Nhiệm vụ khoa học được nghiệm thu – Cổng TTĐT Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Kết quả chính của đề tài

* Về khoa học:
Hiện trạng khai thác cá bắp nẻ xanh ở Khánh Hòa
 Vùng khai cá bắp nẻ ở vịnh Nha Trang là các đảo nằm ngoài rìa của khu bao tồn hòn Mun. Ở khu vực Trường Sa, cá được khai thác ở các đảo có rạn san hô phân bố như  Đá Đông, Đá Lát, Đá Nam, Đá Núi Le, Đá Núi Thị, đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ.  Cá bắp nẻ xanh chủ yếu được khai thác từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm,  thời gian đánh bắt chính là tháng 4 đến tháng 8. Cá được khai thác bằng các ghe lặn có công suất từ 20 CV- 30 CV (vịnh Nha Trang) và 45-90 CV (khu vực Trường Sa). Cá được đánh bắt ở mọi kích thước bắt gặp, trung bình từ 160 – 200 mm. Sản lượng khai thác trung bình khoảng 1025 cá thể/năm trong đó, khu vực Trường Sa chiếm khoảng 80% sản lượng khai thác. Ở tỉnh Khánh Hòa có 06 cơ sở chuyên kinh doanh, phân phối sinh vật cảnh. Cá cảnh biển được tiêu thụ ở thành phố HCM và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Đức, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Úc,  Áo, Israel, Đan Mạch, Ba Lan, Hungarry, Ý, Romania.

Đánh giá khả năng sinh sản nhân tạo cá bắp nẻ xanh
Tỷ lệ đực cái của cá bắp nẻ xanh ở vùng biển Khánh Hòa là 1:1; Buồng trứng và tinh sào trải qua 5 giai đoạn phát triển. Kích thước thành thục lần đầu là 149,2 mm. Cá bắp nẻ xanh là loài đẻ quanh năm. Mùa sinh sản tập trung của cá bắp nẻ xanh ở vùng biển Khánh Hòa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của là 9.983 ± 6.026 trứng/cá cái (1.527 – 20.618 trứng/cá cái). Sức sinh sản tương đối trung bình của cá bắp nẻ xanh ở vùng biển Khánh Hòa là 67 ± 19 trứng/g cá cái
 Thức ăn bao gồm tim bò, gan bò, sò điệp, tôm, tảo spirulina, lòng đỏ trứng gà và cải bó xôi cho hiệu quả thành thục cao nhất ở cá bắp nẻ xanh trong điều kiện nuôi nhốt. Việc sử dụng kích dục tố chưa đem lại lại hiệu quả sinh sản ở cá bắp nẻ xanh.
 Các phân tích về cơ sở sinh học cho sinh sản nhân tạo, khả năng lưu giữ và nuôi thành thục cá bố mẹ, khả năng kích thích sinh sản, khả năng ương nuôi ấu trùng dựa trên các thông tin tổng quan đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, cá bắp nẽ xanh có thể cho sinh sản nhân tạo.

Các giải pháp khai thác hợp lý và phát triển nguồn lợi cá bắp nẻ xanh ở Khánh Hòa
Tăng cường hiệu quả của quản lý khai thác và hoạt động của các khu bảo tồn là những giải pháp cơ bản để bảo tồn nguồn lợi cá bắp nẻ xanh ở Khánh Hòa
Nghiên cứu hoàn thiện qui trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm kết hợp với áp dụng triệt để các giải pháp bảo tồn là những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lợi cá bắp nẻ xanh ở Khánh Hòa.

* Về ứng dụng:
Các giải pháp khai thác hợp lý và phát triển nguồn lợi của cá bắp nẻ xanh là cơ sở khoa học cho chi cục quản lý nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa xây dựng các văn bản pháp lý trong việc quản lý nguồn lợi cá bắp nẻ xanh.
Đánh giá về khả năng sinh sản nhân tạo cá bắp nẻ xanh là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về sinh sản nhân tạo, chủ động cá thương phẩm cung cấp cho thị trường và giảm áp lực khai thác tự nhiên.

Một số hình ảnh của đề tài:

hmsang1

hmsang2

hmsang3

 

Rate this post

Viết một bình luận