch marketing tổng thể

Sau khi được phê duyệt, đương nhiên sẽ tới bước thực thi và theo dõi. Nên nhớ rằng luôn phải bám theo thời gian, tiến độ như trong kế hoạch. 

Công việc đưa đến các phòng ban có liên quan phải rõ ràng, cụ thể. Cần có sự giám sát, theo dõi triển khai một cách chặt chẽ. Điều này giúp bạn biết rằng kế hoạch có theo mục tiêu mà mình đã xác định trước đó. Có phương án xử lý và điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

Bước 5: Triển khai và theo dõi kế hoạch marketing tổng thểBước 5: Triển khai và theo dõi kế hoạch marketing tổng thểBước 5: Triển khai và theo dõi kế hoạch marketing tổng thể

Bước 6: So sánh, đo lường và đánh giá hiệu quả

Sau khi kế hoạch được thực thi, việc đánh giá về mức độ hiệu quả của chiến dịch là không thể thiếu. So sánh với những ước tính trong kế hoạch. Đối chiếu với số liệu từng chiến dịch với các phòng ban liên quan. Đưa ra báo cáo tổng hợp để rút ra được những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục để có chiến lược marketing tổng thể tốt hơn vào lần sau.

Bước 6: So sánh, đo lường và đánh giá hiệu quảBước 6: So sánh, đo lường và đánh giá hiệu quảBước 6: So sánh, đo lường và đánh giá hiệu quả

Ví dụ về Marketing tổng thể

Tại Việt Nam, thương hiệu đồ uống The Coffee House đã thực hiện khá tốt chiến lược marketing tổng thể. Từ những ngày đầu, thương hiệu đã hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu là “Ngôi nhà”. Bởi ngay trong chính cái tên “The Coffee House” (có nghĩa là Nhà cà phê) đã thể hiện rõ được định hướng của doanh nghiệp. The Coffee House không chỉ tiếp thị sản phẩm mà còn tiếp thị về không gian và con người của doanh nghiệp.

Với The Coffee House, “Khách hàng là thượng đế” là slogan gắn liền với thương hiệu. Chiến lược marketing tổng thể của The Coffee House đã vô cùng thành công và tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Chỉ trong 8 năm, The Coffee House đã phủ sóng với 200 cửa hàng lớn, nhỏ trên toàn quốc và  hơn 40.000 khách hàng mỗi ngày.

Chiến lược Marketing tổng thể của The Coffee House vô cùng thành công và tăng trưởng mạnh mẽChiến lược Marketing tổng thể của The Coffee House vô cùng thành công và tăng trưởng mạnh mẽChiến lược Marketing tổng thể của The Coffee House vô cùng thành công và tăng trưởng mạnh mẽ

Lời kết

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin về marketing tổng thể mà Vietnix muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết đã giúp ích được cho các doanh nghiệp đang có mong muốn tăng doanh thu. Cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu đến những khách hàng tiềm năng của mình nhé!

Rate this post

Viết một bình luận