Những tác hại của sách self-help mà không ai nói với bạn – BlogAnChoi

Sách self-help, một cụm từ không còn quá xa lạ hiện nay. Không thể phủ nhận rằng, thể loại self-help đem lại những lợi ích nhất định cho độc giả. Tuy nhiên, sách self help đang được “thần thánh hóa”, chính điều này đã và đang dần phơi bày tác hại của của thể loại sách này. Đến với bài viết này, BlogAnChoi xin được phép bàn về tác hại của sách self-help.

Sách self-help là gì?

Sách self-help (hay còn được gọi là sách tự lực hay sách tự trợ) là thể loại sách nhằm mục đích giúp người đọc giải quyết những vấn đề cá nhân như công việc, tình cảm, tính cách…

Điểm chung của thể loại sách này là kể về những câu chuyện của chính tác giả, sau đó đưa ra những “mẹo” và khiến người đọc tin rằng đây là lối tắt để đem đến thành công.

Sơ lược về ngành công nghiệp Self-help

Xuyên suốt lịch sử của mình, từ tác phẩm đầu tiên cho đến những đầu sách self-help ngày này, ngành công nghiệp self-help luôn tận dụng tốt bối cảnh xã hội và biết đánh vào tâm lý độc giả

Cuốn “Self-help” ( Tên Tiếng việt: Tinh thần tự lực) của nhà văn Samuel Smiles được xuất bản năm 1859 được xem là một trong những tác phẩm được ra đời sớm nhất và thành công nhất thuộc thể loại self-help. Tên của dạng sách self-help cũng được lấy từ tựa sách này.

Tinh thần tự lực Samuel Smiles

Vào thế kỉ 19, chế độ nô lệ sụp đổ, chủ nghĩa tư bản thương mại tự do, phụ nữ đấu tranh giành được quyền bầu cử, bất chấp sự chênh lệch về kinh tế giữa giai cấp, thế giới trở nên cởi mở hơn với những cá nhân khao khát cải thiện bản thân. Chính hoàn cảnh lịch sử-xã hội này đã tạo điều kiện cho “Self-help” của Samuel Smiles ngày càng thành công. Trước khi ông qua đời vào năm 1904, “Self-help” đã bán ra được khoảng 250,000 bản.

Khi cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới dễn ra năm 2009, ngành công nghiệp self-help một lần nữa chớp lấy thời cơ, cuốn “Suy nghĩ và làm giàu” của Napoleon Hill đưa ra 13 phương pháp giúp tăng thu nhập. Ông còn khẳng định rằng, khát khao, niềm tin và sự bền bỉ sẽ mang lại thành công về tài chính.

Nghĩ giàu làm giàu Napoleon Hills

Đắc nhân tâm của của Dale Carnegie giúp người đọc học được cách đối nhân xử thế ngay cả ở trong gia đình hay trong môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt. Cho đến nay, “Suy nghĩ làm giàu” và “ Đắc nhân tâm” vẫn luôn nằm trong danh sách sách self-help bán chạy nhất.

Đắc nhân tâm (Nguồn: Internet)

Mặt tối của self-help

1.Sách self-help khiến con người ta trở nên mất kiên nhẫn, muốn nhanh chóng đạt được thành công

Như đã đề cập trước đó, điểm chung của sách self-help là đưa ra một vài mẹo nhỏ nhằm đạt được điều gì đó mà không đề cập đến cái gọi là “quá trình”– thứ quan trọng nhất. Sách self-help rót vào đầu độc giả tư duy nóng vội, chúng đốt cháy mọi nỗ lực chỉ bằng vài câu chữ mà chỉ tốn ít giây lướt đọc. Ví dụ:

“Làm sao để đạt điểm cao tất cả các môn?

  • Chọn phương pháp học phù hợp
  • Tập trung cao độ
  • Học cách ghi chép
  • Giữ cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập”

2. Sách self-help khiến con người trở nên tự ti

Mù quáng làm theo lời khuyên trong sách self-help mà chưa bao giờ dừng lại để suy ngẫm: “Liệu cách này có phù hợp với mình không?”. Chính vì quá cứng nhắc, có nhiều trường hợp vì làm theo sách self-help mà “thất bại thảm hại”. Những thất bại đó dần dần tạo nên tâm lí tự ti “Tại sao cùng một phương cách, người khác thành công, tôi lại thất bại?” ,“Tại sao tôi đã thử đi thử lại những vẫn không làm được?”, “Có phải là tôi thực sự kém cỏi?”

Có một sự thật, muốn từng câu từng chứ trong sách self-help thực sự phát huy tác dụng, điều đầu tiên mà bạn phải làm là: chấp nhận bản thân. Chấp nhận bản thân mắc sai lầm, có khuyết điểm. Bạn hãy kiên trì để rút kinh nghiệm cho những lần thử sau.

3. Sách self-help khiến người đọc “ảo tưởng”

Đã bao giờ bạn đọc được những câu chuyện như thế này trong sách self help: “Anh X, xuất thân từ gia đình nghèo khó, giành học bổng du học x tỷ đồng nhờ chăm chỉ làm việc, chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày” hay “Cuốn sách xxx đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?”

Không thể phủ nhận rằng, sách self-help vẫn có những lợi ích tuyệt vời, những lời khuyên trong self-help không hề sai, thậmk chí là rất đúng bởi vì chúng đã được kiểm chứng bằng những nhân chứng sống là những người rất thành công- chính tác giả.

Tuy nhiên, hiệu ứng “người thật, việc thật” nên đã tạo ra niềm tin cho người đọc là chỉ cần làm theo những gì sách viết, thành công sẽ đến. Nực cười hơn là, thay vì đứng lên và hành động, nhiều người chỉ đọc thật nhiều sách self-help rồi sống trong sự ảo tưởng của thành công.

“Chúa giúp đỡ ai biết tự giúp chính mình” –Samuel Smiles

Chính cha đẻ của cuốn self-help đầu tiên cũng khẳng định rằng chính bản thân phải tự lực mới đem lại thành công đích thực. Hãy thoát khỏi ngôn từ “đường mật” trên trang sách, đặt bút viết một kế hoạch thật chi tiết và bắt tay vào hành động thực sự.

Đừng quá “tôn sùng” mà hãy giữ một cái đầu lạnh khi đọc sách self-help, mọi lời khuyên chỉ mang tính tham khảo. Trước khi thực hành lời khuyên nào đó, hãy xem xét nó có phù hợp với mình hay không

Cuối cùng, hãy luôn kiên trì, dũng cảm thử và dám chấp nhận sai lầm, có như vậy bạn mới có thể hiện thức hóa giấc mơ của mình!

Rate this post

Viết một bình luận