Phép im lặng là gì?

Trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta bắt gặp những tình huống “bỏ trống phát ngôn”, tức là người nói tự nhiên im lặng. Đối với một cuộc hội thoại bình thừng có sự cân đối nhịp nhàng giữa lời người nói và lời người đáp thì hiện tượng này là một trong những hiện tượng góp phần “phá bỏ” quy tắc hội thoại.

Theo quan điểm giao tiếp, sự im lặng của người phát ngôn ở chỗ này cũng trở thành một hành vi, một ý đồ có chủ ý, nói khác đi nó ẩn chứa một thái độ của nhân vật giao tiếp. Với ý nghĩa đó, sự im lặng cũng có một giá trị thích đáng. Trong văn học, phép im lặng cũng là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được các nhà văn, nhà thơ áp dụng.

Vậy Phép im lặng là gì? Hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Phép im lặng là gì?

Phép lặng (còn gọi là ẩn ngữ hay tỉnh lược) là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống để người nghe (người đọc) suy ra mà tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời.

Có những lúc người nói “không tiện nói”, không phải vì muốn giấu những suy nghĩ của mình mà muốn để cho người nghe tự đoán lấy, hiểu lấy. Đó là một dụng ý tu từ trong diễn đạt.

Ví dụ:

Nguyễn Du đã tinh thế làm sao khi diễn ta tâm trạng của nàng Kiều lúc gặp Kim Trọng “Tình trong như đã… mặt ngoài còn e…” (Truyện Kiều). Chỗ ngừng này quả thực ai cũng có thể nhận cảm, vì thế nếu “tường minh” bằng ngôn từ thì vụng về và đơn giản biết bao.

Nhà thơ Tố Hữu cũng đã lặng ngắt khi nghe tin Lượm mất:

Chợt nghe tin nhà…

Ra thế…

Lượm ơi!

(Lượm)

Quãng lặng đã ẩn chứa sự đột ngột và xúc cảm đau đớn của tác giả. Nếu như không có quãng lặng này thì hiệu quả nghệ thuật của những câu thơ này sẽ “giảm thiểu” biết mấy.

Tất nhiên, xem xét những trường hợp im lặng không vì thế mà chúng ta nhầm lẫn với kiểu im lặng “ngẫu nhiên”, tức là im lặng là do lúng túng, cảm động mà không nói nên lời, kiểu như: “Anh… anh chỉ là một thằng khốn nạn” (Nam Cao).

Các dấu hiệu nhận biết phép im lặng

Trong văn học, sự im lặng của nhân vật sẽ được nhận diện qua các dấu hiệu sau:

– Nếu sự im lặng diễn ra giữa cuộc hội thoại thì im lặng được nhận diện bằng dấu cha chấm “…”.

Ví dụ:

“Anh có điều gì làm cho em không bằng lòng nào, hả em, con chim của anh?

…!

Hay là anh đã không “ngoan”? Em nói đi, anh sẽ ngoan” ngay mà!

…!”

(“Sắm vai”, Nguyễn Minh Châu)

– Nếu sự im lặng xảy ra ở cuối cuộc thoại tức là kết thúc cuộc thoại thì nó được thể hiện bằng từ ngữ chỉ dẫn của tác giả.

Ví dụ:

“Rồi chị bảo thằng cu Bé:

Bé lại đây, bu cho ăn.

Thằng cu ngồi xổm bên mẹ, hấc mặt lên, há hốc mồm ra như con chim non đợi mẹ móm mồi. Một miếng vào mồm, nó đã vội nuốt thỏm đi, khen “ngọt quá”. Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã ọe một cái, mũi đỏ lên, nước mắt ứa ra giàn giụa.

Sao thế?

Nó chỉ hụ hị nhìn mẹ mà không nói, cũng không chịu há mồm ăn nữa.”

(“Nghèo”, Nam Cao)

– Hoặc người đọc sẽ nhận thấy cuộc hội thoại đang dở dang mà đoạn văn bản sau đó chuyển hẳn sang nội dung khác.

Ví dụ:

“Sáng hôm nay đang ngồi viết với nhau, chẳng biết cái ý nghĩ lan man nào đã xui anh Sen đột ngột bảo tôi:

Này! Anh Tri ạ, cái mặt anh trông thế nào ấy. Quả thực tôi không chơi được!

Tôi ngẩng đầu lên. Anh đang cười mủm mỉm nhìn tôi. Tôi cười gượng. Và tự nhiên tôi buồn. Tôi nhớ đến cái lần đầu tiên tôi được gặp anh Đa…”

(“Cái mặt không chơi được”, Nam Cao)

Trên đây là những căn cứ để xác định những trường hợp sử dụng phép im lặng trong văn học.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Phép im lặng là gì?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Rate this post

Viết một bình luận